Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
- Nhận biết nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
* Hoạt động 2:
- Hiểu được sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện theo khuynh hướng hiện thực.
* Hoạt động 2:
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
1.3. Thái độ:
khi nước mắt không ra thành nụ cười méo xệch. * Qua hai mối quan hệ em nhận xét gì về lão Hạc? _ Con người không chỉ cảm thấy có lỗi với con người mà còn cả sự vằn vặt đối với con vật. => Tột cùng của vẻ đẹp nhân tính. (Hết tiết 1) HĐ2: (tt) 30' * Một con người hiền lương, nhân hậu, giàu lòng tự trong như thế mà phải chịu một cái chết đau đớn. * Nam Cao tả cái chết của Lão Hạc như thế nào? _ HS tìm các chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc. _ Cái chết của Lão thật dữ dội và kinh hoàng. Lão chết trong đau đớn, vật vã, cùng cực về thể xác nhưng thanh thản về tâm hồn. * Tại sao Lão Hạc lại chọn cái chết như vậy? _ Vì lão không muốn ăn vào tiền dàng dụm cho con. _ Không muốn làm phiền hàng xóm vốn cũng nghèo. _ Không muốn dấn thân vào việc xấu. _ Chết là sự giải thoát cho lão và cho tương lai của đứa con. * Em có suy nghĩ gì về tình cảm và tính cách của lão Hạc qua những điều lão thu xếp, nhờ cậy ông giáo? _ Tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình, lòng tự trọng đáng kính. (Âm thầm chuẩn bị cho cái chết) * Em có suy nghĩ gì cái chết của lão Hạc? _ Bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắt, thương con và giàu lòng tự trọng. _ Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nữa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng. * Qua đó em thấy đuợc nhân cách gì của lão Hạc? _ Nhân cách cao thượng của Lão Hạc. * Ông Giáo được giới thiệu như thế nào? _ Ông giáo là 1 trí thức nghèo ở nông thôn và là người láng giềng tốt bụng của lão Hạc. Giáo viên gọi học sinh dọc đoạn văn: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta ..... mỗi ngày thật thêm đáng buồn...” và đọc tiếp đoạn: không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác. * Tại sao ông Giáo lại suy nghĩ như vậy? _ Ông Giáo rút ra triết lí về nỗi buồn trước cuộc đời và con người : + “Chưa hẳn đáng buồn” vì danh dự và tư cách của Lão Hạc. + Nhưng lại “đáng buồn theo nghĩa khác” người tốt như Lão Hạc cuối cùng phải tìm đến cái chết. * Nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm? _ Chọn ngôi kể hợp lý, kể chuyện linh hoạt, nhiều giọng điệu, khắc hoạ nhân vật tài tình, ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh, gợi cảm. Giáo viên: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. I. Đọc – tìm hiểu chú thích: 1. Tác giả, tác phẩm: _ Nam Cao (1917 – 1951) _ Lão Hạc là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân. 2. Đọc, chú thích: II. Phân tích: 1. Nhân vật lão Hạc: a. Lão Hạc với con trai: _ Sống triền miên trong nỗi hối hận vì không làm tròn bổn phận làm cha. _ Chết để khỏi tiêu vào tiền của con. => Tình yêu thương con vô bờ bến, hy sinh vì con. b. Lão Hạc với con Vàng: _ Đối xử với con chó như đứa cháu nội qua hình bóng người con. _ Ân hận khi bán con Vàng. => Lão Hạc hiền lành, nhân hậu, giàu tình yêu thương. c. Cái chết của Lão Hạc: _ Cái chết của Lão thật đau đớn, và thảm thương. _ Vì lão muốn để dành tiền cho con trai. _ Chết là sự giải thoát cho lão và cho tương lai của đứa con. _ Nhân cách cao thượng, giàu lòng yêu thương. 2. Nhân vật Ông Giáo: _ Là một trí thức nghèo ở nông thôn và là người láng giềng tốt bụng của lão Hạc. _ Cảm thông với nỗi khổ của người khác. * Ghi Nhớ: (SGK/48) 4.4. Tổng kết: Câu 1: Tình cảm của lão Hạc đối với con trai và cậu Vàng? Trả lời: _ Tình yêu đầy mẫu tính vô bờ bến với đứa con. _ Đối xử với con chó như đứa cháu nội qua hình bóng người con. _ Con người không chỉ cảm thấy có lỗi với con người mà còn cả sự vằn vặt đối với con vật. => Tột cùng của vẻ đẹp nhân tính. Câu 2: * Thảo luận bàn: Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ? _ HS trình bày, GV cùng nhận xét. (Cuộc sống nghèo khổ, cái đói đeo đẳng, bị áp bức bóc lột, bần cùng không lối thoát, nhưng dù thế nào họ vẫn giữ được phẩm chất trong sạch, thanh cao, giàu lòng tự trọng, yêu thương…) 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với tiết học này: _ Đọc văn bản, tập kể tóm tắt. Học nội dung phân tích. _ Hoàn thành câu7/48 2. Đối với tiết học sau: Chuẩn bị bài “Cô bé bán diêm”. + Đọc văn bản, tập kể lại câu chuyện, trả lời câu hỏi trong VBT, SGK 5. Phụ lục: Tuần: 4 Tiết:15 Bài: 4 Ngày dạy:…… TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: - Hiểu được đặc điểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 2: - Rèn luyện kỹ năng nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả. - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết. 1.3. Thái độ: - Ra quyết định: Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp. 2. Nội dung học tập: - Đặc điểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh. - Luyện tập 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: bảng phụ ghi một số ví dụ về câu có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh. 3.2 Học sinh: đọc ví dụ, trả lời câu hỏi trong SGK, VBT 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Trường từ vựng là gì? (3đ) 1. Trường tự vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Câu 2: Tác dụng của trường từ vựng? (3đ) 2. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “trường học”? (4đ) 3. HS trả lời – GV cùng nhận xét. Ví dụ: cổng trường, học sinh, giáo viên,… 4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (15') * GV yêu cầu học sinh đọc mục I * Trong các từ in đậm từ nào gợi hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người? _ Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ: móm mém, xồng xộc, vât vả, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc... (Từ tượng hình) _ Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người: hu hu, ư ử… (Từ tượng thanh) * Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, những từ mô phỏng âm thanh có tác dụng gì ? _ Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm. * Các từ tuợng hình và từ tượng thanh thường được sử dụng trong văn bản nào? _Trong văn bản miêu tả và tự sự. * Em hãy tìm thêm một số ví dụ về từ tượng hình và tượng thanh. _ Từ tượng thanh: ầm ầm, đùng đùng... _ Từ tượng hình: Lom khom, trùng trùng điệp điệp ... * Bài tập nhanh: Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn văn sau: “Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. * Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ. HĐ2: (20') * Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1. _ Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo. _ Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp, nham nhảm. Bài tập 2: (GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Tiếp sức") _ GV cùng nhận xét _ Ví dụ: Lom khom, dò dẫm, liêu xiêu, khật khưỡng, lò dò. Bài tập 3: - Cười ha hả: To, sảng khoái, đắc ý. - Cười hì hì: Vừa phải, thích thú, hồn nhiên. - Cười hô hố: To, vô ý. - Cười hơ hớ: To, không che đậy, giữ gìn. * GV hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 4,5/50. I. Đặc điểm và công dụng: 1. Đặc điểm: _ Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. _ Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người 2. Công dụng: Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. * Ghi nhớ: (SGK/49) II. Luyện tập: Bài tập 1: Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh. Bài tập 2: Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người Bài tập 3: Phân biệt các từ tượng thanh tả tiếng cuời 4.4 Tổng kết: Câu 1: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Trả lời: _ Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. _ Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Câu 2: Tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh? Trả lời: _ Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với tiết học này: _ Về nhà học bài, làm bài tập 4,5/50. _ Tìm một số bài thơ có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh. 2. Đối với tiết học sau: Soạn bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”. + Thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội? + Khi sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? + Tìm ví dụ về từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội mà em biết. 5. Phụ lục: Tuần: 4 Tiết:16 Bài: 4 Ngày dạy:…… LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: - Hiểu được tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản. * Hoạt động 2: - Biết được sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn văn (từ liên kết và câu nối). 1. 2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: - Nhận biết tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản. * Hoạt động 2,3: - Sử dụng các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản. 1.3. Thái độ: Có ý thức diễn đạt rõ ý, mạch lạc thể hiện đúng chủ đề trong nói, viết. 2. Nội dung học tập: - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn - Sử dụng các phương tiện liện kết để tạo kiên kết hình thức và liên kết nội dung giữa các đoạn trong văn bản. - Luyện tập 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: bảng phụ ghi ví dụ trong SGK/50 3.2 Học sinh: trả lời câu hỏi trong SGK, VBT 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Thế nào là đoạn văn? Dấu hiệu nội dung và hình thức để xác định đoạn văn? (6đ) Trả lời: 1. Đơn vị trực tiếp tạo văn bản. _ Về hình thức: Viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng. _ Về nội dung: Thường diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Câu 2: Từ ngữ chủ đề là gì?(2đ) Trả lời: 2. Là từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn. Câu 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị nội dung gì
File đính kèm:
- Tuan 4 2014.doc