Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18, tiết 55

I – Mục tiêu

– Giúp HS nhận thức bước đầu về những tác phẩm viết về địa phương qua tác phẩm, tác giả tiêu biểu;

– Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học;

– Hình thành ý thức yêu quí, tự hào về quê hương, văn học ở địa phương.

II – Chuẩn bị

– GV: SGK+giáo án

– HS: SGK+chuẩn bị bài

III – Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp: KTSS + trật tự

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra phần thực hành luyện tập của bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

3. Hướng dẫn học bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18, tiết 55, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2013
Tuần: 14, tiết: 55
Bài:
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: VĂN HỌC
I – Mục tiêu
Giúp HS nhận thức bước đầu về những tác phẩm viết về địa phương qua tác phẩm, tác giả tiêu biểu;
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học;
Hình thành ý thức yêu quí, tự hào về quê hương, văn học ở địa phương.
II – Chuẩn bị
GV: SGK+giáo án
HS: SGK+chuẩn bị bài
III – Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp: KTSS + trật tự
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra phần thực hành luyện tập của bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Hướng dẫn học bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về lịch sử, văn hoá
 ở Bạc Liêu, về Trọng Nguyễn
I – Bạc Liêu và Trọng Nguyễn
 1. Bạc Liêu, lịch sử và văn hoá
- Có truyền thống đấu tranh chống bất khuất, kiên cường chống áp bức, bất công, giặc ngoại xâm;
- Đa dân tộc"Đa VH;
- Con người kiên cường nhưng cũng rất nghệ sĩ; đất anh hùng nhưng cũng rất nghệ thuật.
 2. Trọng Nguyễn, người vinh danh vọng cổ
- Trọng Nguyễn (1938), tên thật: Nguyễn Phú Xuân, con thứ tám trong một gia đình nông dân nghèo, nguyên quán: Đầm Dơi_Cà Mau (hiện nay);
- Tham gia chiến đấu, hoạt động nghệ thuật từ những năm 1960, nguyên UVBCH Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Chủ tịch hội Hội VH-NT tỉnh Bạc Liêu,…;
- Sáng tác từ trước năm 1975, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, có nhiều tác phẩm tiêu biểu: Giọt máu oan cừu, Rừng thần (cải lương), Bạc Liêu ngày ấy, Bên sông Vàm Cỏ, Cánh đồng năng, Chợ Mới, Giọt sữa cuối cùng, Quê anh quê em, Ơn Đảng,..., trong đó, có nhiều tác phẩm lấy nguồn cảm hứng từ đất và người Bạc Liêu;
- Vọng cổ đưa Trọng Nguyễn đến với nhân dân nhưng Trọng Nguyễn chính là người vinh danh xứng đáng cho vọng cổ.
* Thuyết giảng, trao đổi về lịch sử, văn hoá ở Bạc Liêu: lịch sử đấu tranh, ý nghĩa của địa danh Bạc Liêu, về ca dao, nói thơ Bạc Liêu, Dạ cổ hoài lang...
* Thuyết giảng về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác và cống hiến nghệ thuật của Trọng Nguyễn đối với quê hương Bạc Liêu
- Theo dõi, ghi bài
- Theo dõi, ghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác phẩm Cánh đồng năng
II – Tìm hiểu tác phẩm Cánh đồng năng
 1.Tìm hiểu chung
- Đọc
- Xuất xứ: Trích từ Giọt sữa cuối cùng, tuyển tập những bài vọng cổ được nhiều người yêu thích(2004)
- Đề tài: có tính cách mạng: Mẹ VNAH, quê hương Bạc Liêu
- Chủ đề: Thông qua tác phẩm, tác giả đã ngợi ca, tôn vinh sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của những người mẹ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
 2. Phân tích
a. Hình tượng người mẹ anh hùng
- Tiễn người con trai duy nhất lên đường chiến đấu"sự hi sinh thầm lặng mà cao cả"tinh thần yêu nước của mẹ
- Mẹ dồn nén tình cảm vì yêu nước, tin tưởng con sẽ lại về với mẹ con sẽ về: như một tất yếu của thuỷ triều sông Hoà Thạnh"sự hi sinh thầm lặng mà cao cả"tinh thần yêu nước của mẹ
- Mẹ không thể tin được con mẹ đã hi sinh, nghẹn ngào đến không biểu hiện được: “Nhận chiếc ba lô nước mắt mẹ không còn” "sự đau đơn đớn đến tột cùng của một người mẹ
- Con là tất cả với mẹ, không gì có thể thay thế con."tình thương bao la của mẹ
"Phẩm chất cao quí của người VN
" Hình tượng trở nên điển hình
b. Nghệ thuật
- Từ ngữ giàu hình ảnh: “Con về đây thăm mẹ/Giữa mùa me thay lá non tơ/Cánh đồng năng con cò trắng bơ vơ/Đang kiên nhẫn vượt đường xa về tổ” "me thay lá, cánh đồng năng, con cò trắng- - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: “Bao niềm riêng theo về. Gió đang giao mùa. Trời thu nắng lùa, xô nỗi buồn, kéo nghiêng bóng chiều.” "nhân hoá: niềm riêng, nắng cũng hành động: “theo về”, “lùa”, “xô”, “kéo nghiêng”,
cò, cánh đồng năng
"giàu tính biểu cảm
- Kết cấu hồi tưởng: hiện tại"quá khứ"hiện tại"như tâm sự"dễ đi vào lòng người
"Tác phẩm giàu chất thơ
- Chi tiết chọn lọc: mẹ nấu bữa cơm canh chua cá ngát nấu lá me (xuất hiện 2 lần)"khắc hoạ tình thương sâu sắc của mẹ dành cho con; sau khi con đi mẹ thức vì nhớ con nhưng sau khi con hi sinh mẹ lại đợi"không có gì có thể thay thế con trong lòng mẹ"con là tất cả
"tài năng của người nghệ sĩ xuất thân từ nhân dân
 3. Kết luận
- Trọng Nguyễn là nhà văn, nghệ sĩ tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu, đồng bằng Sông Cửu Long;
- Hình ảnh quê hương, con người Bạc Liêu nói riêng, Nam bộ nói chung trong tác phẩm của ông đã trở nên điển hình;
- Mỗi bài vọng cổ của ông vừa là một tác phẩm âm nhạc vừa là một tác phẩm văn học đậm chất thơ, văn.
(?) Đọc? 
(?) Cho biết TP viết về ai, nhắc đến địa danh nào? 
(?) Từ những con người, địa danh được phản ánh, em cho biết TP lấy đề tài gì?
* Nhận xét, kết luận
(?) Qua TP, tác giả muốn ca ngợi điều gì?
* Nhận xét, kết luận
(?) Đối với một người mẹ, con cái là tất cả. Nhưng mẹ Phan Thị Lựu đã tiễn người con trai đồng thời là người con duy nhất của mẹ lên đường chiến đấu. Mẹ yêu con và mẹ cũng hiểu Tổ quốc cần con như mẹ cần con vậy. Mẹ đã gạt nước mắt tiễn con. Em có suy nghĩ gì về hành động ấy của mẹ PTL?
* Nhận xét, kết luận
(?) Sau khi tiễn con đi rồi mẹ nhớ con đến không ngủ được. Không được nhìn thấy con, mẹ đã cố hình dung hình dáng của con: “Nhớ mặt nó tròn, đôi vai nó rộng”, “ít nói hay cười”. Và như bao người mẹ bình thường khác, bỗng mẹ giật mình vì đứa con duy nhất của mình đã xa mình rồi. Nhưng trách nhiệm của một người dân mất nước, mẹ đã trấn an mình: “Kháng chiến mà... ai ngồi yên cho được, tất cả cùng góp sức chung tay.” Nghĩ đến cuộc kháng chiến có thể sẽ kéo dài, mẹ lại nhủ: “Chuyện nước non đâu phải ngày một ngày hai”. Nhờ suy nghĩ ấy, “mẹ thấy nguôi nỗi nhớ”. Mẹ đã dồn nén tình cảm riêng tư, đặt nợ nước lên trên. Câu hát “Sông Hoà Thạnh nước ròng trườn ra biển, ngày mai con về nước sẽ đầy sông.” thể hiện suy nghĩ gì ỏ mẹ?
* Nhận xét, kết luận
(?) Nhưng rồi con mẹ hi sinh, không tìm thấy xác, chỉ con lại chiếc khăn rằn. Tâm trạng của mẹ lúc ấy như thế nào? 
* Nhận xét, bổ sung
(?) Chi tiết mẹ “Nhận chiếc ba lô nước mắt mẹ không còn” có ý nghĩa gì?
(?) Sự mất mát của mẹ là quá lớn. Mẹ đã không chấp nhận sự thật ấy cho đến chết. Con hi sinh rồi nhưng cứ chiều xuống là mẹ lại ra bờ sông đợi con về. Trước khi mất, mẹ vẫn trối lại: “Thằng Sang nó về, ông kêu nó ra thăm tôi ngoài mộ, dù chậm bao lâu tôi vẫn đợi nó về.” Sự thương nhớ, chờ đợi dù vô vọng của mẹ thể hiện phẩm chất gì ở mẹ?
(?) Ngôn từ trong TP của TN rất giàu chất thơ, mỗi bài vọng cổ đồng thời cũng là một bài thơ. Chất thơ đó chính là từ ngữ giàu hình ảnh, có nhiều biện pháp tu từ. Em hãy chứng minh những đặc trưng đó trong tác phẩm
* Nhận xét, kết luận
* Đồng thời TP đã sử dụng một kết cấu đặc biệt: kết cấu hồi tưởng. Từ hiện tại, nhân vật người con về viếng mộ mẹ PTL. Sau đó, tác giả kể về cuộc tiễn đưa đầy nước mắt của mẹ với con mình, rồi con mẹ hi sinh, mẹ phải mất đi trong thương nhớ mỏi mòn. Cuối cùng, TG trở về thực tại khi đất nước đã giải phóng, quê hương đã đổi mới nhưng sự chờ đợi của mẹ thì không đổi thay. Kiểu kết cấu này tạo cho câu chuyện được phản ánh như một lời tâm sự, khiến TP dễ đi vào lòng người
* Tóm lược nội dung
- Đọc
- Nghe, theo dõi"trả lời: mẹ Phan Thị Lựu, Long Điền
 - Trả lời: người phụ nữ, quê hương
- Theo dõi, ghi bài
- Trả lời: ca ngợi sự hi sinh của những người mẹ...
- Theo dõi, ghi bài
- Trả lời: cảm phục sự hi sinh cao cả của mẹ
- Theo dõi, ghi bài
- Theo dõi, trả lời: Mẹ tin tưởng con sẽ lại về với mẹ 
- Theo dõi, ghi bài
- Theo dõi, trả lời: mẹ khóc không ra nước mắt, run rẩy thắp hương cho con
- Trả lời: sự mất mát với mẹ quá lớn, quá đau xót, không thể tưởng nổi, không thể tin được, nghẹn ngào đến không biểu hiện được
- Theo dõi, trả lời: tình thương bất tận của mẹ dành cho con
- Theo dõi, trả lời: hình ảnh: me thay lá, cánh đồng năng, con cò trắng, nắng thu, sông Hoà Thạnh, biển lúa,...; nhân hoá: niềm riêng, nắng cũng hành động: “theo về”, “lùa”, “xô”, “kéo nghiêng”,
- Theo dõi, ghi bài
- Theo dõi, ghi bài
- Theo dõi, ghi bài
Củng cố
HS: trao đổi với GV về những vấn đề chưa nắm vũng trong bài học;
GV: hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học, giải đáp những vấn đề HS đặt ra.
Dặn dò, hướng dẫn HS tự học
Hướng dẫn chuẩn bị bài Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
IV – Rút kinh nghiệm
Phong Thạnh, ngày....... tháng 11 năm 2013
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docChuong trinh ngu van dia phuong van hoc.doc
Giáo án liên quan