Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng.
* Hoạt động 2:
_ HS hiểu mối nguy hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.
_ HS biết tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ HS thực hiện thành thạo: Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện được: Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
GV nhận xét, liên hệ giáo dục HS Giáo viên: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. * GDKN: Em sẽ làm gì nếu người thân em nghiện thuốc lá? _ HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. _ GV cùng HS nhận xét, bổ sung. I. Đọc – tìm hiểu chú thích: II. Phân tích: 1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá: _ So sánh ôn dịch thuốc lá còn nặng hơn cả AIDS => Ôn dịch thuốc lá rất nguy hiểm. 2. Tác hại của thuốc lá: _ Gây ra nhiều bệnh tật hiểm nghèo. _ Huỷ hoại lối sống, nhân cách con người. 3. Kiến nghị chống thuốc lá: _ Chiến dịch chống thuốc lá _ Cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng. _ Phạt nặng những người vi phạm _ Đưa ra các khẩu hiệu, tài liệu chống thuốc lá. _ Cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng Ghi nhớ: (SGK/122) 4.4 Tổng kết: Câu hỏi 1: Em hãy vẽ sơ đồ nêu tác hại của thuốc lá? Tác hại của thuốc lá Trả lời: Bản thân Cộng đồng Đạo đức Sức khoẻ Vợ, con, bạn bè, đồng nghiệp,… Giảm tuổi thọ Gây bệnh nguy hiểm Chết Phạm pháp Nêu gương xấu Gây nhiều bệnh tật nguy hiểm Chiến dịch chống thuốc lá 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Học nội dung bài, ghi nhớ. Làm phần luyện tập/ 122. Nhận xét phương pháp thuyết minh của văn bản này với “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”. Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người và cộng đồng. Đọc phần đọc thêm, làm bài tập 1,2/122 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Bài toán dân số. Đọc văn bản, tìm hiểu các chú thích. Trả lời câu hỏi trong SGK, VBT Sưu tầm thông tin số liệu về kế hoạch hoá gia đình. 5. Phụ lục: Thông tin về tác giả: - Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sinh năm 1913 mất năm 1997, ông là người có đóng góp lớn đối với ngành tâm lý, với nền văn hóa và giáo dục Việt Nam. Tuy bị bệnh phổi nặng nhưng với nghị lực phi thường, ông đã đẩy lùi giờ hẹn với thần chết tới gần 50 năm. - Trong thời gian học và làm việc ở Pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện mắc bệnh lao, bị phẫu thuật cắt phổi 7 lần, mất 8 xương sườn, dung tích thở chỉ còn hơn 1 lít (ở người bình thường là 4,5 lít). Bác sĩ điều trị cho biết ông chỉ có thể sống thêm khoảng một vài năm. Không muốn chấp nhận kết cục đó, ông đã tìm đọc khí công, Yoga và tìm thấy con đường sống của mình: tập thở bụng để tận dụng tối đa công năng của phần phổi còn lại. - Con người gầy gò luôn tiết kiệm từng hơi thở này đã liên tục vượt qua bản thân và những trở ngại của cuộc sống để thực hành một tâm nguyện: làm sao cho mọi người, nhất là trẻ thơ, được khỏe khoắn về tâm thần, nhờ đó mà có cuộc sống hạnh phúc. Tác hại của thuốc lá: Trong khói thuốc lá có hơn 4.000 chất đã được định dạng, trong đó có 40 chất gây ung thư, có oxit carbon monoxide làm thiếu oxy và có nicotin gây nghiện. Cũng như Heroine, cocaine và rượu, nicotine làm người là cứ phải tìm thuốc để hút. Hút thuốc lá là dạng nghiện phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Khi nói đến các bệnh gây ra do thuốc lá bà con ta thường chỉ nghĩ đến các bệnh có liên quan trực tiếp đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản mãn hay ung thư phổi. Nhưng trên thực tế, những chất độc từ khói thuốc lá đã thâm nhập khắp nơi trong cơ thể, gây ra bệnh lý gần như ở tất cả cơ quan trong cơ thể người. CÂU GHÉP (tt) Tuần: 12 Tiết: 46 Bài: 12 Ngày dạy: …… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết và hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép. * Hoạt động 2: _ HS hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép vận dụng giải bài tập. 1. 2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. * Hoạt động 2: _ Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. _ Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Thói quen soạn bài ở nhà. * Hoạt động 1: _ Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng câu ghép đúng trong khi tạo lập văn bản. 2. Nội dung học tập: _ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép. _ Luyện tập. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Các ví dụ về câu ghép. 3.2 Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK/123 Làm bài tập vào VBT. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ(5 đ) Trả lời: _ Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu. - HS cho ví dụ, GV cùng HS nhận xét. Câu hỏi 2: Có mấy cách nối các vế của câu ghép?(5 đ) Trả lời: _ Có hai cách nối các vế câu: + Dùng từ nối. + Không dùng từ nối. Câu 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Nội dung chính nói về vấn đề gì?(2 đ) Trả lời: Câu ghép (tt), nội dung: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép. 4.3. Tiến trình bài học: (Từ câu trả lời của HS, GV giới thiệu bài mới) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (20’) Yêu cầu học sinh đọc ví dụ mục I.1 * Xác định và gọi tên các quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ? _ Vế A: Có lẽ tiếng Việt chúng ta đẹp. _ Vế B: (bởi vì) tâm hồn của người Việt Nam rất đẹp... _ Vế A: Chỉ kết quả.Vế B: Chỉ nguyên nhân. * Mỗi vế biểu ý gì? _ Vế A: Ý nghĩa khẳng định. _ Vế B: Ý nghĩa giải thích. * Tìm thêm một số câu ghép trong đó các vế câu có quan hệ ý nghĩa khác? _ Ví dụ: a. Quan hệ mục đích: Các em cố gắng học để cha mẹ và thầy cô được vui lòng. b. Quan hệ điều kiện - kết quả. Nếu có ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo. c. Quan hệ tương phản: Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng nhung ngay cả cái bát múc cám lợn cũng trở nên ngộ nghĩnh. * Giáo viên: qua những ví dụ vừa phân tích em hãy cho biết các quan hệ trong câu ghép đó là những quan hệ gì? _ Các vế trong câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những quan hệ thường gặp là: Quan hệ nguyên nhân, điều kịên, tương phản, tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ nối tiếp, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích. * Mỗi quan hệ được đánh dấu bằng gì? _ Quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng. * Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ta dựa vào đâu? _ Văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ. * GV gọi HS cho ví dụ câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. - GV cùng HS nhận xét, sửa chữa. HĐ2: (15’) Bài tập 1: a. Vế 1-2: Nguyên nhân - kết quả. Vế 2-3: Giải thích. b. Qua hệ: Điều kiện - kết quả. c. Quan hệ: Tăng tiến. d. Quan hệ: Tương phản. Bài tập 2: a. (1) Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm. (2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng... (3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. (4) Trời ầm ầm…..giận dữ… Giáo viên: yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập 3-4. Bài tập bổ sung: (NC) Viết đoạn văn ngắn về học tập, có câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân, tương phản. - HS viết theo cặp (3’) - GV gọi HS trình bày, GV cùng sửa chữa. I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép: Ghi nhớ (SGK/123) II Luyện tập: Bài tập 1: Bài tập 2 Bài tập bổ sung: 4.4. Tổng kết: Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lý thuyết về Câu ghép qua hai tiết đã học? 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Học ghi nhớ Làm các bài tập còn lại. 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, VBT 5. Phụ lục: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH Tuần: 12 Tiết: 47 Bài: 12 Ngày dạy: …… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết những kiến thức về văn bản thuyết minh. _ HS hiểu được đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh. * Hoạt động 2: _ HS biết vận dụng kiến thức về các phương pháp thuyết minh để giải bài tập. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật. Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống. _ HS thực hiện được: Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng. * Hoạt động 2: _ HS thực hiện thành thạo: Lựa chọn và phối hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp: định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê … để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng thuyết minh. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Thói quen: Tìm hiểu, suy nghĩ, lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp khi tạo lập văn bản thuyết minh. * Hoạt động 2: _ Tính cách: Hứng thú với giờ Tập làm văn thuyết minh. 2. Nội dung học tập: _ Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh. _ Luyện tập. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Tìm hiểu về các phương pháp thuyết minh. 3.2 Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK phần bài học. Làm bài tập vào VBT. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?(9 đ) Trả lời: _ Trình bày đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của đối tượng. _ Trình bày một cách khách quan, xác thực, hữu ích. _ Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Gồm những nội dung gì? (1 điểm) _ Phương pháp thuyết minh _ GV cùng HS nhận xét, sửa chữa. 4.3 Tiến trình bài học: (GV giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (20’) Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục I.1 SGK và trả lời các câu hỏi. * Các loại tri thức được sử dụng trong văn bản thuyết minh ở sách giáo khoa? _ Các tri thức về sự vật (cây dừa), khoa học (lá cây, con giun đất), lịch sử (khởi nghĩa), văn hoá (Huế).... * Công việc để chuẩn bị viết một văn bản thuyết minh? _ Quan sát. _ Học tập. _ Tham quan. * Cách tích luỹ tri thức để viết văn bản thuyết minh? _ Tích luỹ và sử dụng. _ Học tập và chọn lọc. Giáo viên: Tri thức của nhân loại vốn rất rộng nhưng cả hiểu biết về một đối tượng nào đó cũng không phải là hẹp. Vì vậy cần phải xác định được thông tin chính và thông tin phụ. Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục I.2 SGK và trao đổi thảo luận từng phương pháp. Giáo viên: đưa ra mô hình. A Là B - Đối tượng cần - Từ
File đính kèm:
- Tuan 12 2014.doc