Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1:

 _ HS biết phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao )

 _ HS hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

* Hoạt động 2:

 _ HS vận dụng lý thuyết về nói quá vào giải bài tập.

 1.2. Kỹ năng:

* Hoạt động 1:

 _ HS thực hiện thành thạo: vận dụng hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá trong đọc hiểu văn bản.

* Hoạt động 2:

 _ HS thực hiện được: vận dụng hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá trong tạo lập văn bản.

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ không thể nào quên. 
 _ Tình yêu quê hương tha thiết.
 _ Là nhân chứng của câu chuyện về thầy Đuy-sen.
Câu hỏi 2: Kể tên các văn bản truyện ký Việt Nam đã học ở lớp 8? (4đ)
Trả lời: 1. Tôi đi học – Thanh Tịnh
 2. Trong lòng mẹ (Trích “Những ngày thơ ấu”) – Nguyên Hồng
 3. Tức nước vỡ bờ (Trích “Tắt đèn”) – Ngô Tất Tố
 4. Lão Hạc – Nam Cao 
 4.3. Tiến trình bài học: (GV thuyết trình giới thiệu bài mới)
Hoạt động1: (20’) I. Lập bảng thống kê các văn bản truyện ký Việt Nam:
 * GV hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê.
 (GV vẽ trên bảng phụ, HS lên bảng điền vào)
Tên văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học (1941)
Thanh Tịnh (1911-1988)
Truyện ngắn
 Tự sự kết hợp với trữ tình.
 Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đến trường.
 Tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế.
Trong lòng mẹ
(Những ngày thơ ấu -1940)
Nguyên Hồng
(1918-1982)
Hồi ký
 Tự sự kết hợp với trữ tình.
 Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương vô bờ bến của chú với mẹ. 
 Văn hồi ký chân thực, trữ tình thiết tha.
Tức nước vỡ bờ
(Tắt đèn-1939)
Ngô Tất Tố (1893-1954)
Tiểu thuyết
Tự sự
 Vạch trần tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến. 
 Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn trước CMT8.
 Ngồi bút hiện thực, xây dựng tình huống truyện bất ngờ.
 Miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ.
Lão Hạc
(1943)
Nam Cao (1917-1951)
Truyện ngắn
 Tự sự (xen trữ tình)
 Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước CMT8.
 Khắc hoạ nhân vât cụ thể sinh động.
 Miêu tả, phân tích diễn biến tâm lý nhân vật đặc sắc.
* Hoạt động 2: (15’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ2: Giáo viên gọi học sinh đọc phần 2.
* Em hãy so sánh các văn bản 2, 3, 4 và cho biết những điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật? (Thảo luận 5’)
_ HS đại diện trình bày, GV cùng nhận xét.
1. Giống nhau:
 a.Về thể loại văn bản: Văn bản tự sự, là truyện ký hiện đại.
 b.Thời gian ra đời: Trước CMT8, giai đoạn 1930-1945.
 c.Đề tài chủ yếu: Số phận của những con người cùng khổ bị vùi dập.
 d.Giá trị tư tưởng: Chan chứa tinh thần nhân đạo.
 e. Có lối viết chân thực, gần với đời sống, rất sinh động.
(GV khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký đã học)
2. Khác nhau:
- Nội dung của từng văn bản.
- Nghệ thuật sử dụng.
 (Dựa vào bảng thống kê)
* Trong các văn bản 2,3,4 trên, em thích nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
_ Giáo viên gợi ý, yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời theo từng người.
(Lý do yêu thích: nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật,…)
II. Những điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật:
* Giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký:
 + Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước 1945.
 + Thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, sự trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh.
 + Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự.
 4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Qua các nhân vật bé Hồng, lão Hạc, chị Dậu, em có suy nghĩ gì về người lao động nghèo khổ Việt Nam trước cách mạng tháng 8?
Trả lời: HS thảo luận cặp, phát biểu suy nghĩ của mình. 
 GV cùng nhận xét.
 (Là những con người chịu nhiều đau khổ, bất hạnh, bị chế độ xã hội bất công vùi dập; nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp) 
 4. 5. Hướng dẫn học tập: 
 1. Đối với bài học tiết này:
 Ôn tập các văn bản truyện ký Việt Nam trên.
 Nội dung và nghệ thuật của từng văn bản đó.
 Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong một tác phẩm truyện ký đã học. 
 2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 Chuẩn bị: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
 Đọc văn bản, chú thích.
 Trả lời các câu hỏi trong VBT.
 Sưu tầm tranh ảnh, số liệu về ô nhiễm môi trường, 
5. Phụ lục:
Tuần: 10 Tiết: 39 
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Ngày dạy: …
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
 _ HS biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng.
* Hoạt động 2:
 _ HS biết mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông.
 _ HS hiểu được tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
 _ HS hiểu được việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ, bố cục chặt chẽ, hợp lý đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
 1. 2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
 _ HS thực hiện thành thạo: Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
* Hoạt động 2:
 _ HS thực hiện được: tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.
 1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
 _ Thói quen: đọc và tìm bố cục văn bản ở nhà.
* Hoạt động 2:
 _ Tính cách: Giáo dục HS có suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, không vứt rác bừa bãi. 
 _ Tự quản bản thân: Kiên định hạn chế sử dụng bao ni lông, vận động mọi người cùng thực hiện. Có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Nội dung bài học: 
 _ Ôn tập kiến thức về văn bản nhật dụng.
 _ Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng.
 _ Tính thuyết phục trong cách thuyết minh.
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những vấn đề khác của rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường.
 Soạn thiết kế bài giảng điện tử.
 3.2 Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, trả lời câu hỏi trong VBT
 Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông làm ô nhiễm môi trường.
4. Tiến trình bài học:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 8A1: 8A2: 
 8A3: 8A4: 
 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
 4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám?(3đ)
Trả lời: + Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước 1945.
 + Thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, sự trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh.
 + Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự.
Câu hỏi 2: Trong các nhân vật “bé Hồng, lão Hạc, chị Dậu”, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? (6đ)
Trả lời: HS tự trả lời, giải thích phù hợp, không phải đưa nhân vật nào lên hàng thứ nhất, mà giải thích dựa vào nội dung, nghệ thuật tác phẩm. 
Câu hỏi 3: Hôm nay em học văn bản gì? Thể loại? Hoàn cảnh ra đời của văn bản? (1đ) 
Trả lời: Thông tin về ngày trái đất năm 2000- Văn bản nhật dụng. 
 HS trả lời, GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
 4.3. Tiến trình bài học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 (Vào bài 1’)
* Em đã từng biết những tác hại nào của bao bì ni lông?
_ HS tự trả lời.
* “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi ngày 22/4/2000, nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất.
HĐ1: (7’)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
Yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác.
* Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản, cùng nhận xét.
* Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích các từ khó.
* Thế nào là văn bản nhật dụng? Tính nhật dụng của văn bản biểu hiện ở chỗ nào?
_ Vấn đề bảo vệ môi trường – vấn đề thời sự cấp thiết với toàn thế giới.
HĐ2: (25’)
* Bố cục văn bản gồm mấy phần? Nội dung từng phần? (3 phần)
Phần 1: Từ đầu … với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. =>Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp.
Phần 2: Tiếp ….. Ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường. =>Thuyết minh về tác hại và nêu ra một số giải pháp cho việc sử dụng bao ni lông.
Phần 3: Còn lại =>Lời kêu gọi của bản thông điệp.
* Dùng bao ni lông có nhiều cái lợi (nhẹ, gọn, tiện…). Nhưng tác hại của nó vô cùng ghê gớm. 
* Đặc tính nổi bật nào của bao bì ni lông gây nhiều tác hại?
_ Không phân huỷ.
* Vậy cái hại của bao ni lông là gì? Cái hại nào là cơ bản nhất? Vì sao?
_ Ô nhiễm môi trường.
+ Cản trở sự phân hủy của đất.
+ Xói mòn đất.
+ Tắt cống.
+ Muỗi lây bệnh.
+ Sinh vật chết.
_ Sức khoẻ con người:
+ Ngộ độc.
+ Gây nhiều bệnh hiểm nghèo. 
* GV cho HS xem tranh về ô nhiễm môi trường do sử dụng bao bì ni lông. Và đưa thêm dẫn chứng: Hằng năm, có 100.000 con thú biển chết do nuốt phải túi ni lông, 90 con thú Corbett (Ấn độ) chết do ăn thừa thức ăn của khách tham quan đựng trong túi nhựa.
* Ngoài ra, em còn biết những tác hại nào của bao bì ni lông?
_ Làm mất mỹ quan nơi công cộng, danh thắng…
* Tác giả đã trình bày những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông bằng cách nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày đó?
_ Liệt kê, phân tích ngắn gọn,=> Khoa học, thực tiễn, dễ hiểu, dễ nhớ.
* Trước những hiểm hoạ đó, tổ chức bảo vệ môi trường đã kêu gọi chúng ta làm gì?
_ Thay đổi thói quen.
_ Chỉ sử dụng khi cần thiết.
_ Dùng túi giấy, lá.
_ Tuyên truyền tác hại.
* Giáo viên nêu vấn đề: Các biện pháp nêu trên có thể thực hiện được không? Muốn thực hiện được cần có thêm điều kiện gì? Các biện pháp ấy đã triệt để, đã giải quyết tận gốc vấn đề chưa ? Vì sao?
_ Là những biện pháp thiết thực nhưng tính khả thi không cao.
_ Biện pháp chủ yếu là ý thức tự giác của mỗi con người.
* Phân tích tác dụng của từ “vì vậy”?
_ Là quan hệ từ liên kết ý đầu và ý cuối, nhằm nhấn mạnh ý.
* Em có nhận xét gì về cách kêu gọi của tác giả?
_ Dùng ba câu cầu khiến, với ba từ “hãy” mạnh mẽ. Khẩu hiệu kêu gọi viết hoa => Tác động trực quan.
* Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ
* (GDKNS-GDMT)Em và gia đình đã sử dụng bao bì ni lông trong những trường hợp nào? Đã xử lý nó ra sao trong quá trình sử dụng? Sau khi học xong văn bản này bản thân em sẽ có những hành động nào hưởng ứng lời kêu gọi này?
_ HS tự nêu, GV liên hệ giáo dục ý thức HS về việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông, góp phần bảo vệ môi trường.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích: 
II. Phân tích:
 1. Bố cục văn bản:
2. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế khộng dùng bao bì ni lông:
_ Ô nhiễm môi trường.
 + Cản trở sự phát triển của thực vật
 + Xói mòn đất.
 + Tắt cống.
 + Muỗi lây bệnh.
 

File đính kèm:

  • docTuan 10 2014.doc
Giáo án liên quan