Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 40

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Khái niệm nói giảm nói tránh.

- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.

- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc,đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã,lịch sự.

3. Thái độ: Có ý thức nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết .

 * Kĩ năng sống:

- Nhận biết, vận dụng, sáng tạo.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5123 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2013 
Ngày giảng: 8A: /10/2013
	 8B: /10/2013
Tiết 40
NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Khái niệm nói giảm nói tránh.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc,đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã,lịch sự.
3. Thái độ: Có ý thức nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết .
 * Kĩ năng sống:
- Nhận biết, vận dụng, sáng tạo...
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu
 Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu khái niệm nói quá và tác dụng của nói quá. Đặt hai câu có sử dụng biện pháp nói quá và gạch chân.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
*Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm nói giảm nói tránh và tác dụng của biện pháp tu từ này.
- Mục tiêu: Giúp các em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nó.
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu 
- Thời gian: 20phút.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Gọi học sinh đọc ví dụ 1, chú ý các từ ngữ in đậm.
H.Các từ ngữ in đậm trong các đoạn trích trên có nghĩa là gì? 
H. Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?
- Diễn tả nỗi đau đớn, xót thương khi nghe tin Bác mất, nhà thơ Tố Hữu viết:
 “Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Bác đã lên đường theo tổ tiên...”
H. Ngoài cách nói như ở các ví dụ trên,còn có cách nói nào khác khi nói về cái chết?
-Quy tiên, từ trần, mất, về với tổ tiên, qua đời, khuất núi...
- Gọi học sinh đọc ví dụ 2.
H. Vì sao trong đoạn văn, tác giả dùng từ ngữ “bầu sữa” mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa? 
- Đoạn văn thuộc đoạn trích Trong lòng mẹ trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng. Chú bé Hồng được gặp mẹ như mụ mị, như mê man trong hương vị ngọt ngào của tình mẫu tử. Chú bé cảm thấy ngây ngất, sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ. Khi viết lại giây phút rạo rực ấy ở tuổi thơ, nhà văn đã thêm một lời ngoài đề để nói đến tận cùng điều mình muốn nói “Phải bé lại...”
*Thêm ví dụ: Cháu muốn đi vệ sinh ạ!
H. Từ vệ sinh được dùng ở đây có tác dụng gì? – Tránh thô tục.
- Gọi học sinh đọc ví dụ 3. 
H. So sánh hai cách nói, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng , tế nhị hơn đối với người nghe?
H. Nhận xét cách diễn đạt ở 3 VD?
- Đều dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển
H. Cách nói như các từ in đậm ở ví dụ 1,2 và cách nói 2 ở ví dụ 3 là nói giảm nói tránh.Vậy em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh? nói giảm nói tránh có tác dụng gì?
*BT nhanh: Chỉ ra biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của cách nói giảm nói tránh đó.
 Hôm sau,lão Hạc sang nhà tôi.Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:
 - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
GV: Đi đời ở đây có nghĩa là bị giết nhưng nếu nói là bị giết thì gây cho người nghe một cảm giác ghê sợ. Nói đi đời vừa tránh gây cảm giác không hay đối với người nghe, vừa hàm ý xót xa, luyến tiếc và đượm chút mỉa mai. Không phải lão Hạc mỉa mai con chó mà tự mỉa mai cái thân phận mình: rất thương con chó nhưng vì cảnh ngộ trớ trêu mà đành bán nó đi.
* VD thêm:
 Kiếp hồng nhan có mong manh
 Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. 
(Truyện Kiều-Nguyên Du).
H: Theo em nói giảm, nói tránh thường được sử dụng trong loại văn bản nào?
(Trong văn học, nói giảm nói tránh tạo giá trị thẩm mĩ, làm đẹp cho ngôn từ.)
*Ví dụ: Trong các câu sau, câu nào sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
a1, Ông ấy đã chết 8h tối qua.
a2, Ông ấy đã từ trần 8h tối qua.- Dùng các từ ngữ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ ngữ Hán Việt. 
b1, Con dạo này thật lười biếng.
b2, Con dạo này không được chăm chỉ cho lắm.- Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa.
c1, Anh còn kém lắm.
c2, Anh cần phải cố gắng hơn nữa. - Nói vòng.
d1, Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ.
d2, Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ. -Nói trống(tỉnh lược).
H. Qua tìm hiểu ví dụ trên,em hãy cho biết có những cách nói giảm nói tránh nào?
* Các cách nói giảm nói tránh:
- Dùng các từ ngữ đồng nghĩa.
- Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa.
- Nói vòng
-Nói trống (tỉnh lược).
*BT nhanh: Trong truyện Lão Hạc,Nam Cao viết:
 Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:
- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó...
H. Từ “ra phết” ở đây ý nói gì? Vì sao Binh Tư lại nói như vậy?
- Người ta thường nói : đẹp ra phết, làm ăn khá ra phết,...Binh Tư dùng từ ra phết mà không dùng cụm từ: ác ra phết, tham ra phết, gian ra phết,..Đây là một lối nói giảm nói tránh theo cách nói trống, nói tỉnh lược. Binh Tư nói giảm nói tránh như vậy, đó là vì trong cuộc đối thoại này, người đối thoại với Binh Tư là một người láng giềng đáng nể-một ông giáo, Binh Tư không muốn nói toạc ý nghĩ thật của mình về lão Hạc. Ta thấy tác giả Nam Cao đã tìm được cho nhân vật những cách nói phản ánh đúng tâm trạng của nhân vật trong từng tình huống cụ thể.
* Từ những ví dụ trên, em thấy nên sử dụng lối nói giảm nói tránh vào những tình huống giao tiếp nào?
- Khi thông tin về một sự thật đau buồn, bất hạnh.
- Khi chê trách một điều gì đó.
- Khi đưa ra một yêu cầu nghiêm ngặt.(Anh không nên ở đây nữa.Thay cho: Anh ra khỏi phòng ngay.)
- Khi cần mời mọc một cách lịch sự.(Mời cụ xơi cơm.Hoặc: Khuya rồi, mời bà đi nghỉ.).
H.Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp.Theo em, trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?
VD: GV: Trường hợp một bạn rất lười học, đã được khuyên bảo nhiều lần nhưng vẫn không nghe, ta cần phải nói thẳng ra rằng: “Bạn học lười quá!” chứ không nên nói “Bạn không được siêng lắm”.
H. Theo em, cách nói năng như thế nào thì cần phê phán ?
- Thói quen ăn nói bỗ bã , thô tục.
* Như vậy, ta thấy nói giảm nói tránh thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói đối với người nghe, góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của con người có giáo dục, có văn hoá.
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
1.Ví dụ.
2. Nhận xét
Ví dụ 1
- Đều nói về cái chết.
- Để giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn.
Ví dụ 2
- Dùng từ ngữ thể hiện sự tế nhị tránh thô tục.
Ví dụ 3
- Cách nói thứ 2 nhẹ nhàng, tế nhị hơn.
Ghi nhớ(SGK-108)
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức qua các bài tập, giúp các em biết làm những dạng bài khác nhau.
- Phương pháp: Vấn đáp, thực hành. làm theo mẫu 
- Thời gian: 15phút.
H.Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh vào chỗ trống?
H. Trong mỗi cặp câu, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh?
H. Đặt năm đánh giá trong những trường hợp khác nhau?
VD: Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
* Chia lớp làm 5 nhóm.Mỗi nhóm đặt 1 câu.
Phân nhóm trưởng điều khiển nhóm,thư kí ghi chép.
- GV cho học sinh nhận xét ,sửa sai kết quả của từng nhóm.
II. Luyện tập
* Bài tập 1:
a, Khuya rồi, mời bà đi nghỉ.
b, Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
* Bài tâp 2:
- Đáp án đúng: a2,b2,c1.
* Bài tâp 3:
- Cậu ấy viết dở quá.- Cậu ấy viết chưa được hay lắm.
- Phòng anh ở bẩn quá. – Phòng anh ở không được sạch lắm.
- Em nghịch quá.- Em không được ngoan lắm.
- Cái áo này xấu quá.- Cái áo này không được đẹp lắm.
- Bạn ấy ăn mặc luộm thuộm quá.- Bạn ấy ăn mặc không được gọn gàng lắm.
4. Củng cố: HS hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh, cách sử dụng trong văn cảnh.
5. Hướng dẫn về nhà:- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết và sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh phù hợp với văn cảnh.
- Tìm thêm các ví dụ có sử dụng nói giảm, nói tránh và phân tích tác dụng.
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra văn học VN.
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 40.doc
Giáo án liên quan