Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 41

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Các văn bản truyện kí Việt Nam.

- Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2. Kĩ năng:

- Tóm tắt, phân tích, cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tự giác làm bài.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: Giáo án, xây dựng ma trận, đề, đáp án.

2. Học sinh: Ôn tập và chuẩn bị kĩ về các văn bản truyện kí đã học.

* GDKNS: Kỹ năng độc lập, tự quyết định

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 41, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 10/ 2013 
Ngày dạy: 8A: / 10/2013
	 8B: /10/2013
 Tiết 41 
KIỂM TRA VĂN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
- Các văn bản truyện kí Việt Nam.
- Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt, phân tích, cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, tự giác làm bài. 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Giáo án, xây dựng ma trận, đề, đáp án.
2. Học sinh: Ôn tập và chuẩn bị kĩ về các văn bản truyện kí đã học.
* GDKNS: Kỹ năng độc lập, tự quyết định
C. Các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức:
8A:................................
8B……………………
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Bài mới:
* Thiết lập ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. Tôi đi học
2. Trong lòng mẹ
Nêu được diễn biến tâm trạng nhân vật
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
3. Tức nước vỡ bờ 
Hiểu được hành động của chị Dậu trong đoạn trích
Hiểu được ý nghĩa của nhân vật điển hình
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm:2,5
Tỉ lệ: 25%
4. Lão Hạc
Nhớ được các chi tiết miêu tả tâm trạng lão Hạc
Nêu được các nguyên nhân cái chết của lão Hạc
Viết được đoạn văn trình bày nhận xét, đánh giá về số phận người nông dân.
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 2
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:2
Số điểm: 3.5
Tỉ lệ: 35%
Số câu:1
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ: 25%
Số câu:1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 4
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
 Đề 1 Lớp 8A
Câu 1(1,5đ)
- Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học?
Câu 2(2,5đ)
- Vì sao chị Dậu có hành động chống lại tên Cai lệ và người nhà lý trưởng.
Câu 3 (2đ): 
Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được thể hiện qua những chi tiết nào? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng đó?
Câu 4(4đ)
Trình bày sự hiểu biết của em về số phận, cuộc đời của người nông dân qua hai văn bản Lão Hạc và Tức nước vờ bờ. (trình bày bằng một đoạn văn)
Đề 2 Lớp 8B
Câu 1(1,5đ)
- Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật “bé Hồng” trong văn bản Trong lòng mẹ?
Câu 2(2,5đ)
- Theo em vì sao chị Dậu được gọi là điển hình của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám?
Câu 3 (2đ): 
Những nguyên nhân nào dẫn đến việc lão Hạc phải lựa chọn cái chết? Theo em đâu là nguyên nhân sâu xa đâu là nguyên nhân trực tiếp.
Câu 4(4đ)
Trình bày sự hiểu biết của em về số phận, cuộc đời của người nông dân qua hai văn bản Lão Hạc và Tức nước vờ bờ.(trình bày bằng một đoạn văn)
ĐÁP ÁN
Đề 1 Lớp 8A
Câu 1(1,5đ)
- Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học
+ Trên đường đi đến trường thấy vừa mới lạ hay hay vừa thân quen.
+ Đến trước cảnh tượng đông vui nhộn nhịp ở sân trường tôi cảm thấy lo lắng sợ hãi, rụt rè.
+ Lúc xếp hàng đi vào lớp thi dùng dằng và khi rời tay mẹ thì òa khóc.
+ Các thầy cô đón tiếp thân tình niềm nở đã giúp tôi bình tâm và tự tin vào giờ học đầu tiên.
Câu 2(2,5đ)
- Chị Dậu có hành động chống lại tên Cai lệ và người nhà lý trưởng bởi vì không thể chịu đựng hơn được nữa sự đối xử bất công tàn nhẫn của bọn tay sai đi thu thuế. Bởi vì chị thương người chồng đang đau ốm bệnh tật, chị muốn bảo vệ anh trước sự đánh đập của bọn người vô lương tâm.
Câu 3 (2đ): 
Sau khi bán cậu Vàng lão Hạc sang nhà ông giáo và kể chuyện bán chó với vẻ mặt: lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước, mặt co rúm lại, nước mắt chảy ra, cái miệng móm mém mếu như con nít và lão hu hu khóc. Đó là biểu hiện của một nỗi lòng vô cùng đau đơn xen lẫn xót xa ân hận kho đánh lừa một con chó mà lão yêu quý như người thân.
Câu 4(4đ)
Trong xã hội cũ người nông dân có địa vị thấp hèn vì vậy luôn phải gánh chịu sự bất công. Khi gặp phải cảnh khốn khó họ không nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền ngược lại còn chịu sự khinh thường, rẻ rúng thậm chí phải chịu sự đánh đập hành hạ như anh Dậu. Cái nghèo đói nhiều khi đẩy họ vào đường cùng không có lối thoát khiến họ phải tự tìm đến cái chết để giải thoát cho mình như lão Hạc. Nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào người nông dân xưa vẫn luôn cố gắng giữ gìn đạo đức nhân phẩm của mình. Ta thấy một chị Dậu hết mình vì gia đình, chồng con mà đánh liều chống lại tên Cai lệ, người nhà lý trưởng. Một lão Hạc cho dù phải tìm đến cái chết vẫn giữ cái tâm lương thiện, hi sinh hết mình cho con cái...
Đề 2 Lớp 8B
Câu 1(1,5đ)
- Diễn biến tâm trạng nhân vật “bé Hồng” trong văn bản Trong lòng mẹ:
Trước lúc gặp mẹ trong cuộc trò chuyện với người cô chú bé Hồng vô cùng đau đớn, tủi thẹn, uất ức.
 Khi mẹ trở về được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ bé Hồng đã cảm nhận được niềm vui vô bờ bến tưởng như được sống lại những năm tháng còn ấu thơ. Hạnh phúc ấy đã giúp em xua tan đi tất cả sự tủi hờn cô đơn mà em đã phải chịu đựng khi xa mẹ. 
Câu 2(2,5đ)
- Chị Dậu được gọi là điển hình của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: Bởi vì chị là mẫu người phụ nữ chịu thương chịu khó tần tảo, cáng đáng việc gia đình, là người mẹ luôn yêu thương lo lắng cho con, là người vợ yêu chồng dám hi sinh cho chồng, dám chống lại cường quyền bạo lực để bảo vệ chồng. Trước chị chưa có người phụ nữ nào có được cái dũng khí chống lại những tên đàn ông đại diện cho chính quyền thời bấy giờ.
Câu 3 (2đ): 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lão Hạc phải lựa chọn cái chết như:
- Do cuộc sống bần cùng khốn khổ không lối thoát
- Do chế độ xã hội phong kiến suy tàn, kinh tế cạn kiệt, do nạn cường hào bóc lột ở địa phương khiến người nông dân không có đường làm ăn.
- Do ân hận day dứt khi lừa bán con chó mà lão coi như con đẻ.
- Do lão ăn bả chó.
- Do muốn để dành tài sản cho con.
Nguyên nhân sâu xa là do cuộc sống bần cùng bế tắc không có lối thoát, Nguyên nhân trực tiếp là vì lão ăn bả chó(một thứ thuốc độc để giết chết cơ thể sống ).
Câu 4(4đ)
Như đáp án lớp 8A
4. Củng cố: Gv thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:- 
- Chuẩn bị chu đáo bài luyện nói kể chuyện
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 41.doc
Giáo án liên quan