Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1, 2

I. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2.Kỹ năng: Đọc-hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

Vận dụng viết đoạn văn cảm nhận của bản thân về ngày đầu tiên đi học.

KNS: Suy nghĩ sáng tạo; giao tiếp.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức tôn trọng những kỉ niệm đẹp.

II. Chuẩn bị.

GV: Giáo án. SGK, chân dung nhà văn.

HS: Tập soạn, tập ghi, SGK.

III. Phương pháp.

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1, 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
d. hoa tai.
Bài tập 5.
Nghĩa rộng: Khóc.
Nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi.
4. Củng cố.
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Lập sơ đồ các từ cùng phạm vi nghĩa với từ “thể thao”
Gợi ý: thể thao: -đánh cờ; cờ tướng, cờ vua,...
 - điền kinh: chạy, nhảy...
5. Hướng dẫn về nhà.
Học thuộc khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
Xem bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
V. Phần rút kinh nghiệm.	
Ngày soạn: 15/8/2014
Ngày dạy:
Tuần 1
Tiết 4
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN.
I. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được chủ đề của văn bản.
Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
Viết đoạn văn theo chủ đề.
2. Kỹ năng: Đọc-hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề..
3.Thái độ: Có thói quen nói, viết văn bản có tính thống nhất.
II. Chuẩn bị.
GV: Giáo án, SGK.
HS: Tập ghi, SGK.
III. Phương pháp.
Phương pháp: vấn đáp.
Kĩ thuật: lắng nghe và phản hồi tích cực.
IV. Các bước lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
Giáo viên giới thiệu về phân môn tập làm văn ở lớp 8.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
Ghi bảng.
Hoạt động 1.
GV yêu cầu hs xem lại văn bản: Tôi đi học”.
*Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
*Sự hổi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
*Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì?
*Qua đó chủ đề của văn bản” tôi đi học” là gì?
*Em hiểu chủ đề của văn bản là gì?
GV giới thiệu thêm: Đối tượng mà văn bản biểu đạt có thể có thật, có thể tưởng tượng, là người, là vật, là một vấn đề.
Những kỉ niệm về buổi đầu đi học: khi đi trên đường, khi nhìn thấy ngôi trường, nghe gọi tên mình, rời tay mẹ vào lớp, ngồi vào chổ của mình và học bài đầu tiên.
Xao xuyến, bồi hồi…
Phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỉ niệm sâu sắc từ thuở thiếu thời.
HS trả lời.
-Là ý đố, ý kiến, cảm xúc của tác giả.
-Là ý tưởng (nhận xét, đáng giá, cảm xúc…) về nội dung phản ánh nào đó.
Nghe.
I. Chủ đề của văn bản.
Ví dụ: Chủ đề văn bản Tôi đi học: Những kỉ niệm trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi.
*Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
Hoạt đông 2.
*Để tái hiện những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề và sử dụng từ ngữ, câu như thế nào?
*Để tô đậm cảm giác trong sáng của “tôi” tác giả đã đưa ra các chi tiết nào?
*Thế nào là tính thống nhât về chủ đề của văn bản?
*Tính thống nhất về chủ đề được biểu hiện ở những phương diện nào?
*Làm thế nào để viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
GV gọi hs đọc ghi nhớ.
Nhan đề: Tôi đi học có ý nghĩa tường minh giúp ta hiểu ngay nội dung của văn bản là nói về chuyện đi học.
Từ ngữ: những kỉ niệm mơn man…trường, lần đầu tiên đến trường, đi học, hai quyển vở mới…
Câu: hôm…học.
Hằng năm…tựu trường.tôi quên…ấy.
-Con đường quen thấy lạ.
-Lo sợ, ngỡ ngàng trước ngôi trường.
-Bâng khuâng khi xa mẹ.
Là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả trong văn bản.
Hình thức: nhan đề.
Nội dung: mạch lạc…
Đối tượng: nhân vật và vấn đề.
Xác định chủ đề.
Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề.
HS đọc ghi nhớ.
II.Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Ví dụ:VB: Tôi đi học.
-Nhan đề VB đề cập đến việc đi học.
-Từ ngữ, câu đều nhắc đến kỉ niệm đi học.
-Tâm trạng về ngày đầu đi học.
*Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện khi văn bản chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định.
Hoạt động 3.
GV gọi HS đọc văn bản.
*Văn bản trên viết về đối tượng và vấn đề gì?
*Các đoạn văn trình bày đối tượng theo thứ tự nào?
*Có thể thay đổi cách sắp xếp không? Vì sao?
*Nêu chủ đề của văn bản?
*Hãy chứng minh văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
Gọi HS đọc nội dung bài tập 2.
Tìm ý không phù hợp với luận điểm?
Viết đoạn văn triển khai luận điểm: văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc.
GV nhận xét.
HS đọc.	
Đối tượng: cây cọ.
Vấn đề: Tình cảm thân thương, gắn bó của người vùng cọ với cây cọ.
Giới thiệu rừng cọ.
Tả vẻ đẹp của cây cọ.
Tác dụng của cây cọ.
Tình cảm với cây cọ.
HS trình bày.
HS trình bày.
Học sinh đọc.
Ý b, d ko phù hợp.
Học sinh viết đoạn văn dựa vào các gợi ý trong bài tập 2.
Một số em trình bày.
III.Luyện tập.
Bài tập 1:
Văn bản: Rừng cọ quê tôi.
Chủ đề: tình cảm thân thương gắn bó với cây cọ.
Tính thống nhất:
Nhan đề:
Bố cục:
Nội dung:
Bài tập 2.
Ý b, d ko phù hợp.
4. Củng cố.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà.
Làm BT3.
Soạn bài: Trong lòng mẹ.
IV.Phần rút kinh nghiệm.
 Nhận xét
 Kí duyệt
Tuần 2
Tiết 5,6 
Ngày soạn: 19/8/2014 
 Ngày dạy
 Bài 2: Văn bản: TRONG LÒNG MẸ
 (Trích Những ngày thơ ấu)
 Nguyên Hồng.
I.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức: Khái niệm thể loại hồi kí.
Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
Ngôn ngữ truyện thể hiện lòng khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
Phân tích ý nghĩa của các hình ảnh so sánh, chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.
2.Kĩ năng: Bước đầu đọc-hiểu một văn bản hồi kí.
Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
Kỹ năng sống: suy nghĩ sáng tạo, giao tiếp, xác định giá trị bản thân.
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thương cha mẹ.
II. Chuẩn bị.
Thầy: Giáo án, SGK, chân dung nhà văn.
Trò: Tập soạn, tập ghi, SGK.
III. Phương pháp.
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: trình bày một phút.
IV. Các bước lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
-Em có cảm nghĩ gì về nhân vật tôi trong truyện Tôi đi học?
-Hãy nhắc lại ba so sánh hay và phân tích hiệu quả nghệ thuật?
+Gợi ý: Nhân vật tôi có sự thay đổi về nhận thức và giàu cảm xúc.
So sánh dùng hình ảnh cụ thể để cụ thể hoá những sự vật, tâm trạng, ý nghĩ còn trừu tượng, tăng chất trữ tình ngọt ngào, nhẹ nhàng của kỉ niệm.
3. Giảng bài mới.
Giới thiệu bài:
GV cho HS quan sát chân dung nhà văn Nguyên Hồng và cuốn hồi kí tự truyện ''Những ngày thơ ấu''. Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có tuổi thơ thật cay đắng, khốn khổ. Những kỉ niệm ấy đã được nhà văm viết lại trong tập tiểu thuyết tự thuật ''Những ngày thơ ấu''. Kỉ niệm về người mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyện với bà cô và cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
Ghi bảng.
Hoạt động 1:
*Hãy tóm tắt vài nét chính về tác giả?
+GV giới thiệu thêm: Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có tuổi thơ thật cay đắng, khốn khổ. ông được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ.
*Nêu vài nét về tác phẩm?
Cách đọc: diễn cảm, thay đổi cảm xúc của nhân vật tôi và lời nói của người cô.
*Hãy nêu cách hiểu về các chú thích: 5, 8, 12, 13, 14, 17?
*Đoạn trích được chia làm mấy phần?
*Nội dung của từng phần? 
HS trình bày.
Nghe.
Hs trình bày
Vài hs đọc bài.
Hs trình bày.
2 phần.
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
Nguyên Hồng (1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định. văn xuôi Nguyên Hồng thường giàu chất trữ tình.
2. Tác phẩm.
Đoạn trích thuộc chương IV của tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” (1938).
3. Đọc và chú thích.
4.Bố cục.
2 phần:
-Cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng.
-Niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ.
Hoạt động 2
*Nhân vật người cô có quan hệ như thế nào với bé Hồng?
*Người cô đã nói những lời nào?
*Nhận xét về những lời nói đó?
*Người cô đã có cử chỉ gì với bé Hồng?
*Mục đích của người cô khi nói chuyện với bé Hồng là gì?
*Vì sao người cô có mục đích ấy?
*Những lời nói đó bộc lộ tính cách gì của người cô?
*Hãy liên hệ xã hội cũ và xã hội nay đối với phụ nữ? (dành cho HS khá giỏi)
TIẾT 2.
Kiểm tra bài cũ: Người cô đã cư xử như thế nào với bé Hồng? Vì sao người cô lại cư xử như vậy?
Gv nhận xét, cho điểm.
*Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt?
*Cảnh ngộ ấy gợi lên thân phận bé Hồng như thế nào?
*Bé Hồng đã có những tâm trạng khác nhau như thế nào qua các câu nói của người cô?
*Hãy tìm những biểu hiện cụ thể thể hiện tình yêu thương mẹ của bé Hồng?
Gợi ý: Tiếng gọi mẹ.
Hành động, cảm xúc.
*Khi được nằm trong lòng mẹ bé Hồng có tâm trạng gì?
*Bé Hồng đã cảm nhận niềm hạnh phúc của mình như thế nào?
*Việc tác giả để hình ảnh người mẹ hiện lên qua cái nhìn và cảm xúc của người con có tác dụng gì?
*Qua văn bản, em cảm nhận được điều gì ở nhân vật bé Hồng?
+GV: Khi được ở trong lòng mẹ, đó là giây phút thần tiên, hiếm hoi nhất, đẹp nhất của con người.
*Em có nhận xét gì về giọng văn của tác giả?
Tìm câu văn có sự so sánh và cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
*Cách kể như thế nào?
*Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi kí?
Nêu ý nghĩa của truyện?
Quan hệ ruột thịt.
-Hồng! Mày…không?
-Sao lại…đâu!
-Mày…chứ?
HS trình bày.
Cười hỏi có vẻ quan tâm, thương cháu khiến người đọc có thể lầm tưởng.
HS trình bày.
Thành kiến cổ hũ của xã hội cũ về người phụ nữ có chồng chết mà lại đi lấy chồng khác.
Lạnh lùng, thâm hiểm, cố tình xoáy vào nỗi đau, nỗi khổ tâm của cháu.
HS bày tỏ.
Cư xử: thiếu thiện chí, nói xấu mẹ bé Hồng vì những thành kiến cổ hủ của XHPK…
HS trình bày.
Thiếu tình thương…
-Ngập ngừng.
-Lòng thắt lại, khoé mắt cay cay.
-Nước mắt ròng ròng và đầm đìa ờ cằm và cổ.
-Cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
HS thảo luận.
Các nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
Quên hết tủi hận, ưu phiền, chỉ cảm thấy hạnh phúc, dào dạt, miên man.
Cảm nhận bằng tất cả các giác quan, đặc biệt là khứu giác.
Hình ảnh mẹ cụ thể, sinh động, gần gũi, hoàn hảo.
HS trình bày.
Nghe.
HS trình bày.
Sự khao khát tình mẹ của bé Hồng như người bộ hành khát nước giữa sa mạc.
Hồi kí là một thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.
HS trình bày.
II.Tìm hiểu văn bản.
A. Nội dung.
1. Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng.
-

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8tuan 12.doc
Giáo án liên quan