Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 53: Dấu ngoặc kép
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu cụng dụng và biết cỏc sử dụng dấu ngoặc kộp trong khi viết.
Lưu ý: học sinh đó học hai dấu ngoặc kộp ở Tiểu học.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Cụng dụng của dấu ngoặc kộp.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc kộp.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kộp với cỏc dấu khỏc.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kộp.
III. CHUẨN BỊ
1/ GV:Soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
Tiết 53 Ngày soạn: 15/11/2014 Dấu ngoặc kép I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu cụng dụng và biết cỏc sử dụng dấu ngoặc kộp trong khi viết. Lưu ý: học sinh đó học hai dấu ngoặc kộp ở Tiểu học. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức Cụng dụng của dấu ngoặc kộp. 2. Kỹ năng: - Sử dụng dấu ngoặc kộp. - Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kộp với cỏc dấu khỏc. - Sửa lỗi về dấu ngoặc kộp. III. Chuẩn bị 1/ GV:Soạn giáo án. 2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới. IV. Tiến trình lên lớp 1 . ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và công dụng của dấu 2 chấm? Lấy VD? ? Làm BT 3- 4 3 . Bài mới Hoạt động1- Khởi động Hoạt động 2 * GV cho HS đọc kĩ các ví dụ SGK? ? Cho biết dấu ngoặc kép trong những đoạn trích dùng để làm gì? ? VDa, lời dẫn trực tiếp là của ai? ? VDb từ ngữ được hiểu theo một nghĩa ntn? đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ - dùng từ dải lụa để chỉ chiếc cầu ( xem chiếc cầu như một dải lụa) ? VDc từ ngữ trong ngoặc kép có hàm ý gì? - ở đây tác giả mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ ngữ mà Thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu . Vì vậy cũng có thể coi dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng với cách : đánh dấu lời dẫn trực tiếp ? VDd dùng để đánh dấu tên của các vở kịch. ? Qua các ví dụ trên, em hãy rút ra công dụng của dấu ngoặc kép? * HS đọc ghi nhớ I. Công dụng 1. Ví dụ: sgk Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu: a. Lời dẫn trực tiếp( một câu nói của Găng đi ) b. Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt: Dải lụa – cầu => ẩn dụ. Đánh dấu từ ngữ ít nhiều có cách hiểu khác thường, nghĩa đặc biệt. c. Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Dùng chính những từ ngữ mà TD Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng với VN: khai hoá văn minh cho dân tộc lạc hậu nhưng kết quả ... d. Tên các tác phẩm. 2. Nhận xét. Công dụng của dấu ngoặc kép: - Từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. - Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đạc biệt hay có hàm ú mỉa mai. - Tên tác phẩm, tờ báo, tập san...được dẫn. * Ghi nhớ: SGK/T142 Hoạt động 3 II. Luyện tập Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những trường hợp sau a. Câu nói được dẫn trực tiếp . Đây là những câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão . b. Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai: một anh chàng được coi là “hầu cận ông lí” mà lại bị người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm. c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, “em bé „ dẫn lại lời của người khác . d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp “An-nam-mít „và cũng có hàm ý mỉa mai e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp “ mặt sắt”, “ ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du. Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp, nhưng khi dẫn thơ người ta ít khi đặt phần dẫn vào trong dấu ngoặc kép . Bài tập 2 : GV hướng dẫn cho h/s đặt dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp, giải thích lí do: a. Đặt sau “ cười bảo”- đánh dấu lời đối thoại, dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi” ( Đánh dấu từ ngữ được dẫn lại ) b. Đặt sau “chú Tiến Lê”- đánh dấu lời dẫn trực tiếp . cháu- viết hoa bắt đầu câu c. Đặt sau “ bảo hắn” - đánh dấu lời dẫn trực tiép . Đặt dấu “... ’’ cho phần “ Đây là ...sào” ( Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, viết hoa từ đây ). Lời dẫn trực tiếp trong trường hợp này không phải là lời của người khác mà là lời của chính người nói (ông giáo) được dùng vào một thời điểm khác ( lúc con trai lão Hạc trở về ) Bài tập 3: Hướng dẫn học sinh phân biệt được dùng dấu hai chấm và ngoặc kép để dẫn lời dẫn trực tiếp ; không dùng dấu hai chấm và ngoặc kép vì không dẫn nguyên văn 4. Củng cố. ? Nêu những công dụng của dấu ngoặc kép? 5. Hướng dẫn học bài. Bài cũ: - Nắm kĩ ghi nhớ. - Làm bài tập 4, 5. Bài mới: - Chuẩn bị cho tiết: “ Luyện nói, thuyết minh về một thứ đồ dùng” Yêu cầu các em chuẩn bị ở nhà dàn ý cho đề bài ở SGK. Tập nói trước gương để tự tin đứng trước cô giáo và các bạn. ------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Bai 14 Dau ngoac kep.doc