Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

HS biết:

- Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

HS biết:

- Tác dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong nói, viết.

2. Kĩ năng:

HS thực hiện được:

- Sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

HS thực hiện thnh thạo:

- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh dùng dấu đúng với hoàn cảnh khi đặt câu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 13
Tiết: 50 
Tuần dạy: 13 
DẤU NGOẶC ĐƠN,
 DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết:
- Cơng dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
HS biết:
- Tác dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong nĩi, viết.
2. Kĩ năng:
HS thực hiện được:
- Sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
HS thực hiện thành thạo:
- Sửa lỡi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
3. Thái đợ:
- Giáo dục cho học sinh dùng dấu đúng với hoàn cảnh khi đặt câu.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Cơng dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Nghiên cứu SGK, tài liệu.
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
? Các vế câu ghép có mối quan hệ ý nghĩa gì?
- Các vế câu ghép quan hệ với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích.
? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong hai câu sau:
a/ Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. => quan hệ đồng thời.
b/ Anh đi hay là tôi đi? => quan hệ lựa chọn.
? Hơm nay chúng ta học bài gì?
- Bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1 (10’): dấu ngoặc đơn.
? Gọi HS đọc ví dụ trong SGK/ 134 phần 1.I? Ở ba câu trên có gì đáng chú ý?
- Dấu ngoặc đơn.
? Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?
a/ Phần giải thích để làm rõ “họ” ngụ ý chỉ ai => giúp người đọc hiểu rõ hơn phần được chú thích.
b/ Phần thuyết minh về 1 lồi động vật mà tên của nĩ được dùng để gọi tên cho 1 con kênh => giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này.
c/ Phần bổ sung thêm về thơng tin năm sinh, năm mất của Lí Bạch và phần cho người đọc rõ hơn Miên Châu thuộc tỉnh nào.
? Gọi HS đọc câu hỏi 2.I SGK/ 134.
 ? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không?
- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của câu khơng thay đổi vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thơng tin phụ.
? HS đọc ghi nhớ SGK/ 135.
Chú ý:
1/ Nam Cao sinh năm 1915 (?) – 1951 nhưng có tài liệu ghi năm sinh của ông là 1917.
dấu ngoặc đơn dùng với dấu chấm hỏi tỏ ý hoài nghi.
2/ Một thế kỉ văn minh khai hóa (!) của thực dân cũng không làm ra được 1 tấc sắt. Tre vẫn còn phải vất vả mãi với người.
dấu ngoặc đơn dùng với dấu chấm than tỏ ý mỉa mai.
Bài tập nhanh: Phần nào trong câu sau có thể cho vào dấu ():
a/ Nam, lớp trưởng lớp 8A, có một giọng hát thật tuyệt vời.
b/ Mùa xuân, mùa đầu tiên trong 1 năm, cây cối xanh tươi mát mắt.
Hoạt động 2 (10’): dấu hai chấm.
? Gọi HS đọc mục II SGK/ 135.
? Dấu hai chấm trong những đoạn trích sau dùng để làm gì?
? HS đọc ghi nhớ SGK/ 135.
Bài tập nhanh: Phần nào trong câu sau có thể cho vào dấu:
- Người Việt Nam nói “ Học thầy không tày học bạn” nhưng cũng noi “ Không thầy đố mày làm nên”.
Hoạt động 3 (15’): Luyện tập.
? GV cho HS làm theo nhóm 3’.
? GV chia bài tập cho từng nhóm (theo đôi bạn) làm: 
- Nhóm 1: bài tập 1a.
- Nhóm 2: bài tập 1b.
- Nhóm 3: bài tập 1c.
? GV cho HS trình bày, bổ sung, nhận xét và sửa.
? GV cho HS làm theo nhóm 3’.
? GV chia bài tập cho từng nhóm (theo đôi bạn) làm: 
- Nhóm 1: bài tập 2a.
- Nhóm 2: bài tập 2b.
- Nhóm 3: bài tập 2c.
? GV cho HS trình bày, bổ sung, nhận xét và sửa.
? HS đọc bài tập 3.
? HS đọc bài tập 4.
I. Dấu ngoặc đơn:
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu:
a. Phần giải thích.
b. Phần thuyết minh.
c. Phần bổ sung thông tin năm sinh và năm mất của Lý Bạch và quê của tác giả.
- Bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì câu không thay đổi.
Ghi nhớ: SGK/135.
II. Dấu hai chấm:
a. Dùng để đánh dấu lời thoại.
b. Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c. Giải thích tâm trạng.
Ghi nhớ: SGK/135.
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Dấu ngoặc đơn.
a. Giải thích.
b. Thuyết minh.
c. (1) bổ sung, (2) thuyết minh.
Bài tập 2: Dấu hai chấm.
a. Giải thích.
b. Lời đối thoại.
c. Thuyết minh.
Bài tập 3: 
Bỏ dấu hai chấm được nhưng phần sau không có ý nhấn mạnh bằng.
Bài tập 4:
a. Cách nĩi 1 cĩ thể bỏ được vì phần trong dấu () trả lời câu hỏi: 2 bộ phận nào.
b. Cách nĩi 2 khơng được bỏ vì phần sau dấu : là thơng tin cơ bản.
4. Tổng kết: 
? Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?
- Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho 1 phần trước đó.
? Tác dụng của dấu hai chấm?
- Đánh dấu phần có chức năng chú thích (Giải thích, bổ sung, thuyết minh).
- Đánh dấu bổ sung, giải thích, thuyết minh cho 1 phần trước đó.
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại dùng với dấu gạch ngang.
5. Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK/ 134,135.
- Làm các bài tập 1 -> 4 vào vở bài tập.
- Làm mới các bài tập 5, 6 vào vở bài tập.
Đối với bài học ở tiết sau:
- Soạn bài: “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”: đọc, soạn bài.
V. PHỤ LỤC: 
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docDAU NGOAC DON VA DAU HAI CHAM.doc
Giáo án liên quan