Giáo án Ngữ văn 8 - TIết 49: Bài toán dân số
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết:
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “ tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
HS hiểu:
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng 1 câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kĩ năng:
HS thực hiện được:
- Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc, hiểu, nắm bắt được các vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
HS thực hiện thnh thạo:
- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thể hiện chính sách của nhà nước pháp luật.
Bài : 13 Tiết: 49 Tuần dạy: 13 BÀI TOÁN DÂN SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết: - Sự hạn chế gia tăng dân sớ là con đường “ tờn tại hay khơng tờn tại” của loài người. HS hiểu: - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng 1 câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn. 2. Kĩ năng: HS thực hiện được: - Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc, hiểu, nắm bắt được các vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. HS thực hiện thành thạo: - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh. 3. Thái đợ: - Giáo dục học sinh thể hiện chính sách của nhà nước pháp luật. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Sự gia tăng dân số và những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số ở thời đại ngày nay. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, tài liệu. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: ? Em hãy nêu tác hại của việc hút thuốc lá? - Đối với người hút: làm tê liệt những lông rung của tế bào niêm mạc ở vòm họng; gây viêm phế quản, ung thư, nhồi máu cơ tim - Đối với người xung quanh: thai bị nhiễm độc, đau tim mạch, ung thư - Về xã hội: trộm cắp, ma túy, ảnh hưởng ngày công lao động. ? Tìm những thành ngữ, tục ngữ nói về quan niệm sinh đẻ của người Việt Nam xưa? - Trời sinh voi, sinh cỏ; Con đàn, cháu đống; có nếp, có tẻ 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1 (10’): tìm hiểu sơ lược. ? GV hướng dẫn HS đọc văn bản: là một văn bản nghị luận nên cần đọc rõ ràng, khúc chiết. Những chỗ cách diễn đạt có sự kết hợp với kể chuyện cần đọc với giọng văn tự sự. ? GV gọi HS đọc phần còn lại. ? GV nhận xét cách đọc văn bản. ? Giải thích 1 số từ khó SGK/ 131. - Chàng A-đam và nàng Ê-va: theo Kinh thánh của đạo Thiên Chúa (Ki-tô, Gia-tô) đó là cặp vợ chồng đầu tiên trên Trái đất được Chúa tạo ra để hình thành và phát triển loài người. - Tồn tại hay không tồn tại: câu nói nổi tiếng của nhân vật Hăm-let trong vở kịch cùng tên của U. Sec-xpia (Anh). ? Em hãy nêu xuất xứ văn bản? - Trích Báo Giáo dục & Thời đại Chủ nhật, số 28, 1995. ? Bố cục văn bản gồm có mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? - 3 phần. + Phần 1: Từ đầu sáng mắt ra: bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã đặt ra từ thời cổ đại. + Phần 2: Tiếp theo ô thứ 31 của bàn cờ: tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng. + Phần 3: Phần còn lại: kêu gọi mọi người hạn chế sự bùng nổ, gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của chính loài người. Hoạt động 2 (20’): tìm hiểu nội dung. ? Luận điểm chính của văn bản này là gì? - Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Không tin => tin nhờ nghe câu chuyện về bài toán cổ. - “Sáng mắt ra”: (hình ảnh ẩn dụ): tạo sự hấp dẫn, bất ngờ, lôi cuốn người đọc; qua đó tác giả muốn nói về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. ? Phần thân bài có những ý lớn nào? ? Thảo luận theo dãy theo đôi bạn: 1/ Tóm tắt bài toán hạt thóc? Nêu ý nghĩa? 2/ Tóm tắt bài toán dân số có khởi điểm từ chuyện trong Kinh thánh? Nhận xét về các tư liệu thuyết minh ở phần này? 3/ Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của người phụ nữ như thế nào? ? GV ghi câu hỏi thảo luận, GV định hướng cho HS. ? GV cho HS thảo luận 4 phút. ? GV cho học sinh nhóm 1, 2 trình bày lần lượt. GV cho HS nhận xét. GV nhận xét. - Có 3 luận điểm: - Câu chuyện rải thóc: rải lên 64 ô bàn cờ theo cấp số nhân với công bội là 2 thì số thóc đủ che khắp bề mặt trái đất. - Số dân thế giới đến 1995 bằng số lượng thóc rải đến ô 33 (Là 5,6 tỉ) nghĩa là gần một nửa bàn cờ. - Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con (hơn 2). Vì vậy chỉ tiêu mỗi gia đình có 2 con là rất khó thực hiện. ? Em có nhận xét gì về bố cục văn bản? - Ba phần rõ ràng, ý tứ, hệ thống chặt chẽ. - Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là sự gia tăng dân số của thời đại ngày nay. Từ câu chuyện bài toán cổ tác giả thấy đúng là dường như đã đặt ra thời cổ đại. - Câu chuyện kén rể của nhà thông thái gây tò mò, hấp dẫn người đọc, vừa mang một kết luận bất ngờ: tưởng số thóc ấy ít hóa ra lại có thể phủ kín bề mặt trái đất. Câu chuyện là tiền đề để tác giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng. Đó là vấn đề trọng tâm mà bài viết muốn nêu lên. ? Thực tế mỗi phụ nữ được sinh mấy con? - 2 con. Trong cuộc sống hiện nay mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con (hơn 2) vì vậy chỉ tiêu mỗi gia đình có hai con là rất khó thực hiện. ? Mục đích của việc đưa ra con số cụ thể và tỉ lệ sinh của phụ nữ ở một số nước là gì? - Người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con. Các con số cụ thể cho thấy ở một số nước chậm phát triển: châu Phi và châu Á (Ấn Độ, Việt Nam). ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội? - Có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hóa giáo dục ngày càng kém phát triển, càng không thể khống chế được sự bùng nổ và gia tăng dân số. ? Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ bị hậu quả thế nào? - Tự hại chính bản thân mình. Hạn chế sự gia tăng dân số chính là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người. ? GV giới thiệu 1 số hình ảnh của hậu quả gia tăng dân số cho HS nắm? ? GV cho HS đọc ghi nhớ SGK/ 132. Hoạt động 3 (5’): Luyện tập. ? GV hướng dẫn cho HS làm bài tập 1, 2. ? Lâu nay có quan niệm “ trời sinh voi, sinh cỏ” em có đồng ý với quan niệm này không? Vì sao? I. Đọc, hiểu chú thích: SGK/131 II. Tìm hiểu văn bản: 1. Chủ đề: - Sự gia tăng dân số của thời đại ngày nay. - Vào bài nhẹ nhàng, tạo sự thú vị, gây tò mò cho người đọc. 2. Câu chuyện bài toán cổ và tốc độ gia tăng dân số: a. Bài toán cổ về hạt thóc qua câu chuyện của nhà thông thái: - Số thóc là con số quá lớn. b. Bài toán dân số có khởi điểm từ chuyện trong Kinh thánh: - Sử dụng số liệu cụ thể, lập luận chặt chẽ. c. Thựïc tế khả năng sinh con của phụ nữ: - Một phụ nữ có khả năng sinh rất nhiều con. - Tốc độ gia tăng dân số nhanh. 3. Lời kêu gọi của tác giả: - Kêu gọi hạn chế bùng nổ gia tăng dân số. - Là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người. Ghi nhớ: SGK/ 132. III. Luyện tập: Bài tập 1: - Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số: giáo dục, tuyên truyền, phân tích cho mọi người, mọi nhà đặc biệt là chị em phụ nữ bởi: - Đảm bảo được kinh tế gia đình. - Có điều kiện nuôi dạy con tốt hơn. - Giữ gìn sức khỏe cho chị em. Bài tập 2: Các nguyên nhân: - Đất không sinh sôi nảy nở, người ngày càng đông. - Lương thực, việc làm, giáo dục không đáp ứng được sẽ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật, nghèo nàn, 4. Tổng kết: ? Cho HS quan sát tranh. Nhận xét? - Qua đó, GV giải thích, giáo dục cho HS về hậu quả của sự gia tăng dân số. ? Bài tập: Ý nào nói đúng nhất về hậu quả của sự gia tăng dân số? A/ Thiếu chỗ ở; lương thực, thực phẩm không đủ cung cấp. B/ Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, dân trí thấp. C/ Giáo dục không được phát triển, kinh tế nghèo. D/ Tất cả các ý trên đều đúng. 5. Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết này: - Học thuộc bài, ghi nhớ SGK/ 132. - Làm các bài tập còn lại vào vở bài tập. Đối với bài học ở tiết sau: - Soạn bài: “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”: đọc, trả lời câu hỏi SGK/ 134. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- BAI TOAN DAN SO.doc