Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 120

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.

2. Kĩ năng

- Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.

- Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp

II. Chuẩn bị:

GV: Bài soạn, các ví dụ mẫu.

HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ

III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, đánh giá, hợp tác.

IV. Các hoạt động dạy – học

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 120, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30/3/2014 
Ngày giảng: 8A: / /2014
	 8B: / /2014
Tiết 120
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
Tiếp theo
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.
2. Kĩ năng
- Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.	
- Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp
II. Chuẩn bị: 
GV: Bài soạn, các ví dụ mẫu.
HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ
III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, đánh giá, hợp tác..........
IV. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	8A:.............................8B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' Kiểm tra lồng trong phần luyện tập 
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về trật tự từ.Nhận ra mối liên hệ giữa trật tự từ và nội dung mà nó biểu đạt. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ.
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu, thực hành
- Thời gian: 18 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gv tổ chức cho các hs lần lượt giải các bài tập theo thứ tự trong sgk. 
	- Gv cho hs hoạt động độc lập, sau đó trình bày kết quả trước lớp. 
Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 hs trả lời bằng miệng. 
Gv đánh giá, nhận xét cho điểm
Bài 6 làm vào vở hay giấy nháp.
- Hs tự chọn đề bài. 
- Viết.
- Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn.
Bài 1
 a. Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự trước - sau của các công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân.
Đầu tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu
 -> Tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng -> Tổ chức cho quần chúng làm, lãng đạo để làm cho đúng -> Kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
 b. Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự của các công việc chính, việc phụ hoặc thường xuyên hằng ngày và việc làm thêm trong những phiên chợ chính. 
Bài 2
Các cụm từ in đậm được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt chẽ.
Bài 3
a, Đảo trật tự từ để nhấn mạnh hình ảnh tiêu điều, tâm trạng man mác buồn.
b, Đảo trật tự để nhấn mạnh hình ảnh “đẹp”
Bài 4 
Ở cả 2 câu, phụ ngữ của ĐT “thấy” đều là cụm 
C - V.
 a. Câu a là câu miêu tả bình thường: nêu tên nhân vật và miêu tả hoạt động của nhân vật.
 b. Câu b là câu đảo trật tự ở cụm C - V làm phụ ngữ: để nhấn mạnh sự “ngạo nghễ vô lối” (sự làm bộ) của nhân vật.
-> Căn cứ vào văn cảnh, chọn câu b là thích hợp.
Bài 5. Cách sắp xếp của tác giả là hợp lý vì:
	- Xanh: Màu sắc, đặc điểm về hình thức dễ nhìn thấy.
	- Nhũn nhặn: Tính khiêm tốn, phải có thời gian tìm hiểu mới biết được. 
	- Ngay thẳng: Phẩm chất tốt đẹp, cũng phải có thời gian tìm hiểu. 
	- Thuỷ chung: Phẩm chất tốt đẹp, phải qua thử thách mới biết được. 
	- Can đảm: Phẩm chất tốt đẹp, cũng phải qua thử thách mới biết được.
	-> Nhà văn đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre.
Bài 6. Viết đoạn văn.
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học:
- Tác dụng của việc sắp xếp các trật tự từ trong câu?
5. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị: Luyện tập đưa yếu tố TS và MT vào bài văn NL.
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 120.doc
Giáo án liên quan