Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 136

A.MỤC TIÊU: Giúp Học sinh:

-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

-Biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp.

B.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

 -Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

 -Chân dung Thanh Tịnh, tranh ngày khai trường(nếu có)

2.Học sinh:

 -Đọc truyện, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.

 -Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của mình trong ngày tựu trường đầu tiên.

C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

 

doc300 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 136, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p quy luật của con người. Ngông là sản phẩm của XHPK chuyên chế, ko tôn trọng cá tính con người).
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
 - Y/c: Đọc diễn cảm, thể hiện giọng điệu mới mẻ so với các bài thất ngôn bát cú Đường luật đã học. 
- Lưu ý các từ ngữ theo phong cách khẩu ngữ dân gian: buồn lắm, chán nửa rồi, ngồi đó chửa, nhấc lên chơi…
2. Tìm hiểu chú thích: 
* Tác giả:
- Tản Đà là một nhà Nho lận đận trong khoa cử chuyển sang làm báo, viết văn, làm thơ.
Thơ của ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ.
Thơ của ông như một gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại Việt Nam.
Ngoài ra Tả Đà còn viết văn xuôi với giấc mộng con I, II, giấc mộng lớn.
* Tác phẩm
Bài thơ Muốn làm thằng Cuội nằm trong quyển khối tình con I, xuất bản 1917.
* Từ khó: 2, 3, 4 và 5.
3. Bố cục: 
Đề, thực, luận, kết. 
II. Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản:
1. Nội dung: 
a, Hai câu đề:
- Mở đầu bài thơ nhà thơ giãi bày tâm sự buồn chán trần thế với chị Hằng.
- đêm thu: buồn lắm.
- xưng hô: chị - em.
=> thân mật suồng sã, mạnh bạo và mới mẻ.
-> Đây là một tiếng than, tiếng than chất chứa một nỗi sầu da diết không nguôi, tg diễn tả qua hai tiếng giản dị mà hàm súc: “buồn lắm”.
- Trần thế: chán nửa rồi
-> cuộc sống trần thế không có niềm vui nào đành cho con người.
b, Hai câu thực:
- Tác giả ước muốn lên cung trăng với chị Hằng bằng cách chị Hằng thả cành đa nhấc tác giả lên.
- Lời đề nghị của tác giả thật mộng mơ tình tứ biểu hiện một tâm hồn lãng mạn.
- Thế giới bao la ánh sáng yên ả thanh bình và vui tươi.
- Giọng thơ nũng nịu, hồn nhiên, với giọng thơ ấy, tác giả muốn thóat ly thực tại mọi cái tầm thường và khao khát được sống một thế giới bao la, thanh bình.
c, Hai câu luận:
- Tác giả ao ước thoát trần lên cung trăng để chơi, để được bầu bạn, rong ruỗi thả hồn cùng gió mây quen hết nỗi buồn trần thế.
- Từ ngữ trong hai câu thơ này được sử dụng một cách tự nhiên, giản dị làm cho ý thơ tự do vui vẻ.
->Nhà thơ thể hiện khát vọng được sống tự do, vui vẻ, thỏa mãn dời sống nội tâm.
d, Hai câu kết:
- Tản Đà tưởng tượng ra mình gồi trên cung trăng cùng với chị Hằng (tựa nhau) cùng trông xuống trần thế. Đây là cách bầu bạn với trăng khác với các nhà thơ khác.
- Ba hoạt động đó là: Tựa nhau, trông, cười.
->Hoạt động cười là trực tiếp bộ lộ thái độ của tác giả.
- Tác giả cười vì đã thỏa mãn khát vọng thoát ly mãnh liệt, đã xa lánh khỏi cõi trần bụi bặm của mình
- Tác giả cười vì giờ đây không ai được như tác giả, được ngồi trên cung trăng bên chị Hằng khinh bỉ cõi trần bon chen đầy rẫy những bụi bặm, cái xấu, cái lố lăng. -> Đó là đỉnh cao của cái lãng mạn và ngông của TĐ.
- Ngông là bản lĩnh của con người có các tính mạnh mẽ không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lề thói, Cái ngông của Tản Đà thể hiện trong bài thơ là cách xưng hô với chị Hằng. Cái ngông trong ước nguyện lên cung trăng muốn làm thằng cuội và cách đề nghị lên cung trăng cũng rất ngông, rất mộng mơ, rất tình tứ với chị Hằng. Rồi cái ngông cao độ là cùng tựa vai với người đẹp trông xuống thế giầnm cười ngạo nghễ.
2. Nghệ thuật: 
- Muốn làm thằng Cuội cho thấy những tìm tòi, đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ.
- Giọng thơ hóm hỉnh, duyên dáng.
- Kết hợp tự sự và trữ tình.
3. Ý nghĩa văn bản:
 Văn bản thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát vươn tới vẻ đẹp toàn thiện toàn mĩ của thiên nhiên.
* Ghi nhớ: SGK/157
IV. Luyện tập:
1. Bài tập1: Nhóm 1,2
Câu 3-4:
Đối h/ả: cung quế - cành đa
Đối hoạt động: ngồi - nhắc
Đối ý tứ: thăm dò - đề nghị
Câu 5-6: đối ý: bbầu bạn – gió mây; tỉu - vui
2. Bài tập 2: Nhóm 3,4
Qua Đèo Ngang: ng2 mực thước, trang trọng, đối chặt chẽ và chỉnh.
Muốn làm thằng Cuội: giọng điệu nhẹ nhàng, phóng khoáng, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh, lời lẽ giản dị, ko trang trọng, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Vần luật chặt chẽ nhưng sử dụng NT đối phóng túng, không chặt chẽ như trong bài Qua Đèo Ngang.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Chuẩn bị bài Ôn tập TV 
- Đọc và tìm hiểu thêm bài Thề non nước.
II. HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
(Trần Tuấn Khải)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Bổ sung kiến thức về văn học Việt Nam đầu TKXX. Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ. Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải.
1. Kiến thức: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ. Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
2. Kĩ năng: Đọc-hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử. Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ Song thất lục bát.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.
bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà
3. Bài mới:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV đọc mẫu và gọi HS đọc bài thơ.
- Gọi hs đọc bài thơ và chú thích (é) sgk
- GV giới thiệu về nét về tác giả tác phẩm.
? Xác định bố cục và thể loại của đoạn trích?
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc: 
- Y/c: Đọc thể hiện đúng nhịp, giọng thơ, câu song thất có nhịp 2//2/3; 4/3, hai câu song thất đọc nhịp dứt khoát; hai câu lục bát đọc chậm, dàn trải thể hiện nhwngx cảm xúc kín đáo, sâu sa.
2. Tìm hiểu chú thích:
* Tác gỉa:
 - Á Nam Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), quê Nam Định.
* Tác phẩm:
Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924) lấy đề tài lịch sử thời giặc Minh xâm lược nước ta Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu nhưng cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở về để lo tính việc trả thù nhà đền nợ nước.
* Từ khó: Lưu ý các chú thích về từ Hán Việt.
3. Bố cục - thể loại:
a, Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 8 câu thơ đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
- Phần 2: 20 câu thơ tiếp theo: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc.
- Phần 3: 8 câu thơ cuối: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
b. Thể loại:
Bài thơ được viết theo thể song thất lục bát
- Gọi hs đọc 8 câu đầu.
? Cảnh ngộ cuộc chia ly được miêu tả qua bối cảnh không gian như thế nào ? 
? Hãy nêu hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật?
? Các hình ảnh ẩn dụ : “Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, chút thân tàn lần bước dặm khơi” mang ý nghĩa gì?
II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a, Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.:
- Cuộc chia ly diễn ra nơi biên giới am đạm, heo hút: ải Bắc mây sầu ảm đạm, hổ thét chim kêu . . . 
- Hoàn cảnh thật éo le, cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu những cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở lại để lo tính iệc trả thù nhà đền nợ nước.
- Nói lên lòng nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của mình.
- Gọi hs đọc 20 câu tiếp theo.
? Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc bằng những lời nào?
? Qua đó nhà thơ muốn khẳng định điều gì?
? Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, người cha trước hết nhắc đến lịch sử dân tộc ?
(Người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.)
? Qua đó em hiểu thêm điều gì tấm lòng người cha?
? Trong phần tiếp theo, những câu thơ nào nói lên họa mất nước?
- Các chi tiết: Bốn phương khói lửa bừng bừng,họa xương rừng, náu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con gợi về hình ảnh đất nước như thế nào ? 
? Họa mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau cho lòng yêu nước, Những lời thề nào diến tả nỗi đau này?
? Nhận xét về nghệ thuật diễn tả qua các hình ảnh: đất khóc, trời than, khói Nùng Lĩnh như xây khối uất, sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này?
? Lời nói thảm vong quốc đã bộc lộ cảm xúc gì trong lòng người cha?
b, Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc:
- Giống Hồng Lạc hoàng thiêng đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay.
Giời Nam riêng một cõi này.
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì?
-> Qua đó, nhà thơ muốn khẳng định truyền thống dân tộc: Nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt trong đó có nữ giới.
-> Người cha thể hiện niềm tự hào dân tộc, một lòng yêu nước.
- Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm họa xương rừng, náu sông.
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con.
- Đất nước có giặc, bị hủy hoại. => Cảnh nước mất nhà tan.
- Thảm vong quóc kể sao xiết kể
..................................................
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.
-> Nghệ thuật nhân hóa, so sánh diễn tả nỗi đau mất nước thấm đến cả đất trời, sông núi nước Nam.
-> Giọng điệu thơ trở nên lâm li, thống thiết, xen lẫn nỗi phẫn uất, hờn căm, mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa, cay đắng. Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn nó có sức rung động lớn, nhất là với những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó.
-> Lời nói thảm vong quốc đã bộc lộ lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác giăc Minh.
Đó cũng là biểu hiện sâu sắc lòng yêu nước của nhà thơ.
- Gọi hs đọc 8 câu cuối.
? Những lời thơ nào diễn tả hình ảnh thực của người cha?
? Qua chi tiết đó cho thấy người cha đang ở trong cảnh ngộ như thế nào ? 
? Tại sao khuyên con trở về tìm cách cứu nước người cha lại nói cảnh ngộ của mình và sự nghiệp tổ tông?
(Người cha nói như vậy để khích lệ con làm tiếp những điều ngươi cha chưa làm được để giúp nước nhà.
Làm cho lời trao gởi thêm sức nặng tình cảm: giang sơn gánh vác sau này cậy con.)
? Nhận xét giọng điệu lời thơ?
? Từ những lời khuyên đó, em cảm nhận được nỗi lòng nào của người cha?
c, Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con:
- Cha tuỏi già sức yếu lỡ sa cơ đành chịu bó tay.
Thân lươn bao quản vũng lầy.
-> Người cha già yếu, bị bắt, không có địa vị đó là cảnh ngộ ngặt nghèo bất lực.
-> Lời thơ

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8.doc