Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 92

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.

- Chức năng của câu phủ định.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.

- Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ: Có ý thức trau dồi và sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp, trong khi nói, viết.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 92, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/2/2014 
Ngày giảng: 8A: /2/2014
	 8B: /2 /2014
Tiết 92
CÂU PHỦ ĐỊNH
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức: 
- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Chức năng của câu phủ định.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.
- Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi và sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp, trong khi nói, viết.
II. Chuẩn bị: 
GV: Bài soạn, các ví dụ mẫu, đoạn văn tham khảo.
HS: Đọc bài và soạn theo câu hỏi hướng dẫn.
III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích,đánh giá, hợp tác..........
IV. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 4' - Nêu chức năng chính của câu trần thuật?
 - Đặt câu trần thuật, nêu chức năng?
Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng 
- Mục tiêu: Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu. 
- Thời gian: 18 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Hs. Quan sát ví dụ (tr 52)
? Các câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a?
? Chức năng của các câu b, c, d có gì khác với câu a?
- Hs. Quan sát đoạn trích “Thầy bói xem voi”.
? Xác định câu có từ ngữ phủ định? 
 (Câu 1: Thể hiện trong câu nói của ông sờ vòi; Câu 2: Thể hiện trong câu nói của ông sờ ngà)
? Qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là câu phủ định? 
? Có mấy loại câu phủ định?
- Hs. Đọc ghi nhớ (53)
GV bổ sung
- Để biểu thị ý nghĩa phủ định có thể sử dụng các kiểu câu:
+ Câu phủ định: Trời này chẳng lạnh 
+ Câu nghi vấn: Trời này mà lạnh à?
 + Câu trần thuật khẳng định: Có trời mà biết nó ở đâu.
- Có thể dùng câu phủ định để biểu thị ý khẳng định (phủ định của phủ định là khẳng định): Nó không phải là không biết.
GV tổ chức cho hs đặt câu phủ định
GV chốt: Ngoài câu phủ định người ta còn dùng các câu nghi vấn, câu khẳng định, câu trần thuật để biểu thị ý nghĩa phủ định?
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Ví dụ (sgk - 52)
2. Nhận xét
* Ví dụ 1
+ Hình thức:
 - Câu b, c, d có các từ: không, chưa, chẳng (từ phủ định)
+ Chức năng:
 - Câu b, c, d phủ định sự việc “Nam đi Huế” (không diễn ra) ® Phủ định miêu tả.
* Ví dụ 2
+ Hình thức: Câu có từ ngữ phủ định:
 - Ko phải, …
 - Đâu có!
+ Chức năng: Phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại ® Phủ định bác bỏ.
* Ghi nhớ (sgk - 53)
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: + Hs xác định câu phủ định và các kiểu phủ định, phan tích đặc điểm hình thức và ý nghĩa của câu phủ định.
 Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hđ nhóm.
- Thời gian: 18’
Gv hướng dẫn hs luyện tập
- Hs. Làm bài tập
- Gv chốt đáp án.
- Gv. Lưu ý hs ở bài 2:
 Điểm đặc biệt là: 1 từ phủ định kết hợp với 1 từ phủ định 
Gv hướng dẫn hs đặt câu
Gợi ý bỏ đi các từ phủ định
- Hs. Thảo luận bài 3,4
- Gv. Chữa bài, chốt kiến thức:
 Qua 2 bài tập 2, 4 ta thấy:
 + Có những câu phủ định không biểu thị ý phủ định.
 + Có những câu không phải là câu phủ định nhưng lại có ý nghĩa phủ định.
- Hướng dẫn hs bài tập 6 về nhà
II. Luyện tập
Bài 1. Xác định câu phủ định bác bỏ:
b, - Cụ cứ tưởng ... gì đâu! 
® Ông giáo phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc.
c, Không, chúng con ... đâu.
® Cái Tí muốn làm thay đổi (phản bác) điều mà (nó cho là) mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.
Bài 2
- Về hình thức cả ba câu đều là câu phủ định vì đều có từ phủ định.
- Về ý nghĩa: Các câu dùng để khẳng định
-> Cách dùng như sgk thể hiện ý khẳng định được nhấn mạnh hơn và phù hợp hơn, hay được sử dụng hơn.
Bài 3
Thay từ không bằng từ chưa thì phải viết lại “ Choắt chưa dậy được nằm thoi thóp”, “ không dậy được nữa” => khẳng định vĩnh viễn không dậy được nữa. => phủ định tuyệt đối.
“ Chưa dậy được” => sau đó có thể dây được => phủ định tương đối.
Câu văn phù hợp với diễn biến câu chuyện không cần phải viết lại.
Bài 4
Các câu a, b, c, d không phải là câu phủ định vì chúng không có từ phủ định nhưng dùng để biểu thị ý nghĩa bác bỏ.
Đặt câu có ý nghĩa tương đương.
-Xấu gì mà xấu !	
-Bài này mà khó à !
Bài 5
Không thể thay từ “ quên” bằng từ “ không”, “ chưa được”. Vì “ quên” là không nghĩ đến, không quan tâm đến. Dùng cách này mới thể hiện chính xác ý. Căm thù và tìm cách trả thù giặc đến nỗi không để tâm ăn uống.
- Chưa: Thời điểm việc phá giặc chưa diễn ra, nhưng tác giả luôn nung nấu ý chí quyết tâm phá giặc.
	- Chẳng: Phủ định việc phá giặc thành công, cảm giác bất lực, thất vọng.
	 -> Không phù hợp với chủ đề văn bản.
4. Củng cố: 2’
- Gv khái quát bài học:
- Hiểu được chức năngác dạng phủ định, vận dụng có hiệu quả khi giao tiếp.
5. HDVN: 1’
- Hoàn thiện bài tập 6
- Soạn bài Hịch tướng sĩ
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 92.doc