Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 85

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.

- Vẻ đẹp Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ.

2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Yêu kính và biết ơn lãnh tụ.

- Tìm hiểu, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3231 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 85, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/1/2014 
Ngày giảng: 8A: /1/2014
	 8B: /1 /2014
Tiết 85
NGẮM TRĂNG
(Hồ Chí Minh)
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Hiểu bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.
- Vẻ đẹp Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ.
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ 
- Yêu kính và biết ơn lãnh tụ.
- Tìm hiểu, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án, tâp thơ Nhật kí trong tù
HS: SGK +Vở ghi +bài soạn
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, tự tin..
- Kĩ năng tự quản bản thân: Biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’
- Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Tức cảnh Pác Bó. Nêu giá trị nội dung của bài thơ.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Hiểu được hoàn cảnh ra đời bài thơ. Vài nét về tập thơ Nhật kí trong tù.
- Phương pháp: Trình bày, giới thiệu
- Thời gian: 8p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Gọi học sinh đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
Gv giới thiệu chung về tập thơ Nhật kí trong tù
- Viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943, trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.
- 13 tháng, Người bị chuyển qua 13 huyện với 18 nhà lao ở tỉnh Quảng Tây phải chịu mọi sự hà khắc của chế độ nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch...- Được viết bằng chữ Hán, gồm 133 bài, là tập nhật ký bằng thơ độc đáo viết trong tù ngục.
- Là tập thơ bằng chữ Hán cuối cùng trong lịch sử văn học Việt Nam
- Tác phẩm đó được xuất bản nhiều lần, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, Hán, Hàn, Nhật...
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Đọc: Giọng cảm xúc ở câu 2, ngắt nhịp, chữ đăng đối ở hai câu sau (phiên âm)
? Gv hướng dẫn hs so sánh câu 2 ở bản chữ Hán và bản dịch thơ?
 (Làm mất đi cái xốn xang, bối rối của một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên. Hai câu thơ cuối có cấu trúc đăng đối, có giá trị nghệ thuật rất cao và phần dịch thơ đã làm giảm mất đi hiệu quả nghệ thuật đó)
- Gv. Ngắm trăng (Vọng nguyệt) à là đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu, hoa để thưởng thức à có những thứ đó thì sự ngắm trăng mới thật mĩ mãn, thú vị. Nói chung người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, thư thái. 
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) tháng 8/1942.
2. Vài nét về tập thơ”Nhật kí trong từ”
- Được viết bằng chữ Hán gồm 133 bài thơ trong thời gian hơn một năm khi Bác Hồ bị bắt giam tại nhà lao Tưởng Giới Thạch
- Thể thơ:
Thất ngôn tứ tuyệt
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Cảm nhận tâm hồn giàu cảm xúc trước cảnh đẹp đem trăng và phong thái ung dung trong cảnh ngục tù.
- Phương pháp: Phân tích, giảng bình
Thời gian: 25phút
? Theo em, người xưa có thú vui gì khi thưởng nguyệt và họ ngắm trăng?
Ngâm thơ, làm thơ, uống rượu
? Họ thường ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? 
- Thảnh thơi, thư nhàn, vui, có bạn bè
không gian nơi ngắm trăng có thể được trang trí làng mạn, có rượu, hoa.. “Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”, “ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén”
? Còn Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? 
“ Chẳng được tự do....trăng thu”.
? Vì sao Bác chỉ nhắc đến thiếu hoa và rượu?
-> Người đang đón nhận đêm trăng đẹp với tư cách của một người thi nhân.
? Câu thơ thứ 2 dịch chưa thật sát. Vậy ta phải hiểu như thế nào ở câu 2?
Nguyên tác: câu nghi vấn.
Câu dịch: Câu tường thuật, sự bối rối, tự vấn đã mất, thay vào đó là một sự phủ định.
(Cụm từ: “Khó hững hờ” như lời giãi bày tâm sự, bộc lộ cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của tâm hồn Bác, trước cảnh đẹp của đêm trăng)
? Vì sao Bác lại có tâm trạng bối rối như vậy? 
Vì trăng đẹp lộng lẫy như vậy nhưng Người không được “ thưởng nguyệt” một cách thực sự (không tự do, lại thiếu 2 thứ quan trọng nhất).
- HS đọc câu 3, 4 ( lưu ý bản phiên âm).
? Dù có bối rối như vậy nhưng Bác vẫn quyết định như thế nào?
? Nghệ thuật độc đáo thể hiện ở hai câu thơ này?
Nghệ thuật:
 Nhân hoá: Đối:
Nhân hướng.......nguyệt.
Nguyệt tòng.....thi gia
Trăng được nhân hoá, người tù được hoá thân thành thi sĩ. Đó là một cuộc hội ngộ thanh cao của đôi tri âm tri kỉ. 
? Qua nghệ thuật đó, cho ta biết được gì về quan hệ giữa người và trăng?
? Có ý kiến cho rằng đây là một sự vượt ngục về tinh thần. Em có suy nghĩ gì về ý kiến đó?
-> sự vượt ngục về tinh thần, vượt ra ngoài thế giới tự do nơi ấy chỉ có cái đẹp và người biết thưởng thức nó
? Em có suy nghĩ gì về việc Bác tự nhận mình là thi gia khi trăng ngắm lại Bác? 
câu 3 Bác dùng chữ nhân để chỉ người ngắm trăng nhưng câu cuối, người ngắm trăng biến thành thi gia. Trước vầng trăng, không còn tù ngục, chỉ có người thơ và tri kỉ vầng trăng. Chỉ với tư cách là thi gia, Bác mới có thể giao hoà thân mật, say sưa đến vậy. 
? Hai câu thơ cuối cho em hiểu được tình cảm với thiên nhiên và tinh thần cách mạng của Bác ntn?
- G. Hai câu thơ cho thấy tư tưởng kỳ diệu của người chiến sĩ - thi sĩ ấy: Một bên là nhà tù đen tối, một bên là vầng trăng thơ mộng, thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn. Ở giữa hai thế giới ấy là song sắt nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỷ đến với nhau. Ở đây người tù cách mạng đã không chút bận tâm về cùm xích, đói rét, bất chấp song sắt thô bạo để tâm hồn bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm.
? Qua bài thơ em hiểu được gì về tâm hồn Bác?
+ Tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ của Bác.
+ Sức mạnh tư tưởng lớn lao của người chiến sĩ vĩ đại 
+ Tư tưởng thép: Tư tưởng tự do, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù. 
II/ Tìm hiểu văn bản
1/ Câu 1, 2
Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: Ở trong tù, không rượu, không hoa.
Tâm trạng: Bối rối, xúc động, xốn xang rất nghệ sĩ.
2/ Câu 3, 4
- Chủ động đón trăng bằng 
=> Người và trăng trở lên thân thiết như quan hệ bạn bè
-> 2 cái đẹp giao hoà trở thành bạn tâm giao, tri kỉ.
Bác là một người tù cách mạng và là một con người yêu thiên nhiên sâu sắc và có tâm hồn rung động mãnh liệt trước cảnh đẹp.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào BT thực hành
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, thực hành
- Thời gian: 3p
gv gọi 1 hs đọc diễn cảm bài thơ
kể tên một số bài thơ hoặc đọc một vài câu thơ viết trăng về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan được thể hiện trong thơ Bác
Gv giới thiệu một số bài thơ viết về trăng của Bác: Cảnh khuya, rằm thắng riêng, tin thắng trận, đi thuyền trên sông Đáy
III. Luyện tập
Bài tập 1
Đọc diễn cảm
Bài tập 2
Trung thu
Trung thu ta cũng tết trong tù,Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
4. Củng cố bài: 1p’
 - GV khái quát nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
- Học thuộc bài thơ
- Sưu tầm thơ Hồ Chí Minh
- Chuẩn bị viết bài TLV số 5
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 85.doc
Giáo án liên quan