Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 82

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

Giúp học sinh:

- Nắm vững đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.

- Chức năng của câu cầu khiến.

2. Kỹ năng:

 - Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.

 - Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ: Có ý thức trau dồi và sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp,trong khi nói,viết.

II. Chuẩn bị:

GV: Bài soạn, giáo án điện tử, các ví dụ mẫu, đoạn văn tham khảo.

HS: Đọc bài và soạn theo câu hỏi hướng dẫn.

III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích,đánh giá, hợp tác.

IV. Các hoạt động dạy – học

1/ Ổn định tổ chức: 1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 4'

? Nêu chức năng chính của câu nghi vấn?

?Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác?

3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3928 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 82, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/1/2014 
Ngày giảng: 8A: /1/2014
	 8B: /1 /2014
Tiết 82
CÂU CẦU KHIẾN
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
Giúp học sinh:
Nắm vững đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. 
Chức năng của câu cầu khiến.
Kỹ năng:
 - Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
 - Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi và sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp,trong khi nói,viết.
II. Chuẩn bị: 
GV: Bài soạn, giáo án điện tử, các ví dụ mẫu, đoạn văn tham khảo.
HS: Đọc bài và soạn theo câu hỏi hướng dẫn.
III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích,đánh giá, hợp tác..........
IV. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 4'
? Nêu chức năng chính của câu nghi vấn?
?Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác? 
Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Trong khi giao tiếp nhiều khi chúng ta hay có những phát ngôn như: Đi nhanh lên! hoặc Chờ tớ với. Em có biết đó là kiểu câu gì không? Dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng của câu- người ta gọi đó là Câu cầu khiến. Kiểu câu này có đặc điểm hình thức và chức năng ntn? làm thế nào để nhận diện được giờ này chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
- Mục tiêu: Hs nắm được hình thức của câu cầu khiến nhờ vào từ cầu khiến, dấu chấm than, ngữ điệu cầu khiến.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, vấn đáp gợi mở, thảo luận.
- Thời gian:18’
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
minh hoạ trên máy chiếu VD1 (a,b)
gọi 1hs đọc ví dụ
Chú ý vào lời thoại của cá vàng và lời của người mẹ
 gv ghi các lời thoại trên bảng để hs tiện theo dõi
? Hãy cho biết lời của cá vàng có ý nghĩa ntn?
có ý khuyên bảo động viên ông lão
? Từ nào thể hiện rõ ý khuyên bảo động viên?
đừng,đi
? Câu nói của người mẹ có ý thể hiện điều gì? yêu cầu, nhắc nhở
?Từ nào giúp em nhận ra ý yêu cầu đó? Thôi
 ( hành động dứt khoát yêu cầu con gái đi cùng mình)
gv kl các đừng, đi, thôi gọi là từ cầu khiến, câu có chứa từ cầu khiến thì gọi là câu cầu khiến.
gv đưa thêm Vd: 1. Các em làm bài tập đi.
 2. Con chớ có tham tiền tham bạc.
 3. Con cầu xin thượng đế hãy cứu giúp chúng con!
? Các câu trên có phải là câu cầu khiến không? căn cứ vào đâu để xác định chúng là câu cầu khiến
căn cứ vào từ cầu khiến có mặt trong câu; hãy.đi, chớ
gv bổ sung trong câu cầu khiến các từ cầu khiến;hãy, đừng chớ thường kết hợp về phía trước và đi, thôi, nào thường kết hợp về phía sau động từ biểu hiện nội dung cầu khiến.
như VD trên từ cầu khiến đừng trước động từ lo lắng; đi đứng sau động từ về và thôi sau động từ Đi
gv kl; dựa vào từ cầu khiến để xác định câu cầu khiến -> đây là một cơ sở quan trong trong việc nhận diện hình thức của kiểu câu cầu khiến
gv đưa Vd 2 gọi 1 hs đọc chú ý ngữ điệu
gv minh hoạ trên máy chiếu
?Cách đọc câu “Mở cửa!” ở (b) có khác cách đọc câu Mở cửa ở (a) không?
khi đọc câu “Mở cửa!” ở (b)cần phải nhấn mạnh.
? Tại sao phải đọc nhấn mạnh hơn)
-> vì có ngữ điệu cầu khiến, có dấu chấm than cuối câu và chức năng của câu là dùng để ra lệnh.
? Các câu trên được dùng với chức năng gì?hãy gọi tên kiểu câu?
? Ngoài việc căn cứ vào từ cầu khiến(như ở VD1) chúng ta còn căn cứ vào đặc điểm hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến
Ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than
? Qua một số VD vừa phân tích hãy cho biết câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng ntn?
- Về đặc điểm hình thức; có các từ cầu khiến như; hãy, đừng chớ,đi, thôi, nào
- Về chức năng;dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
? Khi viết cầu khiến cần lưu ý điều gì
- khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than như khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm
gọi 1 hs đọc ghi nhớ
Gv đưa thêm Vd để hs xác định câu cầu khiến 
? Câu sau có phải là câu cầu khiến không vì sao?
Thôi, bây giờ nhân lúc trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.
- là câu cầu khiến vì có từ cầu khiến hãy, đi và chức năng cầu khiến là yêu cầu thực hiện ngay hành động đi trốn
gv hướng dẫn hs làm bài tập5
Tìm câu cầu khiến trong đoạn trích sau
ghi lên bảng hoặc máy chiếu
? Câu cầu khiến trên được dùng với chức năng nào?
Bài tập 1
Đi đi con! Hãy can đảm lên!
->khích lệ, động viên
? Theo em cầu cầu khiến thường được sử dụng trong những trường hợp nào?và đem lại hiệu quả gì?
câu cầu khiến dùng nhiều trong giao tiếp thường ngày hoặc trong văn bản
- sử dụng câu cầu khiến đem lại hiệu quả cho gtiếp nhất là trong trường hợp khuyên bảo, khích lệ, động viên
gv yêu cầu hs đặt câu cầu khiến 
chú ý sử dụng nhiều từ cầu khiến khác nhau hoặc ngữ điệu cầu khiến
gv cho hs trả bài và nhận xét
 khuyến khích nhóm nào đặt được nhiều câu cầu khiến
*.gv lưu ý hs khi sử dụng câu cầu khiến
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Ví dụ
2. Nhận xét
* VD1/30:
a. Thôi đừng lo lắng.
 Cứ về đi
=> khuyên bảo động viên
b. Đi thôi con.
=> yêu cầu, nhắc nhở
* VD2:
a.Mở cửa.
=> câu trả lời->kiểu câu trần thuật
b. Mở cửa!
=> ra lệnh-> kiểu câu cầu khiến
* Ghi nhớ/ SGK/31
* Lưu ý: Sử dụng câu cầu khiến phải chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp, vai giao tiếp
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: + Hs xác định câu cầu khiến và phân tích đặc điểm hình thức của câu cầu khiến trong các đoạn văn cụ thể
 + Nhận xét về sắc thái ý nghĩa của câu cầu khiến khi thay đổi hình thức của nó (thêm bớt chủ ngữ,thay thế từ cầu khiến)
Phương pháp: Phân tích mẫu,thực hành, hđ nhóm.
Thời gian: 18’
 gọi hs Đọc bài tập 1
 Gv hướng dẫn hs làm các bài tập trong sgk
? Nêu những yêu cầu của bài tập1
- Chỉ ra đặc điểm hình thức nhận biết câu cầu khiến(tìm từ cầu khiến)
- Nhận xét về chủ ngữ
- Thêm bớt hoặc thay đổi chủ ngữ và nhận xét ý nghĩa của chúng.
Gọi hs trả lời hs khác nhận xét bổ sung
Gv hướng dẫn hs hoàn thiện bài tập
Gv kết luận
Trong một số trường hợp câu cầu khiến có thể là một câu tỉnh lược( bị lược bớt một thành phần nào đó) như VD a - lược bớt chủ ngữ
? Tìm câu cầu khiến, nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến?
gv hướng dẫn chia nhóm cho hs làm bài tập
Chia lớp thành 2 nhóm N1;ý a,b
N2;ýc
thảo luận theo bàn
đại diện trả lời
Gv kết luận: Các câu cầu khiến trên khác nhau về hình thức cầu khiến và chức năng cầu khiến, trường hợp câu có chủ ngữ thì ý cầu khiến thường nhẹ nhàng hơn và ngược lại
câu a,b -> đề nghị khuyên bảo
-> ý cầu khiến không cần nhấn mạnh
câu c-> có ý ra lệnh ý cầu khiến được nhấn mạnh hơn
 Gv hướng dẫn hs làm bài
? Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích gì?
?Tại sao Dế Choắt không dùng những câu như:- Anh hãy....
 - Đào ngay...
?Từ những VD trên em rút ra cho mình bài học gì khi sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp?
tuỳ hoàn cảnh giao tiếp mà sử dụng câu cầu khiến cho phù hợp để thể hiện ý cầu khiến và thái độ của người nói với người nghe
Luyện tập
Bài tập 1/SGK/31
- Đặc điểm hình thức có các từ cầu khiến:
a. hãy
b. đi
c. đừng
- Nhận xét về chủ ngữ:
a. Vắng chủ ngữ 
b.Chủ ngữ: Ông giáo
c. // // Chúng ta
- Thêm bớt hoặc thay đổi chủ ngữ và nhận xét ý nghĩa
a) Thêm chủ ngữ con hoặc Lang Liêu 
(Không thay đổi về nghĩa mà làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn, lời yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn)trường hợp này có thể vắng chủ ngữ vì đó là lời của vai trên nói với vai dưới
b) Bớt chủ ngữ 
(Ý nghĩa không đổi, ý cầu khiến mạnh hơn nhưng câu nói kém lịch sự)không thể bớt chủ ngữ
c) thay dổi chủ ngữ: Các anh
( Thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu; chúng ta : bao gồm người nói và người nghe) các anh chỉ có người nghe -> không thể bớt chủ ngữ
Bài tập 2/SGK/32
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
-> vắng chủ ngữ -> yêu cầu
Các em đừng khóc
-> chủ ngữ: các em-> khuyên bảo
Đưa tay cho tôi mau!.Cầm lấy tay tôi này!
-> không có từ cầu khiến chỉ có ngữ điệu cầu khiến -> ra lệnh 
Bài tập 3/sgk/32
Bài tập 4/sgk/32+33
Mục đích:Muốn nhờ Dế Mèn đào giúp một cái ngách phòng tránh nguy hiểm
(phòng thân)
- Dế Choắt tự cho mình là người yếu đuối lại nhút nhát nên trong lời nói cũng thể hiện sự khiêm nhường, kín đáo mang tính chất thăm dò thái độ Dế Mèn.Vì thế nội dung cầu khiến được diễn đạt dưới hình thức câu nghi vấn.
4. Củng cố: 2’
Gv khái quát bài học:
Hiểu được chức năng của câu cầu khiến và vận dụng có hiệu quả khi giao tiếp.
5. HDVN: 1’
Hoàn thiện bài tập 3,5
Hãy viết đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn). Trong đoạn văn có sử dụng các câu cầu khiến.
Xem trước bài Thuyết minh về một phương pháp, cách làm.
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 82.doc
Giáo án liên quan