Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án)

Câu 2: Tác phẩm nào được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Đại Việt:

A. Chiếu dời dô B. Hịch tướng sĩ

C. Bình Ngô đại cáo D. Bàn luận về phép học

Câu 3: Bài thơ “Khi con tu hú” được Tố Hữu viết vào năm 1939 khi tác giả bị bắt giam trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch bên Trung Quốc, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Câu 4: Điền tên tác giả và tác phẩm (được học trong chương trình Ngữ văn 8) phù hợp với nội dung sau:

 . là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái dung dung của .trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

II. Phần tự luận (8điểm)

Câu 1( 2điểm): Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản“Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 2 ( 6 điểm): Viết một văn bản ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

(Quê hương - Tế Hanh)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
 ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 
( Thời gian 45 phút )
I.Phần trắc nghiệm (2điểm):
Câu 1: Nối tên văn bản ở cột A với thể loại ở cột B cho đúng:
Cột A
Cột B
1.Bàn luận về phép học
a.Hịch
2.Hịch tướng sĩ
 b.Tấu
3.Nước Đại Việt ta
 c.Chiếu
4.Chiếu dời đô
 d.Cáo
e.Thơ
Câu 2: Tác phẩm nào được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Đại Việt:
A. Chiếu dời dô	B. Hịch tướng sĩ
C. Bình Ngô đại cáo	 D. Bàn luận về phép học
Câu 3: Bài thơ “Khi con tu hú” được Tố Hữu viết vào năm 1939 khi tác giả bị bắt giam trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch bên Trung Quốc, đúng hay sai?
Đúng 	B. Sai
Câu 4: Điền tên tác giả và tác phẩm (được học trong chương trình Ngữ văn 8) phù hợp với nội dung sau:
	........................................................ là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái dung dung của ..............................................trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
II. Phần tự luận (8điểm)
Câu 1( 2điểm): Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản“Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 2 ( 6 điểm): Viết một văn bản ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Quê hương - Tế Hanh)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
I.Phần trắc nghiệm (2điểm): Mỗi ý đúng được 0,25đ
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Mức tối đa
1-b;2-a;3-d;4-c
C
B
Tức cảnh Pác Bó/ Bác Hồ
Mức chưa đạt
Chọn đáp án khác hoặc không trả lời
II.Phần tự luận (8điểm)
Câu 1 (2điểm) 
* Về nội dung: Học sinh cảm nhận được một số ý cơ bản:
- Khi sang xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã đặt ra rất nhiều thứ thuế vô lí: thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế thân... nhưng không có loại thuế nào có tên là thuế máu. (0,25đ)
- Đây là cách đặt nhan đề giàu giá trị biểu cảm của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Thuế máu là thứ thuế đánh vào xương, vào máu người dân các nước thuộc địa. Thực dân Pháp đã lợi dụng xương máu của người dân thuộc địa để dần đưa họ vào guồng máy chiến tranh; biến họ trở thành tấm bia đỡ đạn, vật hi sinh cho chúng ở ngoài chiến trường. (0,75đ)
- Ý nghĩa: Vạch trần và tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối; bản chất độc ác, bất nhân của chính quyền thực dân đồng thời thể hiện niềm cảm thông, thương xót đối với số phận vô cùng thảm thương của người dân các nước thuộc địa. (0,5đ)
=> “Thuế máu” là một nhan đề hay, giàu giá trị biểu cảm, góp phần quan trọng vào việc thể hiện nội dung, tư tưởng, chủ để của văn bản (0,25đ)
* Về hình thức: trình bày dưới hình thức đoạn văn ngắn diễn đạt lưu loát, mạch lạc, liên kết chặt chẽ, có cảm xúc (0,25đ)
Câu 2 ( 6điểm): 
1. Về nội dung (5,0 điểm):
a. Mức tối đa:
Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau . Tuy nhiên biết cần đảm bảo yêu cầu cụ thể như sau:
+ Đảm bảo hệ thống ý theo yêu cầu
Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu bài thơ, dẫn đến đoạn thơ cần cảm nhận, khái quát cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. (0,5đ)
2. Thân bài: (4đ) Học sinh nêu được một số nội dung:
- Không khí đón ghe về: Đông vui, nhộn nhịp, tấp nập qua các từ láy “ồn ào, tấp nập .(0,5đ)
- Lời cảm tạ chân thành đất trời vì đã cho họ một chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió, để họ thu được những mẻ cá tươi ngon, những người thân yêu của họ cập bờ cập bến an toàn. Đó cũng là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của những người dân làng chài nơi đây .(0,5đ)
- Hình ảnh những con người lao động hiện lên qua bút pháp tả thực và lãng mạn với vẻ đẹp khỏe khoắn, gân guốc, rắn rỏi qua làn da ngăm đen vì rám nắng. Vị mặn mòi của biển cả, vị xa xăm của biển khơi đang thấm dần qua từng đường gân thớ thịt. Họ can trường, dũng cảm như những đứa con của lòng biển khơi, như những chiến binh trong thần thoại, sử thi. (1,0đ)
- Hình ảnh con thuyền trở về sau những chuyến ra khơi: nghệ thuật nhân hóa (im, mỏi, nằm, nghe); ẩn dụ chuyển đối cảm giác (nghe) khiến hình ảnh con thuyền hiện lên như một thành viên của làng chài, cũng biết mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi sau hành trình vất vả. Đặc biệt, nó như cảm nhận được vị mặn mòi của biển cả đang thấm dần qua từng thớ vỏ khiến nó dạn dày, từng trải hơn(1,0đ)
(Học sinh lấy dẫn chứng để phân tích làm rõ những nội dung trên)
3. Kết bài: (0,5đ)
- Khái quát đặc sắc về nghệ thuật và nội dung.
- Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu, nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.
b. Mức chưa tối đa: Còn thiếu một trong các nội dung, đưa ra những dẫn chứng chưa sát, chưa sinh động. (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
c. Mức không đạt: Không đưa ra được ý, không làm bài hoặc lạc đề.
2. Về hình thức và các tiêu chí khác : (1,0 điểm)
a. Mức tối đa:
+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần;
+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả;
+ Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh...
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hình thức nêu trên (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
.................. Hết................

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_chu_van_an_co_dap.doc
Giáo án liên quan