Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 73, 74

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Sơ giản về phong trào phong trào Thơ mới. Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm

- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.

- Hình tượng con hổ trong vườn bách thú(tâm trạng căm hờn, phẫn uất khi bị giam cầm).

2. Kỹ năng

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 73, 74, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược làm theo thể thơ nào ? 
- GV cho HS biết đây là sự sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ (hay hát nói) truyền thống .
 - GV: “ Thơ mới” không chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi 1 phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc vào năm 1945, gắn liền với tên tuổi của 1 số tác giả như đã nêu trên. Phong trào thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc trong vòng gần 15 năm .
 Trong thơ mới, số thơ tự do không nhiều, chủ yếu là thơ 7 chữ, lục bát, 8 chữ. Dù vậy, so với thơ cũ, nhất là thơ luật Đường, thơ mới vẫn tự do, phóng khoáng, linh hoạt hơn, không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển.
? Bài thơ có bố cục như thế nào ? Nêu nội dung chính từng phần ? (3 phần)
 1- Đoạn 1,4->Tâm trạng con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú . 
 2- Đoạn 2,3, Quá khứ của con hổ khi còn ở chốn tự do. 
 3- Những khát khao, tâm sự được gửi gắm qua hình ảnh con hổ. 
GV: Tuy bài thơ chia 5 đoạn nhưng thực chất cảm xúc trung tâm của nhân vật trữ tình được đặt ra trong thế đối lập – tương phản giữa hiện tại và quá khứ của con hổ ở vườn bách thú. Đó cũng là nét đặc sắc về bố cục của bài thơ.
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989)
- Ông được coi là 1 trong những tảng đá đầu tiên xây dựng nền thơ mới trong phong trào Thơ mới. 
2. Tác phẩm 
- Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu đánh dấu sự phát triển của thơ mới.
- Thể loại: Thơ 8 chữ
- Bố cục: 3 phần
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Hiểu được tâm trạng của con hổ khi bị giam cầm trong vườn bách thú. Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong khổ thơ 1.
- Phương pháp: Phân tích, gợi mở, giảng bình
 - Thời gian: 20p’
- Học sinh đọc khổ thơ 1
- Nêu khái quát nội dung
- Tìm các chi tiết diễn tả tâm trạng của con hổ?
 Gậm 1 khối căm hờn, nằm dài….
Em hiểu gì về từ “gậm, khối” trong “ khối căm hờn” ?
 - GV: - Gậm : động từ, dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp.
- “Khối căm hờn” gợi cho ta có cảm giác như trông thấy sự căm hờn có hình khối rõ ràng không dễ tan biến. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do đã kết tụ lại thành khối, thành tảng, cứng như những chấn song sắt lạnh kia.
- Có thể thay thế từ gậm, khối thành từ khác được không? Vì sao?
Có gậm-> gặm, cắn, nghiến, nhai; khối-> cục, tảng
Gv: Có thể thay được nhưng các từ trên không thể diễn đạt ý nghĩa như từ trong tác phẩm. 
? Trong tâm trạng ấy, con hổ có thái độ như thế nào với những con vật xung quanh ? Tìm những chi tiết trong bài thể hiện thái độ đó ?
 ( Khinh lũ người… ngẩn ngơ, tù hãm..làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, chịu ngang bầy cùng bọn gấu, báo… ) 
- Phân tích cảm nhận của con hổ qua các chi tiết trên?
- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt tầm thường
- Khinh thường lũ người mắt bé(đúng ra là con người đã thắng; bắt được hổ mang về nhốt vào cũi sắt)
- Bất lực vì đã bị giam cầm, bất bình vì bị ở chung cùng “bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự”
- >Vì hổ là chúa sơn lâm, quyền uy mạnh nhất núi rừng giờ bị xem thường như những kẻ thấp kém địa vị. 
- Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn ? 
- bất mãn, buông xuôi
“Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”
- Đại từ nhân xưng “ta” có ý nghĩa gì?
Kiêu hãnh, quyền uy giống như một vị anh hùng chiến bại
- Hãy nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu mà tác giả sử dụng trong khổ thơ đầu ?
- Sử dụng từ ngữ có sức gợi tả “gậm, khối, dài, mắt bé…”
 - Qua đó, cho thấy tâm trạng nào của con hổ khi bị giam cầm ở vườn bách thú?
GV bình: Ta có thể thấy ngay ở khổ thơ đầu tâm trạng của con hổ khi bị giam cầm cũng được thể hiện hết sức tinh tế qua từ “Gậm” “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” . “ Gậm” diễn tả hoạt động, nhưng cái để gậm ở đây lại là khối căm hờn, phải chăng sự dồn nén âm ỉ nỗi căm hờn đã khiến sự chán ghét của hổ kết tinh thành một khối, sự căm ghét lên tới đỉnh điểm.Tác giả khắc hoạ chân dung, tư thế nhằm miêu tả tâm trạng của đối tượng biểu cảm (con hổ), ta như hình dung ra cảnh hổ nằm dài sóng soài liên miên thở dài thườn thượt, chán chường, giễu cợt chính kẻ chiến thắng mình.Từ “ khinh” không chỉ là tiếng cười ngạo mạn mà nó còn là thái độ tự mãn. Không, hổ chẳng hề bị khuất phục, nó là kẻ thắng cuộc bởi ý chí kiên cường, bất chấp hoàn cảnh. Lũ người “ mắt bé” hàng ngày cứ trêu chọc hổ không tài nào hiểu được tâm sự của nó. “ bé” ở đây còn có nghĩa chỉ về tầm nhìn, hiểu biết, nếu hiểu thêm nghĩa bóng. Mãnh hổ vốn là loài thú hùng mạnh nhất, mỗi khi về đêm mắt sáng quắc, khiến mọi loại phải run sợ. Vậy mà nay
 “Oai linh rừng thẳm” lại phải chịu ngang bầy cùng bọn gấu, báo dở hơi, suốt ngày chỉ ra vào ăn ngủ. Hổ không muốn chấp nhận sự sắp đặt của số phận , không chấp nhận bị lôi ra làm trò đùa vui nên mới căm hờn ...
II.Tìm hiểu văn bản 
1. Hình tượng con hổ
a. Khi bị giam trong song sắt
 Căm hờn, uất hận,bất lực
4. Củng cố bài: 2p’
- GV khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
- Học thuộc bài thơ
- Chuẩn bị bài phần còn lại
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 25/12/2013 
Ngày giảng: 8A: /1/2014
	 8B: /1/2014
Tiết 74
NHỚ RỪNG
(Thế Lữ)
(Tiếp theo)
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Tiếp tục phân tích tâm trạng con hổ trong vườn bách thú(nỗi chán ghét thực tại tầm thường giả dối). Nỗi nhớ tiếc quá khứ hào hùng và niềm khát khao tự do được trở về chốn sơn lâm ngự trị của con hổ.
- Tâm sự và khát khao của thế hệ tri thức yêu nước được gửi gắm qua hình tượng con hổ.
2. Kỹ năng	
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ 
- Lòng yêu quê hương, yêu nước mãnh liệt.
- Giáo dục học sinh tình yêu nước, yêu tự do và trân trọng những gì tốt đẹp của lịch sử.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án , tư liệu tham khảo
HS: SGK +Vở ghi +bài soạn
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng; Trân trọng niềm khao khát tự do của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Kĩ năng tự quản bản thân: quý trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa.
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức : 8A……… .......................8B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’
Trình bày tóm tắt cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Thế Lữ?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tiếp văn bản
- Mục tiêu: Cảm nhận của con hổ về cuộc sống giả dối, tẻ nhạt ở vườn bách thú. Những kí ức hào hùng ở chốn giang sơn hùng vĩ và khát khao về với núi rừng đại ngàn của con hổ.Qua hình tượng con hổ giúp học sinh hiểu được tâm sự và khát vọng của những người yêu nước đầu thế kỷ XX . Phân tích nghệ thuật đối lập, từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm.
- Phương pháp: Phân tích, gợi tìm 
- Thời gian: 30 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hs đọc khổ thơ 4, nêu nội dung
- Dưới con mắt của con hổ, cảnh vườn bách thú hiện ra qua chi tiết nào ? 
- Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng. 
- Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng.
- Len dưới nách những mô gò thấp kém.
- Vừng lá không bí hiểm.
- Đó là cảnh tượng gì?
- Cảnh vật tại vườn bách thú được con người tạo nên(nhân tạo)
- Con hổ cảm nhận ntn về cảnh vật đó?
=> Tất cả chỉ là đơn điệu, nhàm tẻ, do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người nên rất “tầm thường”, giả dối chứ không phải là thế giới tự nhiên to lớn mạnh mẽ, bí hiểm.
? Cảnh tượng ấy đó gây nên phản ứng nào với con hổ?
- “niềm uất hận ngàn thâu”
? Qua đó em hiểu “niềm uất hận ngàn thâu” ntn?
Đó là trạng thái bực bội, u uất kéo dài vì phải sống chung với mọi sự tầm thường giả dối
Gv bổ sung: => Cảnh vườn bách thú tù túng dưới mắt con hổ chính là thực tại XH đương thời được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn.
=> Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ cảnh vườn bách thú của con hổ chính là thái độ của mọi người đối với XH.
Đọc đoạn thơ 2,3
- Trong nỗi nhớ của con hổ, cảnh núi rừng được miêu tả như thế nào ? 
Sơn lâm, bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn …
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ trên ?
- ĐT mạnh: Gào, hét, thét - sử dụng hình ảnh hùng tráng: “ Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội .
- Việc dùng từ ngữ như thế đã tạo hiệu quả nghệ thuật gì trong việc miêu tả chốn rừng núi ?
 - GV: 
+ Hoang sơ, hùng vĩ: 
+ Âm thanh dữ dội:
 + Sức sống mãnh liệt, bí mật:chốn ngàn năm cao cả âm u, cảnh nước non hùng vĩ, oai linh, ghê gớm. 
 Việc sử dụng hình ảnh tương phản giữa nơi giam cầm tù túng ở trên với cảnh núi rừng đại ngàn làm cho vùng rừng núi càng trở nên linh thiêng, bí ẩn hơn. Cái gì cũng lớn lao, phi thường, mãnh liệt, dữ dội trước khi để chúa sơn lâm hiện ra. Một nền cảnh thật xứng với chúa sơn lâm. 
- Em hình dung được cuộc sống ntn của con hổ?
- Trên nền phong cảnh ấy, chúa sơn lâm đã xuất hiện như thế nào ?
Ta bước chân….Lượn tấm thân….
- Hai câu thơ gợi hình dung ntn về con hổ?
Khẳng định vị thế lớn lao của hổ chốn núi rừng
- Con hổ nhớ lại những kỉ niệm gì về chốn rừng xưa ? 
- Những kỉ niệm đó ở vào thời khắc nào? 
+ Cảnh “Những đêm trăng vàng bên bờ suối - Con hổ say mồi đầy lãng mạn
 + Cảnh “ngày mưa chuyển 4 phương ngàn” dữ dội - Con hổ mang dáng dấp đế vương.
 + Cảnh “bình minh cây xanh nắng gội” chan hoà ánh sáng …
 + Cảnh “chiều lênh láng máu sau rừng” ...
- Có gì đặc sắc trong các từ ngữ miêu tả chúa tể của muôn loài? (từ gợi tả)
- NT tả có gì đặc sắc? Tác dụng của NT đó?
 (Điệp ngữ, nhân hoá, câu hỏi tu từ, liệt kê, giọng điệu nhanh -> Làm nổi bật
- GV: Có thể xem 4 thời điểm đó như 1 bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy với cảnh đẹp đặc sắc “đêm vàng, mưa ngàn, bình minh, chiều lênh láng... Ở cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, và con hổ cũng nổi bật lên với tư thể lẫm liệt, kiêu hùng, đúng là 1 chúa sơn lâm đầy uy lực .
 Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ da diết tới đau đ

File đính kèm:

  • doctiet 73,74.doc
Giáo án liên quan