Giáo án Ngữ văn 8 - Chủ đề: Đọc hiểu truyện kí Việt Nam hiện đại lớp 8

A. MỤC TIÊU:

I. Kiến thức:

- Nhớ cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích, trong truyện kí Việt Nam hiện đại giảng dạy ở lớp 8.

- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (đoạn trích) truyện kí Việt Nam 1930 – 1945 (Lão Hạc – Nam Cao; Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố; Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng ; Tôi di học – Thanh Tịnh); hiện thực đời sống con người và xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

- Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống chuyện, sắp xếp tình tiết trong các tác phẩm. Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh; ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng); giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm “Tắt đèn”; nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn “Lão Hạc”.

 - Hiểu, cảm nhận được những rung cảm của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên; những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng); Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố); hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc, tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.

 

doc15 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 5059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Chủ đề: Đọc hiểu truyện kí Việt Nam hiện đại lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t: Trả lời không đúng đáp án C hoặc không trả lời.
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách :
Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.
Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
Không dùng cách nào trong ba cách trên.
Đáp án:
- Mức độ tối đa: B
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án B hoặc không trả lời.
Câu 2: Qua sự miêu tả của nhà văn, giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách:
Cùng bất nhân, tàn ác. C. Cùng làm tay sai. 
Cùng là nông dân D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu.
Đáp án:
- Mức độ tối đa: A
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án A hoặc không trả lời.
Câu 3: Tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường đến trường trong văn bản “Tôi đi học” được thể hiện như thế nào?
 A- Háo hức, hồi hộp, lo âu	
 B- Vui vẻ 
 C- Hạnh phúc	 
 	 D- Hân hoan
Đáp án:
- Mức độ tối đa: A
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án A hoặc không trả lời.
Câu 4: Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C.Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp.
D.Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.
Đáp án:
- Mức độ tối đa: C
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án C hoặc không trả lời.
Câu 5: Trong tác phẩm cùng tên, Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý
Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc
Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ
Đáp án:
- Mức độ tối đa: A
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án A hoặc không trả lời.
Câu hỏi dạng vận dụng mức độ thấp:
Câu 1: 
 	Trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” nhà văn Nguyên Hồng viết: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
 	Vì sao tác giả viết như vậy ? Nêu cảm nhận của em về thái độ của bé Hồng.
Gợi ý trả lời:
*Mức tối đa:
- Trong cuộc trò chuyện với bà cô, diễn biến tâm trạng của bé Hồng được đẩy dần lên và lên đến cực điểm khi Hồng nghe bà cô kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ. Đau đớn, xót xa cho mẹ, Hồng nghĩ: “Giá những cổ tục”
- “ Cổ tục” vốn là những tục lệ xưa, Trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó, những thành kiến cổ hủ ấy đã bóp nghẹt quyền sống, đọa đày những người phụ nữ đáng thương như mẹ của Hồng.
- Cách so sánh của tác giả thật cụ thể mà cũng thật ấn tượng. Tác giả kết hợp biện pháp so sánh với lối nói liệt kê và một loạt các động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến để nhấn mạnh cảm giác đau đớn, uất ức của Hồng khi người mẹ mà chú hằng yêu quý bị những cổ tục đày đọa. Càng thương mẹ bao nhiêu. Hồng càng quyết tâm chiến đấu để phá bỏ những cổ tục ấy.
- Qua chi tiết trên người đọc càng cảm động trước tình yêu lớn lao, trọn vẹn, mãnh liệt mà Hồng giành cho người mẹ đáng thương của mình.
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong các nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
Câu 2:	
 Để diễn tả tâm trạng bối rối của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ, Nguyên Hồng viết: “Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. 
Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh trên.
Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
- Tác giả đã sử dụng cách nói so sánh rất tinh tế nhưng cũng rất chính xác. Nhà văn đã ví niềm khao khát, mong chờ mẹ trong lòng Hồng cũng giống như khát khao của khách bộ hành giữa sa mạc “một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm”.
- Cách viết ấy đã cực tả niềm khát khao thương nhớ mẹ của chú bé Hồng. Giả thiết đặt ra đưa Hồng vào 2 tình thế, hoặc là sung sướng đến tột đỉnh nếu người ngồi trên xe là mẹ, hoặc là thất vọng, đau đớn tột cùng nếu em nhìn lầm.
- Qua đó người đọc càng cảm nhận rõ hơn tình yêu mẹ tha thiết trong lòng Hồng.
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong ba nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời 
Câu 3:
Nêu tình cảnh của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Từ đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Gợi ý trả lời:
* Mức tối đa :
 * Tình cảnh tội nghiệp túng quẫn, không lối thoát:
- Nhà nghèo, vợ chết, chỉ có đứa con trai 
- Con trai bỏ đi làm đồn điền cao su, vì không đủ tiền cưới vợ 
- Lão giành dụm tiền để cho con trai 
- Lão nuôi con chú Vàng và coi nó như người bạn 
- Sự túng quẫn của lão Hạc (cái chết đau đớn của Lão) 
* Lão nông nghèo khổ và đầy lòng tự trọng:
- Tình cảnh của lão Hạc cũng chính là cuộc sống của người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 
- Suy nghĩ của bản thân.
* Mức chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ, hoặc chỉ trả lời được một số ý trên.
* Không đạt : - HS trả lời không đúng nội dung trên hoặc không trả lời. 
Câu hỏi vận dụng mức độ cao.
 Câu 1: 
 	Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 15 câu) suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. 
Gợi ý trả lời:
 *Mức tối đa:
 Hình thức
+ Viết đoạn văn với số lượng khoảng 15 câu. 
+ Sử dụng từ ngữ có lựa chọn, chính xác bố cục mạch lạc, chặt chẽ, chữ viết đúng chính tả, sạch đẹp. 
Nội dung: 
+ Chị Dậu là người phụ nữ chịu thương, chịu khó. 
+ Chị là người phụ nữ yêu thương chồng con, có sức mạnh mãnh liệt. 
+ Chị là phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam. 
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong những nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời 
Câu 2
Có ý kiến cho rằng : ‘Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám’’
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” ( Ngô Tất Tố ), “Lão Hạc” ( Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý trả lời:
* Mức tối đa:
 Yêu cầu 
- Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả. Bài làm đúng thể loại nghị luận chứng minh kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. 
- Yêu cầu về nội dung : 
1/ Mở bài : 
	Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. 
2/ Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của ngời phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tình thương : ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. 
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng.
* Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện:
 - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). 
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng) 
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
* Chị Dậu có số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. 
* Lão Hạc có số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo đợc món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. 
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm. Nó bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất 
 3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề. 
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời thiếu nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng nội dung trên hoặc không trả lời. 
ĐỀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ: ĐỌC HIỂU TRUYỆN KÍ VIỆT NAM 
HIỆN ĐẠI LỚP 8
I. Ma Trận
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
 Tổng
NHÂN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TN
TL
TN
TL
MỨC ĐỘ THẤP
MỨC ĐỘ CAO
Nội dung 1: VB“Tôi đi học” 
 Nhận biết tâm trạng NV tôi
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 0,25 
Tỉ lệ:2,5 % 
Số câu:1
SĐ: 0,25
Tỉ lệ:2,5 %
Nội dung 2: VB 
“Trong lòng mẹ”
 Biết được người sáng VB
 Hiểu được ý nghĩa VB
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 0,25
Số câu:2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 0,5
Số câu:3
SĐ: 0,75
TL: 0.75%
Nội dung 3
VB “Tức nước vỡ bờ”.
 Nhận biết được giá trị nội dung
 Hiểu được tính cách nhân vật
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 0,25
Số câu:3
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 0,75
Số câu:4
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Nội dung 4
VB “Lão Hạc”
Biết được thời gian sáng tác và thể loại VB
Hiểu được phẩm chất và bi kịch của nhân vật
Thể hiện được suy nghĩ, bài học về các giá trị của cuộc sống được đề cập trong văn bản “Lão Hạc”.
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 0,5 %
Số câu:2
Số điểm: 0,5

File đính kèm:

  • docChuyen de truyen va ky8.doc
Giáo án liên quan