Giáo án Ngữ văn 8 - Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về tác giả:

Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ hai mươi. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường: Hải ngoại huyết thư (thơ chữ Hán), Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán và chữ Nôm), Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết chữ Hán), Văn tế Phan Châu Trinh (chữ Nôm), Phan Bội Châu niên biểu (hồi kí chữ Hán).

2. Về tác phẩm:

a) Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).

- Bằng giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày.

- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Có thể hình dung về cấu trúc như sau:

+ Hai câu đầu diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)

+ Bốn câu giữa chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bản lĩnh, khí phách.

+ Hai câu cuối khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo. của cả bài thơ.

b) Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:

 Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục mà khẩu khí cứ như của khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường thiên lí. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, cực khổ.
Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường. Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:
            Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
            Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Hai cặp câu 3 - 4 và 5 - 6 của bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hoà về ý, về từ ngữ ở những câu thơ này (bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù ) góp phần khắc hoạ tính chất phi thường trong chân dung, khí phách của người chí sĩ cách mạng, tạo nên âm hưởng chủ đạo của bài thơ.
Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:
            Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
            Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lí tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.
c) Bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh người anh hùng đã tạc vào lịch sử như một minh chứng cho tinh thần yêu nước, xả thân vì lí tưởng chính nghĩa.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Đọc bài thơ bằng giọng tâm tình, thể hiện phong thái ung dung, niềm lạc quan cách mạng của tác giả. Hai câu đầu có giọng hài hước, vui đùa, các câu sau đọc chậm hơn, chú ý các từ ngữ câu thơ vừa có tính chất đối vừa thể hiện được bản lĩnh, khí phách của người tù: Đã khách -lại người; bốn biển - năm châu; còn sự nghiệp - sợ gì đâu.
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
(Phan Châu Trinh)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả:
Phan Châu Trinh (1872 - 1926) hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, huyện Tam Kì), tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Phó bảng, từng được bổ dụng một chức quan nhưng rồi bỏ quan để chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước - một sự nghiệp tâm huyết, sôi nổi và đa dạng của ông trong những năm đầu thế kỉ XX. Ông nổi tiếng là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Thơ văn của ông thấm đẫm lòng yêu nước và tinh thần dân chủ. Tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca, Xăng-tê thi tập (các tập thơ), Giai nhân kì ngộ (truyện thơ dịch).
2. Về tác phẩm:
a) Bài thơ này được viết trong cùng cảnh ngộ với bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu. Cũng là tác phẩm của những nhà yêu nước tiến bộ, lại cũng đang trong cảnh bị tù đày, hai bài thơ có những điểm khá tương đồng. Đó là biểu hiện của hai tâm hồn, khí phách mạnh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh hiểm nguy. Sự khác nhau giữa hai tác phẩm thể hiện ở giọng điệu, phong cách của mỗi tác giả. Nếu như bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có nhiều nét hóm hỉnh, đùa vui nhẹ nhàng thì bài Đập đá ở Côn Lôn lại thể hiện giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng, có nhiều sắc thái khẳng định hơn.
b) Câu mở đầu, tác giả phác hoạ bối cảnh không gian, gợi mở âm hưởng hùng tráng bằng tư thế hiên ngang, sừng sững của phận "làm trai" đầu đội trời, chân đạp đất kiêu hùng. Dân gian từng có câu: "Làm trai cho đáng nên trai". Phan Bội Châu cũng đề cao chí hướng làm trai: "Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời"... Cho thấy quan niệm về chí trai, làm trai có mạch nguồn trong quan niệm nhân sinh truyền thống. Trong câu thơ của Phan Châu Trinh quan niệm ấy được khẳng định trong một bối cảnh cụ thể: "... đứng giữa đất Côn Lôn" là "đứng giữa" biển - trời - đất, thật kiêu hãnh, đường hoàng, đúng là tư thế của người làm chủ giang sơn. Ba câu thơ tiếp theo, qua những hình ảnh chân thực diễn tả công việc nặng nhọc (khai thác đá) tác giả đã khắc hoạ thành những hình ảnh biểu trưng cho tầm vóc sức mạnh dời non lấp bể, kinh thiên động địa của nhân vật trữ tình. Những hành động mạnh mẽ cho phép ta hình dung ra hình ảnh người dũng sĩ với sức vóc thần kì đang xung trận: "xách búa", "ra tay"; và "lừng lẫy" những chiến công "lở núi non", "đánh tan năm bảy đống", "đập bể mấy trăm hòn". Những từ ngữ cực tả sức mạnh dũng mãnh đã làm nổi bật hình tượng con người trong tư thế ngạo nghễ, lớn ngang tầm vũ trụ. Giữa không gian biển trời bao la, sừng sững một tượng đài kết bằng những hình khối phi thường.
Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của người anh hùng. "Thân sành sỏi", "dạ sắt son" sẽ bền bỉ trụ lại được cùng "tháng ngày", "mưa nắng". Thế đối lập ở câu 5 - 6 thể hiện sự kiên tâm, vững trí của nhà cách mạng dù trong bất kì hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Tấm lòng thuỷ chung, son sắt "mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen" (Nguyễn Trãi) kia cũng là sự kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất đã được khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vững vàng đến "trơ gan cùng tuế nguyệt", đến ngạo nghễ đã là đạo sống, phẩm cách của người chiến sĩ chẳng tiếc thân mình cho sự nghiệp chung. Phan Châu Trinh xuất thân nho học, ở những vần thơ này ta thấy bản lĩnh của nhà nho đã hoà thấm thuần thục với tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng. Trong bối cảnh đầy những gian nan, thử thách hồi đầu thế kỉ XX người chiến sĩ dám dấn thân vì giang sơn xã tắc cũng phải là những con người bất chấp hi sinh, nguy khó, biết quên thân mình. Có khi còn phải biết gồng mình lên, chiến thắng hoàn cảnh bằng ý chí. Cảm hứng lãng mạn hào hùng tiếp tục được đẩy lên đỉnh điểm ở hai câu thơ kết với hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi. Hai chữ "vá trời" lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hoá đến mức thần kì, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh "Những kẻ vá trời" vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu. Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kì vĩ (vá trời) với thực tế gian nan chỉ là "việc con con". Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không "con con" chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt. Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình.
c) Đập đá ở Côn Lôn và Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là hai bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỉ XX. Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mĩ, chống Pháp.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Đọc bài thơ này, khác với bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác . Từng ý từng câu phải đọc rõ ràng, rành mạch, chú ý các từ láy (lừng lẫy, sành sỏi, con con...) các cặp đối (3 - 4; 5 - 6). Câu cuối đọc buông nhẹ nhàng, chú ý sắc thái làm chủ hoàn cảnh, tình huống (chi kể, việc con con).
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tổng kết dấu câu
Từ lớp 6 đến lớp 8, các em được học 10 loại dấu câu. Mỗi loại dấu câu có một công dụng riêng, cụ thể như sau:
a. Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuật
Ví dụ: ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.
b. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn
Ví dụ: - Có đồng nào, cụ nhặt nhanh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
(Nam Cao)
c. Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc. Khi đọc phải ngừng ngắt và có thể lên giọng, xuống giọng tuỳ theo từng hoàn cảnh.
Ví dụ: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
(Nam Cao)
d. Dấu phẩy được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói. Ví dụ:
Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai con mắt long sòng sọc.
(Nam Cao)
e. Dấu chấm phẩu dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp, đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Ví dụ: Văn học dân gian thể hiện tâm lý gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn; tâm lý hướng về cội nguồn dân tộc; đề cao lối sống trách nhiệm với cộng đồng; đề cao lối sống trọng nghĩa, quý tài; tự hào về quê hương bản quán.
g. Dấu chấm lửng được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị mục đích của người viết như: tỏ ý chưa liệt kê hết, thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng, biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt
Ví dụ:      
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
(Nguyễn Duy)
h. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu, đặt trước những lời đối thoại, đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số
Ví dụ: Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên và cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
i. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm
Ví dụ: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".
(Nguyễn Ái Quốc)
k. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó, báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Ví dụ:      
+ Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang!
- Bác trai khá rồi chứ?
(Ngô Tất Tố)
+ Tôi lại im lặng cúi đầu xu

File đính kèm:

  • docVan 8 tuan 15 From ADMIN Hoc van 6789.doc
Giáo án liên quan