Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 125 - Bài 31

A. MỤC TIÊU TIẾT HỌC

 - Bước đầu củng cố , hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGk lớp 8( Trừ văn bản tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.

 - Tập trung ôn tập kĩ hơn cụm văn bản thơ ( các bài 18, 19, 20,21)

B. CHUẨN BỊ

GV: Hệ thống hoá các kiến thức đã học bằng bảng phụ

HS: Lập bảng thống kê theo yêu cầu câu hỏi SGk

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Tổ chức

2. Kiểm tra : GV kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới

HĐ1. Khởi động : Hệ thống văn bản ở lớp 8 khá phong phú, đa dạng , gồm nhiều cụm văn bản. Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tổng kết lại phần văn qua các văn bản đã học, chủ yếu là các văn bản thơ.

HĐ2. GV sử dụng bảng phụ

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 125 - Bài 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 31
Tiết 125: Tổng kết phần văn
A. Mục tiêu tiết học 
 - Bước đầu củng cố , hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGk lớp 8( Trừ văn bản tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.
 - Tập trung ôn tập kĩ hơn cụm văn bản thơ ( các bài 18, 19, 20,21)
B. chuẩn bị
GV: Hệ thống hoá các kiến thức đã học bằng bảng phụ
HS: Lập bảng thống kê theo yêu cầu câu hỏi SGk
C. Hoạt động dạy và học
1. Tổ chức 
2. Kiểm tra : GV kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới 
HĐ1. Khởi động : Hệ thống văn bản ở lớp 8 khá phong phú, đa dạng , gồm nhiều cụm văn bản. Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tổng kết lại phần văn qua các văn bản đã học, chủ yếu là các văn bản thơ.
HĐ2. GV sử dụng bảng phụ 
H. Lập bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam từ bài 15 ở lớp 8
 - HS trình bày phần chuẩn bị của mình -> HS khác nhận xét 
 - GV treo bảng phụ -> HS đối chiếu phần chuẩn bị của mình , sửa những sai sót, chép lại chính xác vào vở
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác(B.15)
Phan Bội Châu(1867- 1940)
Thất ngôn bát cú đường luật
Khí phách kiên cường , bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng. 
Giọng điệu hào hùng ,khoáng đạt , có sức lôi cuốn mạnh mẽ 
2.
Đập đá ở Côn lôn (b.15)
Phan Châu Trinh(1872 – 1926)
Thất ngôn bát cú đường luật
Hình tượng đẹp ngang tàng, mãnh liệt của người tù yêu nước , cách mạnh trên đảo Côn Lôn
Bút pháp lãng mạng , Gịong điệu hào hùng , tràn đầy khí thế. 
3
Muốn làm thằng Cuội
( Bài 16)
Tản Đà (1889-1939)
Thất ngôn bát cú đường luật
Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường , muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chị Hằng .
Hồn thơ lãng mạn siêu thoát pha chút ngông nghênh nhưng vẫn rất đáng yêu. 
4
Hai chữ nước nhà( Bài 17)
á nam Trần Tuấn Khải (1895 -1983)
Song thất lục bát 
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước , ý chí cứu nước của đồng bào. 
Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại , giọng điệu trữ tình thống thiết .
5 
 Nhớ rừng (bài 18)
Thế Lữ ( 1907- 1989)
Thơ mới tám chữ 
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại cuộc sống tầm thường , tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ , khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy 
 Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập, nghệ thuật tạo hình đặc sắc. 
6
Ông đồ
(Bài 18)
Vũ Đình Liên
(1913- 1996)
Thơ mới ngũ ngôn 
Tình cảnh đáng thương của ông đồ , qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người tàn tạvà nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa . 
Bình dị, cô đọng, hàm xúc, đối lập, tương phản, hình ảnh thơ nhiều sức gợi cảm , câu hỏi tu từ , tả cảnh ngụ tình …
7
Quê hương
(Bài 19)
Tế Hanh
 1921
Thơ mới tám chữ 
Tình cảm quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển , trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài . 
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộng mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng
8 
Khi con tu hú
Tố Hữu 
( 1920- 2002)
Lục bát
Tình yêu cuộc sống khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù. 
 Giọng thơ tha thiết sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào
9
Tức cảnh Pác Bó (Bài 20)
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tuyệt cú đường luật
Tinh thần lạc quan phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó . Với Người làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một miền vui lớn .
Giọng thơ hóm hỉnh ,nụ cười vuitừ láy miêu tả vừa hiện đại vừa cổ điển
10
Ngắm trăng
(bài 21)
Hồ Chí Minh 
Thất ngôn tứ tuyệt
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm. 
Nhân hoá , điệp từ, câu hỏi tu từ, đối xứng và đối lập 
11
Đi đường 
(Bài30)
Hồ Chí Minh 
Thất ngôn tứ tuyệt
ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang 
Điệp từ, tính đa nghĩa của hình ảnh ,câu thơ ,bài thơ 
II. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và 18,19
H. So sánh phân biệt sự khác biệt về hình thức nghệ thuật trong các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và 18, 19 
 -HS trả lời -> GV tổng kết theo bảng 
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác , Đập đá ở Côn Lôn , Muốn làm thằng cuội , Hai chữ nước nhà 
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tản Đà, Trần Tuấn Khải: Nhà nho tinh thông hán học 
Thơ cũ : hạn định số câu , số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó,đường luật , thể thơ dân tộc, Song thất lục bát , lục bát 
 Cảm xúc cũ , tư duy cũ : cái tôi cá nhân chưa được đề cao và biểu hiện trực tiếp . 
Nhớ rừng, Ông đồ , Quê hương 
 Thhé Lữ, Vũ Đình Liên., Tế Hanh: Những trí thức mới, trẻ, những chiến sĩ cách mạng trẻ, chịu ảnh hưởng văn hoá phương tây 
Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp , phóng khoáng tự do 
 Thể thơ tự do, dổi mới vần điệu, nhịp điệu ; lời thơ tự nhiên , bình dị , giảm tính công thức ước lệ.
 Vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống nhưng đổi mới cảm xúc và tư duy thơ 
4. Củng cố 
 GV hệ thống lại bài 
5. Hướng dẫn học bài 
 Học sinh về nhà học bài 
 Chuẩn bị bài :ôn tập phần tiếng Việt học kì II
 + Chuẩn bị theo yêu cầu SGK

File đính kèm:

  • doctiet125.doc
Giáo án liên quan