Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 7

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Nắm được bố cục văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.

2. Kĩ năng:

- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.

- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.

3. Thái độ:

- Có thái độ học tập tích cực để viết được những bài văn có bố cục rõ ràng.

 * Kĩ năng sống :

- Nhận biết, vận dụng, sáng tạo.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/8/2013 
Ngày giảng: 8A: 24/8/2013
	 8B: 22/8/2013
Tiết 7
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nắm được bố cục văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kĩ năng:
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập tích cực để viết được những bài văn có bố cục rõ ràng.
 * Kĩ năng sống :
- Nhận biết, vận dụng, sáng tạo..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu về bố cục
 Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: Chỉ ra tính thống nhất về chủ đề trong văn bản Trong lòng mẹ?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bố cục của văn bản.
- Mục tiêu:Học sinh hiểu khái niệm bố cục văn bản.Các nhiệm vụ từng phần của văn bản và mối quan hệ giữa các phần trong văn bản.Học sinh biết cách sắp xếp nội dung từng phần trong văn bản.
- Phương pháp: Đàm thoại, gợi tìm, phân tích mẫu.
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bố cục của văn bản.
 - GV Gọi học sinh đọc văn bản ở phần I
? Văn bản đó chia làm mấy phần?
? Cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản?
? Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản là gì?
GV kết luận
Việc trình bày các phần như văn bản trên được gọi là bố cục của văn bản
? Em hiểu thế nào về bố cục của văn bản? Nhiệm vụ của từng phần là gì?
? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?
* Hướng dẫn tìm hiểu cách sắp xếp nội dung phần thân bài:
 GV yêu cầu hs đọc mục 2 SGK
? Phần thân bài văn bản Tôi đi học kể về những sự kiện nào?
? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
- Trình bày theo thứ tự thời gian, không gian.
? Chỉ ra diễn biến của tâm trạng bé Hồng trong “Trong lòng mẹ” ở phần thân bài?
- Tình thương và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ em.
- Niềm vui sướng cực độ của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
? Khi tả người, con vật, phong cảnh… em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Kể trình tự thường gặp mà em biết?
* Thứ tự không gian(tả phong cảnh), chỉnh thể -bộ phận(tả người, con vật), hoặc tình cảm, cảm xúc(tả người). Có thể tả theo thời gian(quá khứ- hiện tại- đồng hiện)
? Phần thân bài văn bản “Người thầy, đạo cao đức trọng” có cách sắp xếp trình tự các sự việc như thế nào?
? Từ sự phân tích trên, cho biết cách sắp xếp các sự việc ở phần thân bài thể hiện như thế nào?
Tùy thuộc vào từng loại bài mà lựa chọn cách sắp xếp cho phù hợp
 GV khái quát các cách sắp xếp trên
bổ sung có thể trình bày theo mạch suy luận.
I. Bố cục của văn bản
1. Ví dụ: Văn bản Người thầy đạo cao đức trọng
2. Nhận xét
- Văn bản có 3 phần: MB, TB, KB
MB: Giới thiệu thầy Chu Văn An
TB: Công lao, uy tín, tính cách của thầy CVA
KB: Tình cảm của mọi người dành cho thầy
-> Quan hệ giữa các phần chặt chẽ, phần sau tiếp nối phần trước. Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của văn bản là phẩm chất cao đẹp của thầy CVA.
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
1. Ví dụ
2. Nhận xét
a, Văn bản Tôi đi học
Hồi tưởng và đồng hiện những kỷ niệm cảm xúc trong lần đến trường đầu tiên.
b, Đoạn trích Trong lòng mẹ
- Tình cảm và thái độ của bé Hồng với người cô và mẹ của em.
c. Khi tả người, vật, phong cảnh
- Có thể tả theo thứ tự thời gian, không gian, cảm xúc.
d. Văn bản Người thầy đạo cao đức trọng
- Theo trình tự kể về tài trước đức sau.
* Ghi nhớ (SGK)/25
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức qua các bài tập. 
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm 
- Thời gian: 15 phút
? Phân tích cách trình bày ý trong 2 đoạn trích a ,b?
- Gv gợi ý học sinh làm bài tập 2
Sự đau đớn, phẫn uất trước những lời xúc phạm của bà cô đối với mẹ bé Hồng.
III . Luyện tập
* Bài 1
a,Trình bày ý theo thứ tự không gian: Giới thiệu đàn chin từ xa à gần à đến tận nơi à đi xa dần
b,Theo không gian(hẹp, rộng): miêu tả trực tiếp Ba Vì. 
c. Bàn luận về mqh giữa lịch sử và truyền thuyết. Liên tưởng, tưởng tượng
* Bài 2 
Sắp xếp theo trình tự tâm trạng cảm xúc với từng sự việc. 
4. Củng cố: 
- GV khái quát nội dung tiết học
- Nhấn mạnh trình tự sắp xếp phần thân bài của văn bản
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc lại bài, làm tiếp bài tập 3/ 27
- Soạn bài: Tức nước vỡ bờ
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 7.doc
Giáo án liên quan