Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 66
A.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức ba phân môn Văn- Tiếng Việt-Tập làm văn
2. Kĩ năng: Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt, văn, kĩ năng tạo lập văn bản đã học ở HKI để hiểu nội dung, ý nghĩa VB hoặc tạo lập VB.
3. Thái độ: Yêu quý bộ môn văn
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
Tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn kiến thức
2. Học sinh
- Soạn bài theo định hướng của GV và SGK
C. Các kĩ năng sống cần GD cho HS
Ngày soạn: 5/12/2013 Ngày giảng: 8A: /12/2013 8B: /12/2013 Tiết 66 ÔN TẬP TỔNG HỢP CHUẨN BỊ KIỂM TRA HỌC KỲ I A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức ba phân môn Văn- Tiếng Việt-Tập làm văn 2. Kĩ năng: Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt, văn, kĩ năng tạo lập văn bản đã học ở HKI để hiểu nội dung, ý nghĩa VB hoặc tạo lập VB. 3. Thái độ: Yêu quý bộ môn văn B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên Tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn kiến thức 2. Học sinh - Soạn bài theo định hướng của GV và SGK C. Các kĩ năng sống cần GD cho HS - KN ra quyết định, ứng phó với căng thẳng, giải quyết VĐ, kiên định, đặt mục tiêu, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức phần văn bản - Mục tiêu: Củng cố hệ thống văn bản đã học trong học kỳ I. Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm văn học, các biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong văn bản. - Phương pháp: Khái quát hóa, tái hiện - Thời gian: 15 phút. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Em hãy kể tên các tác phẩm tự sự đã được học ? - Nêu nội dung, cốt truyện, nhân vật của truyện ? - Nghệ thuật tiêu biểu và ngôn ngữ kể chuyện của mỗi tác phẩm ? Gv khái quát một số nghệ thuật tiêu biểu - Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế - Cách kể chuyện hấp dẫn - Nghệ thuật đảo ngược tình huống - Thủ pháp đối lập tương phản đặc sắc - Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ - Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú,... - Kể tên các tác phẩm trữ tình gồm cả đọc thêm? Đập đá ở Côn Lôn(Phan Châu Trinh) Muốn làm thằng Cuội(Tản Đà) Hai chữ nước nhà(Trần Tuấn Khải) - Đọc thuộc lòng bài thơ đã học ? - Nêu nội dung và biện pháp nghệ thuật trong mỗi bài thơ ? - Các văn bản nhật dụng ? - Em nhận thức được những nội dung nào thông qua các văn bản nhật dụng ? Hs trình bày ý kiến cá nhân Gv nhận xét, khái quát lại A. Phần văn bản - Văn bản tự sự 1. Tôi đi học(Thanh Tịnh) 2. Trong lòng mẹ(Trích Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng) 3. Tức nước vỡ bờ(Trích Tắt đèn-Ngô Tất Tố) 4. Lão Hạc (Nam Cao) 5. Cô bé bán diêm(An –đéc-xen) 6. Đánh nhau với cối xay gió(Trích Đôn-ki-hô-tê – Xéc –van-téc) 7. Chiếc lá cuối cùng(O-hen-ri) 8. Hai cây phong (Trích Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp) - văn bản trữ tình Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác(Phan Bội Châu) - Văn bản nhật dụng 1.Thông tin về ngày trái đất năm 2000 2. Ôn dịch, thuốc lá 3. Bài toán dân số * Hoạt động 3: Hệ thống kiến thức về tiếng Việt - Mục tiêu: Củng cố kiến thức từ vựng, ngữ pháp - Phương pháp: Khái quát, tái hiện - Thời gian: 5 phút. Gv hướng dẫn học sinh ôn tập lại các kiến thức đã học Yêu cầu hs thực hiện tốt các nội dung đã ôn tập ở tiết 62 II. Phần Tiếng Việt * Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức về tập làm văn - Mục tiêu: Củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. Đặc điểm và yêu cầu, cách làmbài văn thuyết minh. - Phương pháp: Khái quát, tái hiện - Thời gian: 15 phút. - Đặc điểm của bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm? Giới thiệu đối tượng tự sự, sự việc chính, nhân vật chính, kết hợp miêu tả, biểu cảm về nhân vật hoặc sự việc HS nêu lại khái niệm? Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu. Vai trò và đặc điểm của văn thuyết minh? - Văn bản thuyết minh có tính chất tri thức khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp xác thực, hữu ích cho con người. - Văn bản thuyết minh hay là một văn bản trình bày rõ ràng hấp dẫn đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh. - Văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động. * LƯU Ý: + Tri thức: văn bản thuyết minh không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng. + Khách quan: văn bản thuyết minh phải phù hợp thực tế và không đòi hỏi người làm bài phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình (người viết phải tôn trọng sự thật) + Thực dụng: văn bản thuyết minh cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Gv giới thiệu cấu trúc bài thuyết minh về di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh III. Phần tập làm văn 1. Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 2. Văn thuyết minh a. Khái niệm b. Vai trò và đặc điểm của văn thuyết minh - Tri thức khách quan, xác thực c. Yêu cầu về văn bản thuyết minh - Phải có tri thức hiểu biết về đối tượng thuyết minh: d. Các phương pháp thuyết minh - Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại 1.1 Bài văn thuyết minh một di tích lịch sử Mở bài: Giới thiệu di tích lịch sử . . .(thường bằng một câu định nghĩa: chỉ ra đặc điểm . . .) Thân bài: Nêu vị trí lịch sử. Nêu lịch sử hình thành. Nêu các phần và mô tả đặc điểm của di tích lịch sử. Vai trò của di tích. Kết bài: Nhận xét đánh giá di tích lịch sử. 1.2. Bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh: a) Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh ... (thường dùng một câu định nghĩa: chỉ ra đặc điểm) b) Thân bài: - Nêu vị trí của danh lam thắng cảnh. - Nêu lịch sử hình thành của danh lam thắng cảnh. - Nêu các phần và mô tả đặc điểm của danh lam thắng cảnh. - Vai trò của cảnh. c) Kết bài: Lời nhận xét, đánh giá về danh lam thắng cảnh. 4. Củng cố: - Gv khái quát kiến thức phần tiếng Việt trong chương trình kì I lớp 8 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiến thức phần từ vựng, ngữ pháp, tìm thêm các ví dụ. - Tập viết đoạn văn có sử dụng kiến thức tiếng Việt( chú ý sử dụng đúng từ ngữ, câu, dấu câu...) - Chuẩn bị bài: Hoạt động ngữ văn * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TIET 66.doc