Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 51

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Đề văn thuyết minh, Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.

 - Cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để viết bài văn thuyết minh.

2. Kỹ năng:

- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.

 - Quan sát nắm được các đặc điểm , cấu tạo nguyên lý vận hành , công dụng . Của đối tượng cần thuyết minh.

- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.

3. Thái độ:

 - Ý thức học tập nghiêm túc, quan sát tỉ mỉ để có tư liệu viết bài thuyết minh.

* GD- KNS: Kĩ năng nhận biết, tìm kiếm và sử dụng thông tin.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 51, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/11/2013 
Ngày giảng: 8A: /11/2013
	 8B: /11 /2013
Tiết 51
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
- Đề văn thuyết minh, Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
 - Cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để viết bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh. 
 - Quan sát nắm được các đặc điểm , cấu tạo nguyên lý vận hành , công dụng…. Của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. 
3. Thái độ: 
 - Ý thức học tập nghiêm túc, quan sát tỉ mỉ để có tư liệu viết bài thuyết minh. 
* GD- KNS: Kĩ năng nhận biết, tìm kiếm và sử dụng thông tin.....
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu
 Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn bản thuyết minh? Văn bản thuyết minh có những đặc điểm chung gì?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn thuyết minh
- Mục tiêu: HS nắm được cách nhận dạng đề văn thuyết minh và cách làm bài văn TM .
 - Phương pháp: Vấn đáp giải thích, nêu và GQVĐ. 
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV đưa thêm một số đề văn khác trên bảng phụ.
? Em hãy gạch chân các đối tượng thuyết minh trong từng đề văn?
? Cho biết đối tượng thuyết minh bao gồm những gì?->
- Đối tượng thuyết minh bao gồm:
 + Con người: Một gương mặt thể thao Việt Nam,...
 + Sự vật(đồ vật, con vật, thực vật, đồ chơi): Hoa ngày tết ở Việt Nam,...
+ Hiện tượng(lễ tết): Tết Trung Thu 
+ di tích, 
+ món ăn 
? Em có nhận xét gì về các đối tượng đó?
?Việc x/đ rõ đtượng TM của đề bài sẽ có t/d ntn khi làm bài?
-Tìm hiểu rõ đtượng TM sẽ x/đ rõ phạm vi tri thức,tìm phương pháp thích hợp
? Nêu đặc điểm nhận dạng đề văn thuyết minh? 
Gv nêu một số đề bổ sung
+ Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.
+ Nón lá Việt Nam.
+ Nhã nhạc cung đình Huế
? Các đề này có điểm gì khác với đề đã cho trong sách giáo khoa?
Không kèm mệnh đề
? Em hãy đặt một số đề văn thuyết minh?
 Giáo viên tổ chức Học sinh trò chơi tiếp sức ). Chia lớp thành 2 nhóm ( trong 5 phút ).
-Yêu cầu Học sinh nhận xét chéo.
-Giáo viên sửa chữa bổ sung. Tuyên dương nhóm làm việc tốt.
VD đề văn thuyết minh:
 a. Đối tượng là con người:
 Ví dụ: Văn Quyến, cầu thủ xuất sắc của thể thao Việt Nam. 
 b. Đối tượng là sự vật:
 Ví dụ: Núi Đọ ở Thanh Hoá.
 c. Đối tượng là hiện tượng:
 Ví dụ: Cúm gà H5N1.
GV chốt đặc điểm của đề văn TM
* Gọi Học sinh đọc.
? Đối tượng TM của v/b là gì?
- Chiếc xe đạp
? Chỉ ra phần MB, TB, KB và cho biết ND mỗi phần ?
1. MB : .........nhờ sức người : giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
2. TB : .....Tay cầm : Trình bày cấu tạo xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó .
- Đoạn 1: cấu tạo của xe đạp. Cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ thống truyền động. 
- Đoạn 2: Cấu tạo và công dụng của hệ thống điều khiển.
- Đoạn 3: Cấu tạo, vị trí, tác dụng của hệ thống chuyên chở.
- Đoạn 4: Một số bộ phận khác.
- Đoạn 5: Công dụng, tiện ích của xe đạp.
3. KB : Còn lại : khẳng định vai trò quan trọng của chiếc xe đạp trong đời sống của người VN hiện tại và trong tương lai .
? Các ý ở phần thân bài có thể đổi chỗ cho nhau được hay không? Vì sao? 
* Các tri thức thuyết minh được sắp xếp theo trình tự từ khái quát đến cụ thể và theo tầm quan trọng của các bộ phận ® Hợp lí.
? Bài viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? Hãy chỉ rõ.
* Gợi ý
? Để giới thiệu khái quát về CXĐ người viết đã sử dụng PPTM nào?
- + Phương pháp định nghĩa: dùng câu C- là, giải thích
? Để nêu cấu tạo của CXĐ người viết đã sử dụng PPTM gì?
- Liệt kê, phân tích, phân loại.
?Em có n/x gì về phương pháp TM liệt kê và phân loại phân tích của bài văn?
-Hợp lí,chặt chẽ:có thể mô tả kĩ lưỡng, chi tiết về ctạo của từng hệ thống và ng.tắc h/đ của nó
Phần KB t/g đã s/d phương bpháp TM nào?
-So sánh,định nghĩa lại(bày tỏ thái độ,t/c)
? Nhận xét về ngôn ngữ thuyết minh trong bài?
* Ngôn ngữ thuyết minh: trong sáng, chính xác, dễ hiểu
 ? Tri thức thuyết minh trong bài viết thuộc lĩnh vực nào? Tác giả đã tích lũy tri thức ấy bằng cách nào?
? Từ việc tìm hiểu văn bản Xe đạp, con hãy rút ra kinh nghiệm gì khi làm bài văn thuyết minh?
GV chốt ý và cho HS đọc ghi nhớ.
 Cách làm bài văn thuyết minh :
* Bước 1: Tìm hiểu đề:
 - Đề có yêu cầu thể loại thuyết minh không?
- Đề yêu cầu thuyết minh đối tượng nào? 
* Bước 2: Tích luỹ kiến thức về đối tượng:
- Quan sát thực tế.
- Tra cứu tài liệu.
- Phân tích.
* Bước 3: Xây dựng bố cục:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh, dùng phương pháp định nghĩa.
- Thân bài: Thuyết minh từng phần, từng bộ phận, từng phương diện ... của đối tượng.
- Kết bài: Thái độ đối với đối tượng thuyết minh. * Bước 4: Tạo văn bản ( viết, nói)
* Bước 5: Kiểm tra, sửa lỗi. 
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
1. Đề văn thuyết minh
a. VD
b. Nhận xét
- Đối tượng TM rất phong phú da dạng
* Nhận dạng đặc điểm đề văn TM
- Đối tượng thuyết minh bao 
- Đề văn thuyết minh thường gồm hai phần: 
 - Phần nêu yêu cầu thuyết minh. Thường dùng các từ Giới thiệu, thuyết minh, trình bày.
 +Phần nêu đối tượng thuyết minh.
* Ghi nhớ SGK/140
2. Cách làm bài văn thuyết minh
* Ví dụ :VB Xe đạp
* Nhận xét
* Đối tượng thuyết minh: Xe đạp.
* Dàn ý: 3 phần.
a. Mở bài: Giới xe đạp là một phương tiện giao thông. 
b. Thân bài: trình bày cấu tạo xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó .
c. Kết bài: khẳng định vai trò quan trọng của xe đạp trong hiện tại và tương lai. 
* Ghi nhớ sgk/140
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào BT thực hành
- Phương pháp: Vấn đáp giải thích, nêu và GQVĐ, HĐ nhóm
- Thời gian:15 phút
HĐ nhóm: 4 nhóm
HS thực hiện xây dựng nội dung chi tiết các phần trong bố cục.
-hs thảo luận thống nhất dàn ý
- Đại diện nhóm trình bày theo 3 phần. GV nhận xét và hướng dẫn HS sửa chữa.
Trong 5 bước làm bài, câu hỏi chỉ yêu cầu làm thực hiện bước nào?
- Đề chỉ chọn bước thứ 3 Xây dựng bố cục văn bản.
Gợi ý chung
+MB:gthiệu chung về nón lá(là một đồ vật gần gũi,quen thuộc ,rất cần thiết đ/v đ/s con người VN)
+TB:-Nón lá có hình chóp,làm từ tre,lá cọ non,mo tre
 -Nón lá có nhiều t/d như che nắng, mưa, làm quà tặng, dụng cụ để múa, vật trang trí
 -nón lá giản dị mộc mạc vốn là biểu tượng cho phụ nữ VN
+KB:-nón lá đã đi vào hồn thơ VN
 -là cảm hứng stạo nghệ thuật hát múa
 -là món quà thuỷ chung :btượng cho vẻ đẹp con người VN
II. Luyện tập
* Đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
* Xây dựng bố cục:
a. Mở bài:
b. Thân bài:
c. Kết luận:
4. Củng cố:
 HS cần nhớ và hiểu được đặc điểm của đề và cách làm bài văn thuyết minh.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm đọc các văn bản thuyết minh
- Chuẩn bị viết bài TLV số 3
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 51.doc
Giáo án liên quan