Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 46
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nắm được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2. Kĩ năng:
- Xđquan hệ nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với y/c giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng linh hoạt và hiệu quả kiểu câu ghép.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu
Học sinh: tập phân tích cấu tạo câu ghép
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A : .8B :
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là câu ghép? Cách nối các vế câu ghép ? Làm bài tập 4 ý a SGK/114.
3. Bài mới:
Ngày soạn: 26/10/2013 Ngày giảng: 8A: /10/2013 8B: /9102013 Tiết 46 CÂU GHÉP (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Nắm được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. - Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép. 2. Kĩ năng: - Xđquan hệ nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. - Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với y/c giao tiếp. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng linh hoạt và hiệu quả kiểu câu ghép. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu Học sinh: tập phân tích cấu tạo câu ghép C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là câu ghép? Cách nối các vế câu ghép ? Làm bài tập 4 ý a SGK/114. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. - Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu. - Thời gian: 20 phút. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * HS đọc VD – SGK. *GV hướng dẫn HS tìm hiểu VD. ? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau đây là quan hệ gì? ( Nguyên nhân – kết quả) ? Trong mối quan hệ đó, mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì? (Vế A biểu thị ý nghĩa khẳng định - Vế B biểu thị ý nghĩa giải thích ) * GV treo bảng phụ:-Đưa VD. *HS đọc VD – GV hướng dẫn HS thực hiện VD, rút ra kết luận về các quan hệ khác của câu ghép. a. Vì Lan chăm chỉ học tập nên năm nào bạn ấy cũng đạt HSG. Quan hệ nguyên nhân – kết quả b. Nếu trời không mưa thì cả lớp sẽ đi chơi. Quan hệ ĐK-giả thiết c. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Quan hệ tương phản d. Gió càng to thì lửa càng bốc lên cao. Quan hệ tăng tiến e. Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Quan hệ đồng thời g. Tôi k qua sông thả diều như thằng Quý và k đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa. Quan hệ bổ sung h. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra. Quan hệ nối tiếp i. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Quan hệ giải thích. k: Tôi đi hay anh đi. Quan hệ lựa chọn ? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy nêu thêm các quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế trong câu ghép? Cho ví dụ minh họa. * GV đưa ví dụ:- Anh đi, nó cũng đi. ? Hãy xác định quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu và rút ra kết luận? * HS nghĩ cá nhân – trả lời.. * HS lấy thêm một số VD. GV kết luận: Có nhiều trường hợp phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp để xác định chính xác quan hệ giữa các vế câu... - GV chốt ý - HS đọc ghi nhớ. I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu * Ví dụ 1: SGK/123. * Nhận xét: - Quan hệ nguyên nhân - kết quả. - (Vế A biểu thị ý nghĩa khẳng định - Vế B biểu thị ý nghĩa giải thích ) * Ghi nhớ: (SGK/123) * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập - Mục tiêu: Biết cách làm các dạng bài tập về nhận diện, phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, thực hành - Thời gian: 20 phút. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập ? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép? ? Cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy? ? Tìm và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế các câu ghép trong đoạn trích? ( Nhóm 1 ý a, nhóm 2 ý b) Có thể tách mỗi vế câu trên thành câu đơn không? Vì sao? - Hướng dẫn học sinh làm bài. - Gọi học sinh đọc đoạn trích. ? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép thứ 2 là quan hệ gì? ? có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không ?Vì sao? II. Luyện tập Bài 1/124 a.Vế 1 và vế 2: Quan hệ nguyên nhân – kết quả (vì) Vế 2 và vế 3: Quan hệ giải thích b. Hai vế câu có quan hệ điều kiện - (giả thiết) - kết quả. c. Các vế câu có quan hệ tăng tiến. d. Các vế câu có quan hệ tương phản. e. Câu 1: dùng quan hệ từ “rồi” nối 2 vế chỉ quan hệ thời gian nối tiếp Câu 2: có quan hệ nguyên nhân – kết quả. Bài 2/124 Có thể giả định các câu ghép như sau: a. (Nếu) trời xanh thẳm (thì) biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch (Nếu) trời rải mây trắng nhạt (thì) biển mơ màng dịu hơi sương. (Nếu) trời âm u mây mưa (thì) biển xám xịt nặng nề (Nếu) trời ầm ầm giông gió (thì) biển đục ngầu giậndữ. à Cả 4 câu ghép, các vế câu đều là quan hệ điều kiện – kết quả. b. Buổi sớm, (khi) mặt trời lên ngang cột buồm (thì) sương tan, Buổi chiều, (khi) nắng vừa nhạt (thì) sương đã buông nhanh xuống mặt biển. à Quan hệ giữa các vế ở hai câu ghép đều là quan hệ nguyên nhân – kết quả. è Không nên tách mỗi vế câu trong câu ghép đã cho ra thành 1 câu đơn vì ý nghĩa của các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bài 4: a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ 2 là quan hệ điều kiện – kết quả. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn. b. Trong các câu ghép còn lại, nếu tách mỗi vế câu thành một câu đơn thì hàng loạt các câu ngắn đứng cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Trong khi đó, cách viết của tác giả gợi ra cách nói kể nể, van vỉ, thiết tha của chị Dậu. 4. Củng cố: HS cần nắm chắc kiến thức về quan hệ của các vế trong câu ghép. 5. Hướng dẫn về nhà: - Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết và phân tích mqh trong câu ghép - Tìm thêm các ví dụ về câu ghép - Chuẩn bị bài: Phương pháp thuyết minh * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 46.doc