Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 27

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

Nắm được khái niệm và các loại tình thái từ. Cách sư dụng tình thái từ.

2. Kĩ năng: Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

3. Thái độ: có ý thức sử dụng tình thái từ.

 * Kĩ năng sống:

- Nhận biết, vận dụng, sáng tạo.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu

 Học sinh: Đọc trước bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2947 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/9/2013 
Ngày giảng: 8A: /9/2013
	 8B: /9/2013
Tiết 27
TÌNH THÁI TỪ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
Nắm được khái niệm và các loại tình thái từ. Cách sư dụng tình thái từ.
2. Kĩ năng: Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ: có ý thức sử dụng tình thái từ.
 * Kĩ năng sống:
- Nhận biết, vận dụng, sáng tạo...
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu
 Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là trợ từ, thán từ cho ví dụ?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của tình thái từ. 
- Mục tiêu: Học sinh hiểu chức năng và một số loại tình thái từ đáng chú ý.
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu, giao tiếp 
- Thời gian: 12 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Gọi học sinh đọc các ví dụ mục I.
? Xác định kiểu câu trong các ví dụ?
? Nếu bỏ các từ in đậm trong các câu a, b, c thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không? Vì sao?
- Câu a không còn là câu nghi vấn nữa. Câu b không còn là câu cầu khiến. Câu c sẽ không là câu cảm thán nữa.
? Từ “ạ” trong ví dụ d biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
? Các từ in đậm trong những ví dụ trên được gọi là tình thái từ. Em hiểu tình thái từ là gì?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ ý 1.
Bài tập nhanh: Xác định tình thái từ trong câu sau:
? Qs vào ví dụ trên em hãy cho biết có các loại TTT nào?
+ Nam học bài chưa hả? TTT nghi vấn
+ Nhanh lên nào, các bạn ơi! TTT cầu khiến.
+ Vui sao một sáng tháng năm! TTT cảm thán.
+ Mình về nhé! TTT biểu thị sắc thái tình cảm.
Hs lấy ví dụ về câu có sử dụng Tình thái từ
- Bạn học bài rồi chứ? 
- Chúng ta đi nào!
- Nó là học sinh giỏi mà!
 GV kết luận, gọi học sinh đọc ghi nhớ .
I. Chức năng của tình thái từ
1.Ví dụ: (SGK)
 2. Nhận xét 
- à: câu nghi vấn
- đi : cầu khiến
- ạ : cảm thán
* Ghi nhớ 1/81
*Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu cách sử dụng tình thái từ
- Mục tiêu: Học sinh biết cách sử dụng tình thái từ cho phù hợp.
- Phương pháp: Vấn đáp 
- Thời gian: 10 phút
- Gọi học sinh đọc ví dụ mục II.
? Các tình thái từ in đậm được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp đó khác nhau như thế nào?
 Bài tập nhanh: Cho câu “Nam học bài” dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên?
- Nam học bài hả? - Nam học bài à?
- Nam học bài đi! - Nam học bài ư?
- Nam học bài nhé!
? Vậy khi nói, viết ta cần sử dụng tình thái từ như thế nào?
- Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (Quan hệ tuổi tác, tình cảm…)
Ví dụ: Lan chờ mình đi nhé!
II. Sử dụng tình thái từ
1.Ví dụ:
2. Nhận xét
-Câu 1(hỏi, thân mật)
-Câu 2(hỏi, kính trọng). 
-Câu 3(cầu khiến, thân mật).
-Câu 4(cầu khiến , kính trọng)
* Ghi nhớ 2/81
* Hoạt động 4: HD luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh nhận biết, phân biệt, giải thích, đặt câu với các tình thái từ.
- Phương pháp: Vấn đáp 
- Thời gian: 10 phút
? Xác định tình thái từ trong bài tập?
Gọi hs trả lời tại chỗ
? Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong bài tập?
 1Hs làm bài trên bảng
Hs làm vào vở bài tập
? Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với các quan hệ xã hội sau?
II. Luyện tập:
Bài 1:
Các câu có dùng tình thái từ: b, c, e, i.
Bài 2:
a.Chứ: nghi vấn.
b.Chứ: nhấn mạnh.	
c.Ư: Hỏi với thái độ phân vân.
d. Nhỉ: Thái độ thân mật.
e. Nhé: Dặn dò, thái độ thân mật.
g.Vậy: Thái độ miễn cưỡng.
h.Cơ mà: Thái độ thuyết phục.
Bài 4:
- Thưa thầy, em xin phép hỏi thầy 1 câu được không ạ?
- Bạn đã học bài rồi chứ?
- Mẹ sắp đi làm phải không ạ?
4. Củng cố: HS hiểu thế nào là tình thái từ, cách sử dụng.
5. Hướng dẫn về nhà:- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết và sử dụng tình thái từ phù hợp với văn cảnh.
- Chuẩn bị bài: Luyện viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 27.doc