Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 54

A. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức:

- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm, cấu tạo, công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân.

- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.

2. Kĩ năng:

 - Tạo lập VB TM

- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.

3. Thái độ:

- Bình tĩnh, nghiêm túc trình bày một vấn đề trước đám đông(Tập thể)

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 54, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2013 
Ngày giảng: 8A: /11/2013
	 8B: /11 /2013
Tiết 54
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH MỘT THỨ
 ĐỒ DÙNG
A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: 
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm, cấu tạo, công dụng…của những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
2. Kĩ năng:	
 - Tạo lập VB TM
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
3. Thái độ: 
- Bình tĩnh, nghiêm túc trình bày một vấn đề trước đám đông(Tập thể)
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Gv : chuẩn bị đề cương cho tiết luyện nói.
- Hs: Chuẩn bị tri thức, làm đề cương.
C. Các kỹ năng sống cần giáo dục cho HS
- Kĩ năng: Tư duy, thể hiện sự tự tin, giao tiếp... 
D. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: Kiểm tra bài tập chuẩn bị ở nhà
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
* Hoạt động 2: Hướng dẫn củng cố kiến thức
- Mục tiêu: Hs ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học. Củng cố kiến thức về bố cục bài văn thuyết minh, các kỹ năng cần thiết khi làm bài văn thuyết minh.
- Phương pháp: thuyết trình, tái hiện
- Thời gian: 7p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Gv yêu cầu học sinh nêu lại các pp thuyết minh đã học
- Trình bày bố cục thông thường của bài văn TM?
- Để làm tốt bài văn TM cần có các kỹ năng nào?
- Đối với bài TM về đồ dùng cần lưu ý điều gì?
- Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, công dụng của đối tượng TM
I. Củng cố kiến thức
1. Các pp thuyết minh
2. Bố cục của bài văn TM
3. Các kỹ năng cơ bản để làm tốt bài văn TM
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
- Mục tiêu: Hs trình bày trước lớp dàn bài về đối tượng TM
- Phương pháp: thuyết trình, HĐ cá nhân…
- Thời gian: 30 phút.
? Xđ đối tượng TM
? Em dự kiến sd những PPTM nào
? Phần MB, E sẽ giới thiệu ntn
? Phần TB, E trình bày những ý nào
? Phích nước gồm những bộ phận nào
? Hiệu quả giữ nhiệt của phích ra sao
? Để sd phích được lâu, ta cần sd, bảo quản ntn
? Phần kết bài làm ntn?
GV tổ chức cho HS luyện nói.
Gọi 1 HS khá lên bảng trình bày bài nói.
- Thời gian: 5 phút
Tiếp tục gọi các HS khác
mỗi hs trình bày một đoạn trong bài TM 
- Đoạn mở bài
- Đoạn thân bài:
+ TM về vỏ phích
+ TM ruột phích
+ Công dụng của phích
+ vai trò của phích
- Đoạn kết bài
* GV hướng dẫn HS nói nghiêm túc, nói thành câu trọn vẹn, dùng đúng từ, mạch lạc, phát âm rõ ràng, âm lượng đủ cho cả lớp nghe.
* GV Nhận xét, đánh giá, 
- Nhận xét kiểu bài, cách trình bày, các pp TM được sử dụng
II. Luyện tập
* Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước
- Đối tượng TM: cái phích nước
- PP TM:
+ Định nghĩa (MB, KB)
+ Liệt kê(cấu tạo, công dụng)
+ So sánh(với những đồ đựng nước #)
+ Số liệu...
1. Dàn ý: 
a, Mở bài : Giới thiệu về cái phích nước(là 1 đồ dùng giữ nhiệt cho nước trong mỗi g/đ)
b, Thân bài :
- Hình dáng của cái phích nước
- Cấu tạo của phích nước
- Vỏ phích và tác dụng
- Ruột phích và tác dụng
- Công dụng của phích
c. Kết bài. :
- Bày tỏ thái độ đối với phích nước.
2. Luyện nói
VD mẫu
* Mở bài: Cái phích nước là đồ dùng quen thuộc trọng mọi gia đình người dân Việt nam, vì thế nó không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chùng ta, nó đã trở nên gắn bó và thân thiết với mỗi chúng ta.
b, Thân bài: Giới thiệu cấu tạo phích nước
+ Lớp vỏ 
Lớp vỏ thường được làm bằng sắt, nhôm nhựa 
- Bao bọc ruột phích khỏi vỡ.
+ Lớp ruột
- Ruột phích như một chai thuỷ tinh có hai lớp, giữa hai lớp có một khoảng cách nhỏ được hút hết các khí người ta gọi lỗ chân không để làm mất khả năng truyền nhiệt ra lớp vỏ.
- Phía trong lớp thuỷ tinh trắng bạccó tác dụng hắt nhiệt trở lạiđể giữ nhiệt.
- Miệng phích nhỏ hơn thân phích làm giảm khả năng thoát nhiệt.
- Phía dưới có một cái núm nhỏ, nơi rút không khí ra, rất dễ nứt. Nếu nứt không khí lọt vào hai lớp thuỷ tinh thì phích không còn khả năng giữ nhiệt.
+ Công dụng và cách sử dụng phích
- Đổ nước sôi 1000C vào phích có thể giữ nhiệt được 6-8 tiếng đồng hồ mà vẫn còn 700C 
- Khi đổ xong nước sôi và phích không ấn chặt phích tránh gây nổ.
- Cần có giá đựng phích để tránh đổ vỡ, gây bỏng con người nhất là trẻ em. 
c. Kết bài: Vì cấu tạo đơn giản sử dụng tiện lợi, bởi vậy từ lâu cái phích đã trở thành vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS ôn tập lại thể loại TM.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu, xây dựng bố cục cho bài văn TM về một vật dụng tự chọn.
- Tự luyện nói ở nhà
- Chuẩn bị cho bài viết số 3
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 54.doc
Giáo án liên quan