Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 10

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết từ ngữ chủ đề, câu chủ đề.

- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và qua hệ nhất định.

-Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.

3. Thái độ:

- Có thái độ học tập tích cực.

 * Kĩ năng sống :

- Nhận biết, giao tiếp, vận dụng.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 Giáo viên: Bài soạn, đoạn văn mẫu

 Học sinh: Đọc trước bài

C. Tiến trình lên lớp

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/8/2013 
Ngày giảng: 8A: 28/8/2013
	 8B: 28/8/2013
Tiết 10
XÂY DỰNG ĐOẠN TRONG VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ ngữ chủ đề, câu chủ đề.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và qua hệ nhất định.
-Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập tích cực. 
 * Kĩ năng sống :
- Nhận biết, giao tiếp, vận dụng...
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, đoạn văn mẫu
 Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: Hoàn cảnh sống, thái độ, tình cảm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm đoạn văn, từ ngữ và câu trong đoạn văn.
-Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là đoạn văn, từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn. Biết cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm.
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc văn bản trong SGK.
? Văn bản trên gồm mấy ý?
? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? Nội dung các ý như thế nào?
? Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
? Vậy theo em, đoạn văn là gì?
Giáo viên chốt lại: đoạn văn là đơn vị trên câu, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản.
- Về hình thức: Viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng.
- Về nội dung: Thường diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn 1 trong phần I.
? Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng được nói tới trong đoạn văn?
-Ngô Tất Tố, ông , học giả, nhà báo ,nhà văn(các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này)
- Gọi học sinh đọc đoạn văn 2.
? Ý nghĩa khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì?
Đánh giá những thành công xuất sắc của NTT về việc tái hiện thực trạng nông thôn Vntruwowcs CM và khẳng định vẻ đẹp của chị Dậu
Tắt đèn…….tiêu biểu của NTT
? Câu nào trong đoạn văn chứa đựng ý khái quát ấy? vì sao?
Câu chứa đựng khái quát của đoạn văn gọi là câu chủ đề. 
Em có nhận xét gì về câu chủ đề? (về nội dung, hình thức, vị trí)
Mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần: chủ ngữ_vị ngữ.
- Đứng ở đầu hoặc cuối đoạn.
GV khái quát từ ngữ thường được nhắc đến nhiều trong đoạn văn gọi là từ then chốt(từ chủ đề) câu khái quát toàn đoạn gọi là câu chủ đề
? Vậy từ sự phân tích trên, em hãy cho biết: từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Vai trò?
- Dựa vào đoạn văn 1 mục I trả lời câu hỏi:
? Đoạn văn 1 có câu chủ đề không?
? Ý đoạn văn được triển khai theo trình tự nào?(song hành)
? Câu chủ đề trong đoạn văn 2 đặt ở vị trí nào?
? Ý của đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào?
Học sinh đọc đoạn văn trang 35
? Đoạn văn có câu chủ đề không? nằm ở vị trí nào?
? Nội dung của đoạn này được trình bày theo trình tự nào?
? Vậy có mấy cách trình bày nội dung trong đoạn văn?
- Khái quát- gọi hs đọc phần ghi nhớ
I. Thế nào là đoạn văn?
1. Ví dụ: Tìm hiểu văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
2. Nhận xét:
- Văn bản gồm 2 đoạn
- Đoạn 1 nói về tác giả NGô Tất Tố
- Đoạn 2 giới thiệu tác phẩm Tắt đèn.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn
1.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
* Ví dụ
* Nhận xét
Văn bản NTT và tác phẩm Tắt đèn
Đoạn 1
- Không có câu chủ đề các câu trình bày song song (Song hành).
Đoạn 2 Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn khái quát toàn đoạn (Diễn dịch).
Đoạn văn b/35 Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn chốt nội dung toàn đoạn 
(Quy nạp).
* Ghi nhớ: ( SGK)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức qua các bài tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- Thời gian: 15 phút
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- GV gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn cách làm. Cho hs thời gian suy nghĩ- gọi trình bày.
- Nhận xét và hướng dẫn các em sửa chữa.
II. Luyện tập
* Bài 1: 
 - Văn bản gồm 2 ý, mỗi (đoạn) ý được diễn đạt thành một đoạn văn.
+ Đoạn 1: Thầy đồ “vốn lười”
+ Đoạn 2: Thầy đồ gàn
* Bài 2:
a) Đoạn diễn dịch: Câu chủ đề ở đầu đoạn. Hai câu sau là cụ thể hoá nhận định khái quát ấy.
b) Đoạn song hành: Các ý tồn tại ngang nhau.
c) Đoạn song hành.
4. Củng cố: 
- GV khái quát nội dung chính: Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề. Các cách trình bày đoạn văn.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Hướng dẫn làm bài tập 3,4
- Chuẩn bị tốt cho viết bài 2 tiết
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 10.doc
Giáo án liên quan