Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 8: Chiếc lá cuối cùng - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp HS khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mỹ O'Hen - ri, rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

A. ỔN ĐỊNH LỚP. KIỂM TRA BÀI CŨ.

- GV ổn định nền nếp bình thường.

- Kiểm tra bài cũ.

+ Phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong bài Đánh nhau với cối xay gió (có sử dụng từ tượng thanh, tương hình, trợ từ, thán từ, từ địa phương.).

+ HS đứng tại chỗ trình bày hoặc các em trao đổi cho nhau đọc thầm, nêu nhận xét về nội dung, hình thức trình bày, sử dụng từ ngữ.

+ GV nhận xét chung và chuyển tiếp vào bài mới :Chiếc lá cuối cùng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 8: Chiếc lá cuối cùng - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chú thích các từ ngữ khó, giải thích sâu thêm một số từ.
4. Từ ngữ khó.
Bí ẩn, hoàng hôn, kiệt tác...
Hoạt động 2 :
II. Phân tích :
- GV gợi ý cho HS hình dung 3 nhân vật và những tình huống trong truyện. Sau đó GV có thể gợi ý để HS dễ theo dõi : Giôn - Xi bị sưng phổi, sắp chết nếu chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Xiu, cô bạn nghèo rất buồn. Ông Bơ - men vẽ chiếc lá thường xuân lên tường. Giôn-Xi khoẻ mạnh trở lại, cụ Bơ men qua đời vì vẽ chiếc lá bị sưng phổi.
(Có thể phân tích nhân vật nào trước cũng được).
- GV cho 1 HS đọc phần Đọc thêm để bổ sung chi tiết khi phân tích nhân vật cụ Bơ - men. Sau đó nêu câu hỏi : Những chi tiết nào trong bài thể hiện tình thương yêu cao cả của cụ đối với Giôn-Xi?
HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung, HS tự ghi ý chính vào vở.
1. Chiếc lá cuối cùng, bức kiệt tác của cụ Bơ -men.
- Cụ Bơ - men : hoạ sĩ nghèo, thất bại trong nghệ thuật, hay chế nhạo sự mềm yếu, tự coi mình là con chó xồm bảo vệ 2 nữ hoạ sĩ trẻ. Dự định vẽ một kiệt tác nhưng chưa bắt đầu.
- Cụ và Xiu nhìn cây thường xuân đang rụng dần từng lá "chẳng nói năng gì": lo lắng cho số phận của Giôn-Xi, suy nghĩ cách để cứu Giôn-Xi, giữ lại chiếc lá cuối cùng.
- Cụ lẳng lặng làm, không nói cho Xiu biết. Truyện không nói đến việc cụ vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao, chỉ đến cuối truyện người đọc biết được qua lời kể của Xiu, mục đích để gây bất ngờ cho Xiu và cả độc giả.
- Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác, vì rất giống (cuống lá, rìa lá răng cưa) khiến Giôn - Xi tưởng chiếc lá thật. Và chính chiếc lá cụ vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn - Xi. Chiếc lá không những được vẽ bằng bút lông, bột màu mà bằng cả tấm lòng yêu thương và sự hy sinh cao thượng. Tên truyện ngắn gắn với chi tiết và nhân vật, chứa đựng nội dung sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm.
Hoạt động 3 :
2. Tình cảm của Xiu.
GV nêu câu hỏi: Trong truyện, Xiu được tác giả miêu tả như thế nào (tâm trạng, tình cảm, thái độ đối với Giôn - Xi)?
HS làm việc theo nhóm, đại diện trả lời. GV bổ sung. HS tự lựa chọn ý chính để ghi vào vở.
- Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn- Xi biểu hiện: Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc lá thường xuân bám trên tường. Khuôn mặt Xiu hốc hác, sợ cô đơn, sợ Giôn - Xi ra đi...
- Xiu ngạc nhiên khi chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên tường sau một đêm mưa tuyết vùi dập. Và cô bình tĩnh kéo màn lần thứ 2 khi biết rõ sự thật. (Nếu cô biết trước ý định vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ - men thì truyện sẽ kém hấp dẫn, sẽ không còn ý nghĩa cái tâm trạng lo lắng thấm đượm tình của Xiu.
Hoạt động 4 :
3. Diễn biến tâm trạng của Giôn - Xi.
- GV nêu câu hỏi: Diễn biến tâm trạng của Giôn - Xi (nhìn cây thường xuân, thấy 1 chiếc lá thường xuân còn lại, nghe tin cụ Bơ - men chết).
HS lần lượt trao đổi, trả lời các câu hỏi trên. Lớp nhận xét. GV bổ sung để HS tự ghi ý chính.
GV hỏi để HS trao đổi thêm:
- Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?
- Với bệnh sưng phổi, những trận mưa tuyết, những chiếc lá cứ dần dần rời cành khiến Giôn - Xi 2 lần bảo Xiu kéo mành lên với vẻ lạnh lùng thản nhiên chờ đón cái chết. Xiu thì lo lắng, lần 1 còn 1 chiếc lá, qua 1 đêm mưa tuyết, liệu kéo mành lần 2 có còn chiếc lá đó không?).
- Lần thứ 2 thấy còn chiếc lá thường xuân, Giôn - Xi vui trở lại (nhìn chiếc lá hồi lâu - không biết đó là chiếc lá do cụ Bơ - men vẽ, chuyện trò thân mật với Xiu, hy vọng sẽ được vẽ vịnh Na - Plơ...).
- Đó là sự hồi sinh trong tâm hồn Giôn - Xi : Cô nghĩ đến sự gan góc của chiếc lá (không biết là vẽ) chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối, buông xuôi muốn chết của mình.
- Kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái chết của cụ Bơ - men (cái chết đáng thương, tội nghiệp và cũng rất cao cả). Giôn - Xi không cần phản ứng gì thêm.
Tác dụng: truyện tăng dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ.
Hoạt động 5 :
4. Đảo ngược tình huống truyện.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về tình huống truyện mà tác giả xây dựng ? HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trả lời. GV bổ sung.
- Giôn - Xi càng tiến dần đến cái chết khiến độc giả cũng thương cảm lo âu. Nhưng tình huống đảo ngược lúc truyện gần kết thúc. Giôn-Xi trở lại với tâm trạng vừa thoát khỏi lo âu, nguy hiểm; cô yêu đời hơn. Các nhân vật trong truyện bất ngờ, độc giả cũng bất ngờ.
- Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh, cái chết của cụ được thông báo cũng vào lúc truyện gần kết thúc. Thêm một lần đảo ngược tình huống. .Nhân vật trong truyện và độc giả lại bất ngờ lần thứ 2.
- Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau (tưởng chết lại sống, và đang khoẻ mạnh lại chết), đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng.
Hiệu quả : gây hứng thú, hấp dẫn riêng của truyện.
Hoạt động 6 :
III. Tổng kết.
- GV nêu yêu cầu để HS có cái nhìn khái quát về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn, và đọc Ghi nhớ.
HS đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét. HS ghi ý chính.
- Giá trị nội dung nhân đạo, lòng thương yêu đùm bọc của những người nghèo khổ. Vẻ đẹp của lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ ấy.
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện gây hấp dẫn. Bút pháp kể, tả và biểu cảm trong đoạn trích được kết hợp vừa phải, mang lại hiệu quả nghệ thuật.
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn. Đọc diễn cảm đoạn trích và phần đọc thêm.
- Làm bài tâp: Viết đoạn văn tóm tắt lại truyện ngắn trong khoảng 8 dòng (chú ý nhân vật quan trọng, sự kiện chính, lời tóm tắt).
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt).
Tiết 3 : Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt)
* Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Hiểu được các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em.
- Bước đầu so sánh các từ ngữ trên với các từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.
* Tiến trình lên lớp.
a. ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ.
+ Tìm các từ tình thái ở địa phương em (để nghi vấn, cầu khiến, biểu cảm).
+ HS đứng tại chỗ trả lời. GV yêu cầu đặt câu với các từ tình thái đó. Lớp nhận xét. GV bổ sung và chuyển tiếp từ những từ tình thái ở địa phương em đến các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích mà địa phương em hay dùng.
+ GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Tổ chức tìm hiểu chương trình từ ngữ địa phương.
Hoạt động 1 :
- GV cho HS nhắc lại khái niệm từ địa phương và nêu vài ví dụ về từ địa phương.
- Sau đó cho HS đặt câu với những từ địa phương đó.
- Lớp nhận xét sắc thái biểu cảm và khả năng giao tiếp của các từ địa phương được sử dụng trong các câu đó (phù hợp đối tượng, vùng miền nào...?)
Hoạt động 2 :
- GV giải thích khái niệm quan hệ ruột thịt, thân thích để HS hiểu đầy đủ hơn.
- GV lần lượt cho HS tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em tương ứng với từ ngữ toàn dân cho trước (theo bảng mẫu).
Chú ý : GV dạy ở vùng nào cho HS tìm từ địa phương ở vùng ấy.
GV có thể mở rộng ra một số vùng khác cũng được, nhưng phải căn cứ vào thời gian.
Ví dụ : Cha (có vùng là bố, cậu, ba...)
- Các nhóm trình bày phần chuẩn bị, lớp nhận xét, giáo viên bổ sung và mở rộng.
- GV chú ý thời gian vì có đến 36 từ ngữ toàn dân trong tiết 1 tìm hiểu từ ngữ địa phương, nếu không sẽ không hết bài.
Hoạt động 3:
- Giáo viên cho HS tìm hiểu bài tập 2: tìm từ ngữ ở địa phương khác. Lớp nhận xét. GV bổ sung.
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm lại từ địa phương cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn, giao tiếp.
- Làm bài tập 3 : Sưu tầm một số thơ ca có dùng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt ở địa phương em.
- Chuẩn bị bài tiết sau : Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Tiết 4 : Lập dàn ý cho b ài văn tự sự 
 kết hợp với miêu tảvà biểu cảm
* Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS :
- Nhận diện được bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy.
* Tiến trình lên lớp :
a. ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ. 
+ Tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong Dế mèn phiêu lưu kí và Bức tranh của em gái tôi.
+ HS đứng tại chỗ trình bày bài tập. Lớp nhận xét.
+ GV đánh giá, bổ sung và chuyển tiếp vào bài mới.
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
I. Dàn ý của bài văn tự sự.
GV cho 1 HS đọc tốt đọc lại văn bản Món quà sinh nhật (SGK). Sau đó cho HS lấy vở bài tập đã chuẩn bị ở nhà để trả lời các câu hỏi:
+ Nội dung khái quát mỗi phần.
+ Nhân vật, sự kiện, thời gian...
+ Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm...
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Mở bài: Từ đầu đến... bày la liệt lên bàn (tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật).
Thân bài: Tiếp đó đến ... chỉ gật đầu không nói (kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn).
Kết bài : Còn lại (cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật).
- Trong văn bản này, tác giả vừa kể theo trình tự thời gian (diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật) nhưng có lúc dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra (lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa...) tạo nên tính biểu cảm.
- Điều tạo nên bất ngờ của truyện là tình huống truyện: đưa người đọc vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách nhân vật Trang - người kể chuyện, về sự chậm trễ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật, suýt nữa trách nhầm người bạn đến chậm có tấm lòng thơm thảo - là Trinh, không phải là món quà Trinh mua vội trên vỉa hẻ, cửa hiệu... mà Trinh đã ấp ủ, nâng niu nghĩ đến suốt bao ngày nay.
Hoạt động 2 :
Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với 
Qua các nội dung vừa tìm hiểu trên, GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét về bố cục và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, đánh giá; nêu ý chính của mỗi phần (rút ra cách xây dựng dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm). Kết hợp với nội dung trong SGK và phần ghi nhớ, HS đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung và HS ghi ý chính vào vở.
miê

File đính kèm:

  • docBai 8 Chuong trinh dia phuong phan Tieng Viet.doc
Giáo án liên quan