Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 7: Đánh nhau với cối xay gió - Tình thái từ - Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, đánh giá

* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp HS thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tex xây dựng cặp nhân vật bất hủ là Đôn-Ki-hô-tê và Xan-chô Pan - xa tương phản về mọi mặt, và đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

A. ỔN ĐỊNH LỚP. KIỂM TRA BÀI CŨ.

- GV ổn định những nền nếp bình thường.

- Kiểm tra bài cũ

+ Tóm tắt truyện ngắn Em bé bán diêm (10 dòng).

(Yêu cầu giữ lại những sự việc chính và nhân vật chính).

+ Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về Em bé bán diêm (chân thành, xúc động).

+ GV cho HS trình bày, lớp nhận xét.

GV cho điểm, bổ sung, chuyển tiếp giới thiệu bài mới.

B. TỔ CHỨC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 7: Đánh nhau với cối xay gió - Tình thái từ - Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, đánh giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc đúng phong cách kể và tả.
Đọc trong sự so sánh, tương phản của 2 nhân vật.
- GV cho HS đứng tại chỗ trả lời về bố cục và ý từng đoạn.
Lớp nhận xét. GV bổ sung. HS tự ghi vào vở phần bố cục.
3. Bố cục.
Phần 1 : Từ đấu đến ... không cân sức (trước khi diễn ra trận đánh với cối xay gió).
Phần 2 : Tiếp đó đến ... toạc nửa vai (đánh nhau với cối xay gió).
Phần 3 : Còn lại (sau khi đánh nhau với cối xay gió).
- GV cho 1 HS đọc phần chú thích về từ ngữ. GV giải nghĩa thêm một số từ ngữ trong đoạn trích.
4. Từ ngữ khó.
Giám mã, phụng sự, chiến lợi phẩm, hiệp sĩ giang hồ, thâm thù...
Hoạt động 2 :
II. Phân tích.
- GV nêu câu hỏi: Qua các sự việc trong đoạn trích, em thấy Đôn-Ki-hô-tê được tác giả miêu tả như thế nào? (Về trí tuệ, ước muốn hành động...)
HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét. GV bổ sung. HS tự lựa chọn ý chính để ghi.
1. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê.
- Đôn (chỉ quý tộc). Lão khoảng 50 tuổi, gầy gò (xem bức tranh), cưỡi ngựa còm, áo sắt - mũ sắt - giáo sắt dài nhưng toàn thứ han gỉ của tổ tiên để lại.
- Thích đọc loại sách hiệp sĩ và bắt chước những nhân vật hiệp sĩ lang thang để tiễu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện (ý tốt).
- Đầu óc mê muội, không còn tỉnh táo. Nhìn thấy những chiếc cối xay gió lại tưởng những tên khổng lồ gian ác, sau đó lại tưởng là pháp thuật của pháp sư Phô-re-stôn... Lão muốn tiêu diệt lũ ấy... (đây là khát vọng tốt đẹp, là mặt tốt của Đôn Ki) nhưng chỉ tiếc đầu óc hoang tưởng đã làm lão hảo huyền.
- GV hỏi : Cách miêu tả Đôn Ki - hô - tê trong cuộc giao tranh với cối xay gió tạo ra tiếng cười như thế nào?
- GV nêu câu hỏi đánh giá : Đôn Ki - hô - tê là người thế nào trong con mắt người đời?
HS đứng tại chỗ trả lời.
- Lão không biết sợ, xông vào giao tranh với cối xay gió, trận chiến không cân sức, gây nực cười (tên của đoạn trích : Đánh nhau với cối xay gió): cười hài hước.
- Lão bị trọng thương nhưng không rên rỉ (đức tính tốt) nhưng là bắt chước kiểu hiệp sĩ giang hồ... trong sách vở.
- Lão không quan tâm đến các nhu cầu khác (ăn, ngủ). Tất cả chỉ vì "Tình nương Đuyn - xê - ni - a".
- Đôn Ki - hô - tê trở thành nhân vật nực cười, đáng trách mà cũng đáng thương.
Hoạt động 3 :
2. Giám mã Xan-cho Pan-xa.
- GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu về nhân vật Xan-chô Pan - xa (những mặt ưu và khuyết điểm?)
- Là bác nông dân béo, lùn; nhận làm giám mã cho Đôn Ki với hi vọng được làm thống đốc, cai quản vài đảo nhỏ.
Đủng đỉnh cưỡi lừa đi theo chủ, luôn mang theo rượu và thức ăn ngon.
- Giám mã tỉnh táo khi nhìn thấy những cối xay gió. Khi chủ muốn tấn công, bác đã khuyên ngăn. Khi Đôn Ki xông vào giao tranh với cối xay gió thì không theo (chỗ này giám mã không đúng, dù giám mã là con người nhút nhát, sợ sệt, hơi đau một chút là rên rỉ...).
- Chỉ quan tâm đến nhu cầu vật chất hàng ngày (ăn, ngủ). Cho nên có lúc giám mã trở nên tầm thường.
- Giám mã Xan-chô Pan-xa trong con mắt người đời?
- Giám mã là nhân vật của đời thường, có những nét đáng quý nhưng cũng có những mặt đáng trách.
Hoạt động 4 :
3. Cặp nhân vật tương phản.
- GV nêu câu hỏi để HS thấy rõ nghệ thuật xây dựng cặp nhân vật tương phản của nhà văn. (dòng dõi, khát vọng, hành động...)
HS làm việc theo nhóm. GV chia đôi bảng, ghi tên 2 nhân vật để HS dễ theo dõi.
- Đôn Ki - hô - tê.
+ Quý tộc, cao lênh kênh và cưỡi ngựa.
+ Khát vọng cao cả, muốn giúp ích cho đời.
+ Mê muội, hão huyền, dũng cảm.
- Xan-chô Pan - xa.
+ Nông dân, thấp lùn và cưỡi lừa.
+ Ước muốn tầm thường, chỉ nghĩ đến bản thân.
+ Tỉnh táo, thiết thực, hèn nhát.
- Các khía cạnh đều tương phản, đối lập nhau. Càng đặt bên càng đối lập và mỗi nhân vật càng làm nổi bật cho nhân vật kia. Đó chính là nghệ thuật đặc sắc của tiểu thuyết nói chung và của đoạn trích nói riêng.
Hoạt động 5 :
III. Tổng kết.
GV nêu câu hỏi định hướng tổng kết về nội dung, nghệ thuật và bài học rút ra từ đoạn trích này.
HS đứng tại chỗ trả lời.
GV bổ sung, cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
HS ghi ý chính vào vở.
- Nội dung : Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được miêu tả không dài, qua đó tác giả bộc lộ tính cách, phẩm chất của 2 nhân vật tương phản nhau, làm nổi bật nhau.
Mỗi nhân vật đều có mặt tích cực và hạn chế đáng trách.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sự đối lập, tự nhiên.
- Bài học: phải có óc thực tiễn khi hành động, không viễn vông cũng không vì vật chất tầm thường.
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Đọc diễn cảm văn bản. Suy nghĩ về cách xây dựng 2 nhân vật bên cạnh nhau.
- Làm bài tập : viết đoạn văn (10 dòng) phát biểu cảm nghĩ khi học xong đoạn trích (có sử dụng từ địa phương, từ tượng hình, tượng thanh, trợ từ, thán từ...)
- Chuẩn bị bài cho tiết sau : Tình thái từ
Tiết 3 :	Tình thái từ
* Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS :
- Hiểu được thế nào là tình thái từ.
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
* Tiến trình lên lớp.
a. ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài cũ : 
+ Đặt 5 câu có dùng thán từ, chủ đề nhà trường - mùa thu - bạn bè.
+ Giải thích câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.
+ 2 HS lên bảng trình bày 2 bài tập.
+ GV kiểm tra tình hình làm bài của HS, sau đó cho HS nhận xét, bổ sung bài giải của bạn.
+ GV nhận xét chung, chuyển tiếp giới thiệu bài mới : Tình thái từ.
B. tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
I. chức năng của tình thái từ.
- GV cho 1 HS đọc 4 ví dụ a, b, c, d. GV nêu câu hỏi, gợi ý. HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung (bỏ các từ in đậm).
a. Mẹ đi làm rồi à?
b. Con nín đi !
c. Thương thay cũng một kiếp người.
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi !
d. Em chào cô ạ !
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về vai trò, chức năng của các từ in nghiêng đó.
- GV cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ, nhấn mạnh khái niệm tình thái từ và chức năng của tình thái từ.
- So sánh các ví dụ.
Câu a: Bỏ à sẽ không còn là câu nghi vấn.
Câu b : Bỏ đi sẽ không còn là câu cầu khiến.
Câu c : Bỏ thay thì câu cảm thám không tạo lập được.
Câu d : Bỏ ạ thì tính lễ phép không còn cao nữa.
Vậy: Các từ in nghiêng trên được sử dụng để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Đó là những tình thái từ.
- Từ à để tạo câu hỏi, từ đi để tạo câu cầu khiến. Từ thay để tạo câu cảm thán, từ ạ để biểu thị sắc thái tình cảm.
- Ghi nhớ 
+ Tình thái từ : tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thám, biểu thị sắc thái tình cảm.
+ Các loại tình thái từ : Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, biểu thị thái độ.
Hoạt động 2:
Ii. Sử dụng tình thái từ.
- GV cho HS đứng tại chỗ trả lời, trao đổi các ví dụ về sử dụng tình thái từ. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS lấy thêm ví dụ về sử dụng tình thái từ. Sau đó gợi ý để HS trình bày những yêu cầu khi sử dụng tình thái từ ?
HS ghi ý chính vào vở?
- Cách sử dụng : 
+ Bạn chưa về à ? (hỏi, thân mật).
+ Thầy mệt ạ? (hỏi, kính trọng).
+ Bạn giúp tôi một tay nhá! (cầu khiến, thân mật).
+ Bác giúp cháu một tay ạ! (cầu khiến, kính trọng).
- Khi sử dụng tình thái từ phải chú ý hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, thứ bậc xã hội...
Hoạt động 3 :
III. Luyện tập
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1, HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài tập 1 : Điền dấu (+) là tình thái từ, dấu (-) không phải là tình thái từ trong các câu :
a (-), b(+), c (+), d (-), e(+),g(-), h(-), i(+).
- HS đọc yêu cầu bài tập 2. Các nhóm trao đổi và trình bày trước lớp. GV nhận xét, bổ sung.
(HS ghi nhanh vào vở)
Bài tập 2 : Nghĩa các từ tình thái in nghiêng trong các câu : 
a. Chứ: nghi vấn, điều muốn hỏi ít nhiều đã khẳng định.
b. Chứ: nhấn mạnh, cho là không thể khác được.
c. Ư : hỏi, với thái đội phân vân.
e. Nhỉ : Thái đội thân mật.
e. Nhé : Dặn dò, thái độ thân mật.
g. Vậy : Thái độ miễn cưỡng.
h. Cơ mà : Thái độ thuyết phục.
- HS làm bài tập vào giấy nháp, đứng tại chỗ trình bày. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
Bài tập 3 : Đặt câu với các từ tình thái cho trước.
Mẫu: Điều ấy tôi đã biết trước rồi mà!
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 4. HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung. HS ghi nhanh vào vở.
Bài tập 4 : Đặt câu hỏi có các tình thái từ phù hợp:
+ Thưa thầy, hôm nay thầy có lên lớp không ạ?
+ Hôm nay bạn cũng đi sinh nhật Nam chứ ạ?
+ Chủ nhật này bố có về không ạ?
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm khái niệm, chức năng và cách sử dụng tình thái từ.
- Làm bài tập 5: Tìm các tình thái từ ở địa phương em hoặc địa phương khác.
(GV gợi ý các từ hỏi, cầu khiến, cảm thán, biểu thị cảm xúc).
- Chuẩn bị bài tiết sau : Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Tiết 4 : Luyện tập viết đoạn văn tự sự 
kết hợp với miêu tảvà biểu cảm
* Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS thông qua thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.
* Tiến trình lên lớp.
a. ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Viết đoạn văn kể lại chuyến về thăm quê, gặp bà (có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm).
+ HS đứng tại chỗ đọc phần chuẩn bị ở nhà.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét chung, đánh giá và chuyển tiếp vào tiết luyện tập này.
b. Tổ chức luyện tập.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
i. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- GV cho 1 HS đọc 3 sự việc, nhân vật (đánh vỡ lọ hoa, giúp bà cụ trên đường, nhận được quà sinh nhật).
GV lưu ý HS các bước xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm (HS ghi ý chính vào vở).
GV chia 3 nội dung cho 3 nhóm. Các nhóm trao đổi và trình bày dự định xây dựng đoạn văn tự sự theo yêu cầu của đề ra.
- Các bước xây dựng đoạn văn tự sự (SGK).
1. Lựa chọn sự việc chính.
2. Lựa chọn ngôi kể, cách xưng hô.
3. Xác định thứ tự kể (câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra như thế nào và kết thúc ra sao?)
4. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự.
5. Viết thành đoạn văn kể chuyện kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lý.
Hoạt động 2 :
- Viết đoạn văn 10 dòng
GV cho HS viết đoạn văn tự sự trong khoảng 5 - 7 phút. Sau đó 3 em đọc 3 bài (3 nội 

File đính kèm:

  • docBai 7 Danh nhau voi coi xay gio.doc
Giáo án liên quan