Giáo án Ngữ văn 7 - Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

 I.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức : Cảm nhận vẻ đẹp trong sáng, đầm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ.

 2. Kĩ năng : phân tích các nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

 3. Thái độ: Biết tôn trọng, yêu thương, vâng lời bà dạy

 II. NỘI DUNG HỌC TẬP: nội dung v nghệ thuật

 II. CHUẨN BỊ

 - IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS

 2. Kiểm tra miệng: (5 pht)

 ? Đọc lại bài thơ Cảnh khuya.Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ

 - Cảnh trăng khuya ở rừng Việt Bắc, các sự vật như hòa hợp vào nhau. Nghệ thuật so sánh, điệp từ, liệt kê. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu của Bác.

 ? Đọc bài Rằm tháng giêng . Phân tích bài thơ

 - Cảnh trăng thoáng đãng, bao la. Điệp từ xuân, liệt kê. Các sự vật trong cảnh như thắm được mùa xuân, điều đó càng làm cho trăng thêm đẹp. Bác đang bận bịu lo cho tình hình chiến sự nhưng vẫn dành tình yêu cho cảnh. Một phong thái ung dung, lãng mạn của người chiến sĩ cách mạng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 3255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 3. Thái độ: Biết tôn trọng, yêu thương, vâng lời bà dạy
 II. NỘI DUNG HỌC TẬP: nội dung và nghệ thuật
 II. CHUẨN BỊ
 - GV : tµi liƯu tham kh¶o
 - HS : §äc, tr¶ lêi c©u hái SGK.
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS
 2. Kiểm tra miệng: (5 phút)
 ? Đọc lại bài thơ Cảnh khuya.Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ 
 - Cảnh trăng khuya ở rừng Việt Bắc, các sự vật như hòa hợp vào nhau. Nghệ thuật so sánh, điệp từ, liệt kê. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu của Bác.
 ? Đọc bài Rằm tháng giêng . Phân tích bài thơ
 - Cảnh trăng thoáng đãng, bao la. Điệp từ xuân, liệt kê. Các sự vật trong cảnh như thắm được mùa xuân, điều đó càng làm cho trăng thêm đẹp. Bác đang bận bịu lo cho tình hình chiến sự nhưng vẫn dành tình yêu cho cảnh. Một phong thái ung dung, lãng mạn của người chiến sĩ cách mạng.
 3. Tiến trình bài học 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới(2 phút)
Hoạt động 2: tìm hiểu tác giả, tác phẩm(5 phút)
 ? Nêu vài nét về tác giả tác phẩm?
 -XQuỳnh có1 hồn thơ trẻ trung,sôi nổi,tha thiết mạnh bạo, giàu nữ tính.Thơ XQuỳnh thường viết về những điều bình dị,gần gũi trong đsống thường nhật,trong gia đình,t/ yêu,tình mẹ con.Bthơ Thuyền và biển,cổ tích về loài người..
 - Bài thơ được sáng tác trên đường hành quân trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Hoạt động 3: Đọc –tìm hiểu chú thích(5 phút)
- Hướng dẫn đọc, chú ý đọc diễn cảm thể hiện tình cảm bà cháu và cảm xúc của tác giả: Vui, bồi hồi
?Giải thích các chú thích: Lang mặt, sương muối, chéo go, trúc bâu.
? Bài thơ làm theo thể thơ 5 tiếng, nhưng cũng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, số câu trong mỗi khổ thơ?
(*Có thể cho HS nhắc lại số câu, chữ, vần trong thơ 5 chữ qua các bài thơ ngũ ngôn đã học. Liên hệ bài thơ Đêm nay bác không ngủ).
-Thể thơ ngũ ngôn nhưng có sự sáng tạo.
 + Số câu trong khổ không theo qui định.
 + Số chữ mỗi câu: có câu 3 chữ.
 +Vần: ở cuối câu nhưng không cố định và ít có vần trong khổ thơ. à Thơ tự do
Hoạt động 4: Phân tích bài thơ.(15 phút)
? Mạch cảm xúc bài thơ được khơi gợi từ việc gì?
 -Nghe tiếng gà trưa.(lặp lại 4 lần)
 ?Từ tiếng gà trưa, người chiến sĩ có sự liên tưởng, hồi ức, suy ngẫm, mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào? 
 -Trên đường hành quân, người chiến sĩ nghe tiếng gà trưa gợi về những kỷ niệm tuổi thơ(MB). Hình ảnh gà mái mơ vàng, hình ảnh người bà với tình yêu sự chắt chiu chăm lo cho cháu, những ước mơ tuổi thơ(TB). Tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu khắc sâu thêm tình yêu quê hương, đất nước.(KB)
*Củng cố có tính tích hợp về cách lập ý trong văn biểu cảm. Hồi tưởng, liên tưởng, suy ngẫm rất cần thiết để biểu cảm.
 ? Bài thơ chia ra mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?Ba đoạn.
 + Đoạn đầu: Đến tuổi thơ ® Tiếng gà trưa đánh thức cảm xúc, tình cảm làng quê.
 + Đoạn 2: Đến sột soạt ® Những kỷ niệm tuổi thơ từ tiếng gà khơi gợi.
 + Đoạn còn lại: ® Những suy nghĩ từ tiếng gà trưa.
 - Phân tích đoạn 1: Đọc lại khổ thơ đầu.
?Hoàn cảnh tác giả lắng nghe tiếng gà?
-Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân.
?Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí của tác giả chỉ chỉ bị thu hút bởi tiếng gà trưa?
-Nó là âm thanh làng quê gợi cuộc sống thanh bình-> Tiếng gà gợi kỷ niệm khó quên.
?Những cảm xúc mới lạ do tiếng gà gợi lên trong lòng tác giả?
-Những trưa xao động; chân đỡ mới; tuổi thơ hiện về.
? Tác giả lắng nghe tiếng gà phải chăng chỉ bằng thính giác?
-Tác giả lắng nghe tiếng gà không chỉ bằng thính giác mà bằng cả cảm xúc của tâm hồn.
?Qua đó thể hiện tình cảm gì của tác giả?
 -Tình làng quê thắm thiết, sâu nặng .
 * Diễn giảng, liên hệ, chuyển ý.
- Phân tích đoạn 2 :Kỉ niệm của tuổi thơ.
* Đọc lại đoạn thơ: Khổ 2,3,4,5,6 
? Đoạn thơ có nghệ thuật gì? Tác dụng?
 -Điệp ngữ: Tiếng gà trưa, lặp lại đầu mỗi khổ thơ, gợi lại một hình ảnh kỷ niệm thân thương.
? Theo em, tại sao tranh lại vẽ bà và quả trứng?
 * HS tự phát biểu, GV chốt lại ý.
-Hình ảnh này làm sống Lại kỷ niệm tuổi thơ, hình ảnh này theo tác giả trên suốt con đường đời.
?Những kỷ niệm mà tiếng gà gợi lại?
 (Gợi cho các em phát hiện chi tiết)
+Hình ảnh những con gà mái, với những quả trứng hồng.
+Sự hiếu kỳ tuổi nhỏ
+Niềm vui có áo mới.
* GV bình giảng về những kỷ niệm đúng với tâm sinh lý trẻ thơ.
 ? Lời thơ “Này con gà mái” được lặp lại có tác dụng gì?
 -Biểu hiện tình cảm nồng hậu, gần gũi thân thương, sự gắn bó của con người với gia đình và làng quê.
 ? Em có nhận xét gì về kỷ niệm trong mỗi chúng ta?
-Bình dị nhưng gắn bó.
? Trong âm thanh tiếng gà trưa, còn gợi cho tác giả hình ảnh nào nữa?
-Kỷ niệm về hình ảnh người bà.
 Đọc lại khổ thơ 4, 5, 6.
 ? Đó là những kỷ niệm nào về bà?
 -Lơì bà mắng;Cách bà chăm chút từng quả trứng; Nỗi lo sợ gà toi; Mua quần áo cho cháu.
? Chi tiết bà mắng cháu, gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình bà cháu?
 -Lời mắng yêu vì bà muốn cháu được xinh đẹp, chi tiết chân thật, giản dị mà sâu sắc tình bà dành cho cháu, nhớ lại kỷ niệm này người cháu cảm nhận được tình cảm bà dành cho mình.
? Em nghĩ gì về hình ảnh bà chắt chiu quả trứng trên tay?
 -Người bà thôn quê chịu thương chịu khó trong cuộc sống còn nhiều lo toan 
 ? Hình ảnh người bà hiện lên với những đức tính quí báo nào?
 -Nghèo nhưng hiền; hết lòng vì cháu, chịu đựng, nhẫn nại, hi sinh.
 ? Những chắt chiu của bà được đền bù bằng niềm vui nào của cháu?
 -Vui vì có quần áo mới, vui vì được bà thương yêu chăm sóc, cảm nhận tình cảm ấm áp từ bà.
 Đây là kỷ niệm thiêng liêng không gì quên được.
 ? Em có thể đọc câu thơ nào về tình bà cháu( hay hát về bà).
 - Liên hệ bài thơ: “bếp lửa” của Bằng Việt.
 Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp yêu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
 Tình bà cháu thể hiện trong lời nói, cử chỉ bình thường nhưng khó phai nhạt vì tình cảm chân thật nhất, ấm áp nhất, tình cảm gia đình là cội nguồn tình cảm không thể thiếu trong mỗi con người.
 * Chuyển ý: Đọc khổ thơ cuối 
 ? Khổ thơ cho em biết suy nghĩ gì của tác giả?
 -Càng nhớ về kỷ niệm năm xưa, hình ảnh người bà càng in đậm trong tâm hồn cháu và trở thành niềm trân trọng kính yêu, chân thành và biết ơn.
 ? Tình cảm gia đình được nâng cao như thế nào?
 -Dẫn đến tình cảm cao hơn đó là tình yêu xóm làng, quê hương, đất nước.
 ? Nhận xét về phép lặp từ “Vì”?
 -Kđịnh mđích chiến đấu cao cả nhưng cũng hết sức bình thường.
 ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật bài thơ?
 -Sử dụng phép điệp ngữ.Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gợi cảm.
 Giàu hình ảnh chận thật của cuộc sống đời thường.
 * Đọc ghi nhớ SGK/151
 Hoạt động 3: Luyện tập.(5 phút)
 - Tổ thảo luận bài tập 2, giới hạn thời gian Đại diện tổ l trình bày, 
I. Tác giả – tác phẩm: SGK/150
- Xuân Quỳnh
- Sáng tác trên đường hành quân trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ
II.Đọc-tìm hiểu chú thích:SGK/150,151
1. Đọc 
2. Chú thích : SGK
3. Thể thơ : thơ tự do.
III. Phân tích văn bản
1. Mạch cảm xúc : Nghe tiếng gà trưa
2. Hoàn cảnh tác giả lắng nghe tiếng gà
- Trưa nắng,trong xóm nhỏ, trên đường hành quân
- Tiếng gà gợi kỉ niệm khó quên
-Tác giả lắng nghe tiếng gà không chỉ bằng thính giác mà bằng cả cảm xúc của tâm hồn.
®Tình làng quê thắm thiết sâu nặng
2. Kỉ niệm tuổi thơ
-Điệp ngữ: Tiếng gà trưa, lặp lại đầu mỗi khổ thơ, gợi lại một hình ảnh kỷ niệm thân thương.
-Tiếng gà trưa gợi những kỷ niệm tuổi thơ.
+ Kỉ niệm từ những hình ảnh quen thuộc: Gà mái, sự hiếu kì, quần áo mới.
 + Kỉ niệm về người bà: Bảo ban, chắt chiu, lo lắng, yêu thương cháu
® Đây là kỉ niệm thiêng liêng không gì quên được
3.Những suy nghĩ từ tiếng gà trưa
- Tình yêu bà đã khắc sâu, tô đậm thêm tình yêu đối với quê hương, đất nước.
* Ghi nhớ: SGK/151
III. Luyện tập:
 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức) (5 phút)
 - Mạch cảm xúc cảu bài thơ được gợi lên từ việc gì?
 + Nghe tiếng gà trưa
 - Tác giả lắng nghe tiếng gà trong hoàn cảnh như thế nào?
 + Trưa nắng,trong xóm nhỏ, trên đường hành quân
 + Tiếng gà gợi kỉ niệm khó quên
 + Tác giả lắng nghe tiếng gà không chỉ bằng thính giác mà bằng cả cảm xúc của tâm hồn.
 ®Tình làng quê thắm thiết sâu nặng
 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà) (3 phút)
 * Đối với bài học ở tiết học này
 - Về nhà học bài, học ghi nhớ, làm bài tập vào VBT
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 - Chuẩn bị bài: “ Điệp ngữ”. Chuẩn bị câu trả lời trong vở bài tập.
 V. PHỤ LỤC : Tư liệu về tác giả Xuân Quỳnh
 V. RÚT KINH NGHIỆM:
a.Nội dung........................................................................................................................................................................
.............................................
b.Phương pháp.............................................................................................

File đính kèm:

  • docNgu Van 7 Bai 13 tiet 5354 Tieng ga trua.doc