Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 3, Tiết 10: Văn bản Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

 I.Mục tiêu dạy học

 1.Kiến thức .

Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của các bài ca dao về tình yêu quê hương -đất nước- con người.

 2. Kĩ năng.

 Phân biệt các dạng bài dân ca. Rèn luyện khả năng đọc hiểu các bài ca dao- dân ca về tình yêu qh-đn-cn.

 .3.Tình cảm

Giáo dục tình cảm yêu mến,thích thú với các làn điệu dân ca việt nam. Tình cảm yêu quê hương đất nước.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 3, Tiết 10: Văn bản Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lớp :7a. Tiết:. Ngày dạy:  Sĩ số: ..Vắng:.
 7b. Tiết:. Ngày dạy:  Sĩ số: ..Vắng..
 7c. Tiết:. Ngày dạy:  Sĩ số: ..Vắng:.
 Bài:3. Tiết: 10. Văn bản.
Những câu hát về tình yêu 
quê hương -đất nước- con người
 I.Mục tiêu dạy học 
 1.Kiến thức .
Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của các bài ca dao về tình yêu quê hương -đất nước- con người.
 2. Kĩ năng.
 Phân biệt các dạng bài dân ca. Rèn luyện khả năng đọc hiểu các bài ca dao- dân ca về tình yêu qh-đn-cn.
 .3.Tình cảm 
Giáo dục tình cảm yêu mến,thích thú với các làn điệu dân ca việt nam. Tình cảm yêu quê hương đất nước.
.II.Chuẩn bị .
-H/s đọc ,chuẩn bị bài ở nhà.
-G/v một số bài dân ca có cùng chủ đề về tình yêu quê hương- đất nước- con người.
III.Tiến trình bài học .
ổn định tổ chức .
Kiểm tra bài cũ.
? Đọc và trình bày nội dung ý nghĩa 1 bài ca dao mà em thích.
Bài mới . Giới thiệu bài
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 H/dẫn tìm hiểu chung văn bản
- Giới thiệu giọng đọc,yêu cầu đọc văn bản.
- Nhận xét ,dánh giá.
?Em hãy đọc vài câu ca dao hay hát 1 bài dân ca mà em biết?
- Nêu ra một số bài ca có cùng chủ đề.
- Y/cầu giải thích từ khó.
? Vì sao 4 câu hát khác nhau có thể hợp thành 1 văn bản?
-Kết luận:
? Chỉ ra nội dung bố cục từng bài ca?
? Các bài ca sử dụng những cách diễn đạt nào?
- Chốt nội dung chính cần đạt .
? Theo em những câu hát này thuộc kiểu văn tự sự hay biểu cảm?
- Chốt nội dung cần đạt.
- Chú ý, nghe.
- Đọc
- Nhận xét.
- Chú ý
- Đọc, nhận xét.
- Chú ý.
- Dựa vào nội dung chú thích, trả lời.
- Suy nghĩ , trả lời.
- Chú ý.
- Suy nghĩ, trả lời
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Chú ý.
-Suy nghĩ, trả lời .
-nhận xét .
-Chú ý.
I. Đọc ,tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc,chú giải.
2. Cấu trúc các bài ca.
- 4 bài ca là 4 câu hát tập trung phản ánh tình yêu qh-đn-cn.
+ Bài ca1: Ca ngợi cảnh đẹp đất nớc.
+Bài ca2: Ca ngợi vẻ đẹp kinh thành Thăng Long.
+ Bài ca3: Ca ngợi cảnh đẹp xứ Huế
+ Bài ca4: Ca ngợi phong cảnh đồng quê
- Các bài ca sử dụng thể thơ lục bát và song thất lục bát. Lối hát đối đáp.
- Các bài ca đều thuộc kiểu văn bản biểu cảm.
HĐ2 H/dẫn tìm hiểu nội dung bài ca dao 1
-Y/cầu đọc nội dung bài ca dao 1.
? Bài ca dao có lời của mấy người ? Chỉ ra bố cục của bài?
- Chốt nội dung cần đạt.
? Những địa danh nào được nhắc đến trong bài ca?
- Chốt nội dung cần đạt.
? Những địa danh có đặc điểm gì chung , riêng.
- Chốt nội dung cần đạt.
- Đọc , chú ý nghe. 
- Suy nghĩ ,trả lời
- Chú ý.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Bổ sung ý kiến
- Chú ý, ghi vở.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét , bổ sung ý kiến
- Chú ý, ghi vở.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
Bài ca dao 1.
- Là lời đối đáp của đôi trai gái :
+ Phần đầu : Lời người hỏi
+ Phần sau : Lời người đáp.
- Các địa danh :
+ 5 cửa ô Hà Nội
+Sông Lục Đầu
+ Sông Thương
+Núi Tản Viên
+ Đền Sòng
+ Thannh Hóa 
+ Lam Sơn.
- Điểm riêng :Mỗi địa danh gắn với mỗi địa phương. 
- Điểm chung: Đều là nơi nổi tiếng về lịch sử ,văn hóa của đất nước.
HĐ3: H/dẫn tìm hiểu nội dung bài ca dao 2
- Y/cầu đọc nội dung bài ca dao2.
? Bài ca nói tới những địa danh nào? Vì sao bài ca dao không trực tiếp nói đến những địa danh đó ?
-Giảng bình:
-Chú ý nghe.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nhận xét , bổ sung ý kiến
- Chú ý nghe, ghi vở.
2.Bài ca dao 2.
- Hồ gươm , cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên , tháp Bút .
-> Tất cả đều là thắng cảnh của kinh thành Thăng Long xưa. 
- Đó vừa là vẻ đep của truyền thống , của văn hóa. Bài ca khơi gợi tình cảm yêu quí , lòng tự hào v ề thủ đô Hà Nội văn hiến.
HĐ4: H/dẫn tìm hiểu nội dung bài ca dao 3
-Y/cầu đọc nội dung bài ca dao.
? Nhận xét tác dụng ,ý nghĩa của từ láy “Quanh quanh”?
- Đưa ra nội dung cần đạt 
 ? Các tính từ “non xanh” “nước biếc”
Có tác dụng gợi tả vẻ đẹp nào của xứ Huế?
- Chốt nội dung cần đạt.
? Đại từ “Ai” có tác dụng như thế nào trong bài?
- Kết luận:
? Nội dung nào ẩn chứa trong bài ca?
- Giảng bình:
- Đọc, chú ý nghe.
-Suy nghĩ, trả lời .
- Bổ sung ý kiến
- Chú ý .
- Suy nghĩ, trả lời.
- Bổ sung ý kiến.
-Chú ý .
- Suy nghĩ, trả lời.
- Bổ sung ý kiến
-Chú ý .
-Trả lời.
- Chú ý nghe , ghi vở.
3. Bài ca dao 3
- Từ láy: “Quanh quanh” gợi mở hình ảnh con đường uốn khúc , mếm mại.
- Các tính từ : “non xanh”“nước biếc”
Gợi tả màu xanh của núi , nước hòa lẫn tạo vẻ đẹp êm dịu , tươi mát hiền hòa.
-Đại từ “Ai” sử dụng như 1 lời mời chào mọi người đến với xứ Huế
=>Bài ca thể hiện tình cảm yêu mến, lòng tự hào trước cảnh đẹp xứ Huế.
HĐ5: H/dẫn tìm hiểu nội dung bài ca dao 4 
-Y/cầu đọc nội dung bài ca dao.
? Hãy nêu nhận xét của em về cấu tạo của 2 câu thơ đầu ? Tác dụng?
- Giảng bình:
? Tác dụng của phép so sánh “Thân em như chẽn lúa đòng đòng” ?
- Chốt nội dung cần đạt.
? Bài ca dao phản ánh những vẻ đẹp nào? Tình cảm nào?
- Kết luận.
- Đọc , chú ý nghe.
- Suy nghĩ ,trả lời
- Bổ sung ý kiến
- Chú ý ghi vở.
- Trả lời, nhận xét , bổ sung ý kiến.
- Chú ý .
- Suy nghĩ, trả lời.
- Chú ý, ghi vở.
4.Bài ca dao 4.
- Nghệ thuật đảo , lặp ở 2 câu thơ đầu tạo ấn tượng với phong cảnh:
+ Đồng lúa xanh tốt 
+ Cảm xúc phấn chấn , yêu đời của người nông dân .
-Phép so sánh gợi tả vẻ đẹp đầy sức sống của người thôn nữ trên cánh đồng lúa. 
=> Bài ca dao ca ngợi cảnh và người ở thôn quê. Thể hiện tình cảm yêu quí niềm tự hào với quê hương.
4. Củng cố
Hệ thống hóa nội dung bài học
5.Dặn dò
H/dẫn chuẩn bị bài từ láy.

File đính kèm:

  • doctiet10 nhungvauhatvetinhyeuqh-dn-cn.doc