Đề kiểm tra văn bản học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

I. Phấn trắc nghiệm (2.0 điểm)

Câu 1 (0.25 điểm): Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" được viết trong thời kỳ nào ?

 A. Kháng chiến chống Pháp. D. Những năm đầu thế kỷ XX.

 B. Kháng chiến chống Mỹ. C. Thời kỳ đất nước xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Câu 2 (0.25 điểm): Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ qua nhiều phương diện. Điều đó đúng hay sai?

 A. Sai B. Đúng

Câu 3 (0.25 điểm): Dòng nào nói đúng nội dung của tục ngữ?

A. Diễn tả tình cảm của nhân dân lao động.

B. Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp.

C. Là những câu chuyện kể về các sự tích loài vật.

D. Là những kinh nghiệm của nhân dân ta.

Câu 4 (0.75 điểm): Nối cột A (Tên văn bản) với cột B (Tên tác giả) tương ứng:

Cột A Cột B Đáp án

1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta a. Hoài Thanh 1 -

2. Ý nghĩa văn chương b. Phạm Văn Đồng 2 -

3. Đức tính giản dị của Bác Hồ c. Đặng Thai Mai 3 -

 d. Hồ Chí Minh

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra văn bản học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KIỂM TRA VĂN BẢN HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề này gồm 07 câu, 01 trang)
I. Phấn trắc nghiệm (2.0 điểm)
Câu 1 (0.25 điểm): Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" được viết trong thời kỳ nào ?
 A. Kháng chiến chống Pháp. D. Những năm đầu thế kỷ XX.
 B. Kháng chiến chống Mỹ. C. Thời kỳ đất nước xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Câu 2 (0.25 điểm): Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ qua nhiều phương diện. Điều đó đúng hay sai?
 A. Sai 
 B. Đúng
Câu 3 (0.25 điểm): Dòng nào nói đúng nội dung của tục ngữ?
Diễn tả tình cảm của nhân dân lao động.
Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp.
Là những câu chuyện kể về các sự tích loài vật.
Là những kinh nghiệm của nhân dân ta.
Câu 4 (0.75 điểm): Nối cột A (Tên văn bản) với cột B (Tên tác giả) tương ứng:
Cột A
Cột B
Đáp án
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
a. Hoài Thanh
1 - 
2. Ý nghĩa văn chương
b. Phạm Văn Đồng
2 -
3. Đức tính giản dị của Bác Hồ
c. Đặng Thai Mai
3 - 
d. Hồ Chí Minh
Câu 5 (0.5 điểm): Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thiện một câu tục ngữ đã học:
 " Một . . . . . . . . . . . . . . . . bằng mười . . . . . . . . . . . . . . . . .."
II. Phần tự luận (8.0 điểm).
Câu 1 (3.0 điểm): 
 “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.
 a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?Của ai ? 
 b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên ?
Câu 2 (5,0 điểm). Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” .
----------------------Hết----------------
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN - HKII
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Hướng dẫn chấm gồm 07 câu, 02 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Giám khảo cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khách quan, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý : Điểm bài kiểm tra có thể lẻ đến 0,25 và làm tròn đến số thập phân thứ 2.
 B. YÊU CẦU CỤ THỂ
I. Phấn trắc nghiệm (2.0 điểm)
* Mức tối đa: Học sinh lựa chọn đúng các phương án sau:
Câu
1
2
3
4
5
Phương án
A
B
D
mÆt ng­êi 
mÆt cña
1-> d 
2-> a
3-> b
Điểm đạt
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
*Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào việc lựa chọn các phương án của HS để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm từ 0,25 đến 1,0 điểm cho từng câu trong bài làm bài của học sinh.
*Mức không đạt: HS lựa chọn đáp án sai hoặc không làm bài.
II. Phần tự luận (8.0 điểm).
Câu 1: (3.0 điểm) 
a. Mức tối đa: 
* Về phương diện nội dung (2.75 điểm): Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo đủ những nội dung cơ bản sau: 
Phần
Nội dung
Điểm
a
- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Ý nghĩa văn chương”.
-Tác giả : Hoài Thanh.
0,25
0,25
b
Nêu được nội dung đoạn văn:
- Văn chương rất kì diệu, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người.
- Lòng thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động, sáng tạo, mơ ước vươn tới những chân trời bao la những tình cảm ấy do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.
- Văn chương làm cho cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm sắc màu ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
- Cuộc đời không thể thiếu văn chương.Văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn.
0,5
0,75
0,5
0,5
*Về hình thức và các tiêu chí khác: ( 0,25 điểm)
 + Đoạn văn viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 + Lời văn mạch lạc trong sáng. 
+ Mức độ chưa tối đa: - Học sinh trả lời được một trong các yêu cầu trên.
+ Mức không đạt: - Học sinh trả lời sai so với các yêu cầu trên.
 - Học sinh bỏ không làm.
Câu 2 (5,0 đ). 
a.Mức tối đa:
*Về nội dung: 4,0 điểm):
+ Đảm bảo hệ thống ý theo một trình tự hợp lí.
+ Vận dụng tốt các phương pháp xây dựng đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
+ Bài làm sáng tạo có sức hấp dẫn với người đọc.
+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
Phần
Nội dung
Điểm
Mở đoạn
- “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ hay nêu lên bài học về lòng biết ơn.
0,5
Thân đoạn
- “Ăn quả” là được hưởng thụ chất dẻo thơm, vị ngon ngọt do người trồng cây vất vả làm ra.
-“ Nhớ” là biểu thị lòng biết ơn. 
-“ Nhớ kẻ trồng cây” là nhớ ơn nhân dân lao động.
- “ Quả” còn có nghĩa bóng như công ơn cha mẹ, ơn thầy cô, ơn các anh hùng liệt sĩ
- Lòng biết ơn là bài học làm người. Không thể vong ơn bội nghĩa.
- Trái với đạo lí ấy là những kẻ ăn cháo đái bát, vô đạo. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Kết đoạn
- Đây là một câu tục ngữ hay dạy ta về lòng biết ơn, sống tình nghĩa thủy chung.
0,5
*Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
 + Bài viết đảm bảo bố cục ba phần theo cấu trúc của một đoạn văn.
 + Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 + Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh. 
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu 
 trên
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.	
------------------------Hết -------------------------
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
MA TRẬN 
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN - HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Ma trận gồm 02 chủ đề, 01 trang)
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp thấp
Cấp cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.
Nghị luận 
dân gian
Nhớ chính xác câu tục ngữ.
 Nhớ nội dung của tục ngữ.
Vận dụng hiểu biết về tục ngữ   viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0.75
7.5%
1
5.0
 50%
3
5.75
57.5%
2.
Nghị luận hiện đại
-Nhớ thời gian viết vb  “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ”
-Nhớ tên tác phẩm, tác giả.
Hiểu nội dung văn bản“Đức tính giản dị của Bác Hồ ” 
Nêu được tên tác giả, tác phầm và nội dung ý nghĩa một đoạn văn trong văn bản 
 “Ý nghĩa văn chương”
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1.0
10%
1
0,25
2,5
1
3
30%
4
4.25
42.5%
T.S câu
T.S điểm
Tỉ lệ %
6
5.0
50%
1
5.0
 50%
7
10
100%

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_van_ban_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2018_201.doc