Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11, 12 - Trường THCS Hoàng Diệu

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Mức độ cần đạt:

- Hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

- Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong bài thơ.

2. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.

- Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.

- Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.

- Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc diểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.

3. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.

- Rèn kĩ năng đọc- hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.

II/ CHUẨN BỊ:

 

docx30 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11, 12 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vất vả của bố?
- Tác giả tả bàn chân, ngón chân.
- Rất thương bố.
? Ở đoạn 2 tác giả kể việc gì với từ ngữ như thế nào?
- Kể về việc bố ngâm chân nước muối, đôi chân bố di chuyển với bao nỗi vất vả của công việc, thương bố vất vả sớm chiều lo cho cuộc sống gia đình.
? Đọan cuối cùng bộc lộ tình cảm một cch như thế nào?
- Bộc lộ một cách trực tiếp tình cảm thương đôi chân của bố vất vả nhiều nên thành bệnh.
? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt trong đọan văn trên ?
- Miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. 
? Qua phương thức biểu đạt đó tác giả thể hiện điều gì?
- Thể hiện tình cảm kính trọng thương yêu đối với sự vất vả và bệnh tật của bố.
GV: Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả, tự sự. Miêu tả trong hồi tưởng không phải miêu tả trực tiếp, cách đó góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.
? Từ 2 ví dụ trên em hãy cho biết trong văn biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả như thế nào ?
- Hs trả lời.
Gv: Văn biểu cảm là loại văn chủ yếu bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc của người viết. Nhưng cứ trình bày một cách đơn điệu khô khan thì bài văn không có sức hấp dẫn. Chính vì vậy người ta bắt đầu bằng những yếu tố tự sự, miêu tả có sức gợi cảm lớn để bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
- Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã miêu tả chiếc bánh trôi nước để bày tỏ thái độ bênh vực ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ và phê phán xã hội phong kiến đầy những bất công đối với họ.
- Nhà thơ Nguyễn Khuyến với chuyện bạn đến chơi nhà thấy ông có một cuộc sống rất khó khăn nhưng qua đó ông lại đưa ra một triết lí sâu sắc về tình bạn.
 Trong văn biểu cảm tự sự và miêu tả không nhằm mục đích kể, tả đầy đủ sự việc hay phong cảnh một cáh chi tiết mà nhằm khêu gợi cảm xúc.
? Vậy yếu tố nào vẫn quyết định?
- Yếu tố biểu cảm còn hai yếu tố trên có tác dụng khơi nguồn cảm xúc. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Gv gọi hs đọc bài tập 1. Gv đưa ra câu hỏi thảo luận.
Các nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung
Gv nhận xét sửa sai chốt ý
Gợi ý kể theo trình tự sau: 
- Tả cảnh gió mùa thu ra sao ?
- Gió đã gây ra tai họa gì?
 Hành động của những đứa trẻ tâm trạng ấm ức của tác giả
 Cảnh mưa , dột của ngôi nhà và cảnh sống cực khổ.
Sự ước mơ của Đỗ Phủ trong đêm mưa ấy.
* Gv gọi Hs đọc bài “ kẹo mầm” sgk Tr 138-139 
Hs làm theo nhóm và trình bày trước lớp.
Gv nhận xét và ghi bài.
I. Bài học:
* Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
- Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh.
II/ Luyện tập:
Bài tập 1: Kể theo trình tự thời gian như sau:
- Tả cảnh gió mùa và tác hại của nó đối với ngôi nhà của tác giả.
- Kể diễn biến sự việc mái nhà mái nhà của tác giả bị tốc mái.
- Kể lại hành động của những đứa trẻ hàng xómvà tâm trạng m c, đau lòng của tác giả.
Tả cảnh mưa nhà dột, cảnh sống cực khổ của gia đình nhà thơ và tâm trạng của ông.
- Nêu lên ước mơ của tác giả trong hoàn cảnh khó khăn ấy.
Bài tập 2: Em hãy viết lại thành một văn bản biểu cảm.
- Yếu tố tự sự:
+ Chuyện đổi tóc lấy kẹo mầm ngày trước.
+ Loại kẹo mà được làm từ mầm của lúa.
+ Loại kẹo chỉ đổi tóc rối mà không bán.
- Miêu tả:
+ Cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa.
+ Hình ảnh mẹ với tư thế cái lược chải đầu.
+ Kết quả: Vò tóc rối, giắt lên mái nhà.
- Biểu cảm: 
+ Lòng nhớ mẹ khôn xiết.
+ Kí ức cảm xúc quà kẹo mầm tuổi thơ.
+ Lời gọi: Mẹ ơi!
4. Củng cố: 
- Nêu các cách lập ý của bài văn biểu cảm. 
- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm có tác dụng như thế nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài. Lập dàn ý cho bài “ kẹo mầm” . 
- Soạn bài mới: “ Cảnh khuya và rằm tháng giêng”
VI/ RÚT KINH NGHIỆM: 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 12 Ngày soạn: 15/10/2013 
Tiết 45 Ngày dạy: 01/11/2013 
 Văn bản: CẢNH KHUYA 
 VÀ RẰM THÁNG GIÊNG
 (Nguyên Tiêu)
	( Hồ Chí Minh) 
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Mức độ cần đạt:
- Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Cảnh Khuya” và bài thơ chữ Hán “Rằm tháng giêng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ- nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
3. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy dược chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng. 
4.Thái độ: Trân trọng những tình cảm, nhân cách cao đẹp, yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
* LGTTHCM: Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
II/ CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên : - TLTK: SGV, STKBG, Sách CKTKN.
 - ĐDDH: tranh ảnh sgk , tranh minh họa, phiếu học tập.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. 
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: 
 1. Đọc thuộc lòng bài thơ “bài ca nhà tranh bị gió thu phá”? 
 2. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Đáp án: 1. Hs đọc thuộc bài thơ to, rõ ràng, mạch lạc.(5đ)
 2. HS trả lời đúng giá trị nội dung và nghệ thuật (5đ)
2. Giới thiệu bài mới: 
Bác Hồ - vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc tuy Bác đã đi xa nhưng hình ảnh Người cùng với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn luôn in đậm, khắc sâu trong mỗi con tim của mỗi người dân Việt nam. Khi người còn sống, mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn giành tình yêu cho thiên. Trong đêm khuya thanh vắng, nơi rừng sâu núi thẳm Người đã tình cờ bắt gặp cảnh đêm trăng nơi chiến khu đã mang đến cho nhà thơ niềm cảm xúc trào dâng sáng tác nên những vần thơ thật trữ tình. Đó chính là hai bài thơ mà chúng ta sẽ học hôm nay là bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.
Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu chung: 
Gv gọi hs đọc chú thích * trong sgk trang 141.
Hs đọc chú thích.
? Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiêp cùa Hồ Chí Minh?
GV bổ sung thêm một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp cuả Hồ Chí Minh.
? Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hs trả lời.
Gv: Hai bài thơ được sáng tác trong chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1947- 1948)
? Nêu cụ thể thời điểm sáng tác cuả từng bài?
? Hai bài thơ thuộc thể thơ gì?
- Thất ngôn tứ tuyệt.
Gv: Tuy hai bài thơ được Bác viết cách nhau khoảng hơn một năm ( 1947- 1948) nhưng cả hai đều có một điểm chung là đều cùng khơi nguồn cảm hứng từ cảnh đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc, cùng thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và thể hiện phong thái ung dung lạc quan của Bác trước vận mệnh của đất nước.
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản.
Bài đầu đọc nhanh, bài sau đọc giọng chậm ri v su lắng.
Gv đọc mẫu một lần
Hs đọc lại gv nhận xét sửa sai.
Gv giải nghĩa một số từ khĩ.
 Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Cho hs đọc bài thơ “Cảnh khuya”.
? Hai câu đầu được miêu tả nội dung gì?
- Vẻ đẹp của cảnh đêm trăng ở rừng Việt Bắc.
? Cảnh thiên nhiên được miêu tả cụ thể bằng âm thanh cuả sự vật nào? 
- Tiếng suối.
- Tiếng hát xa.
? Để miêu tả tiếng suối tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- So sánh tiêng suối như tiếng hát xa, khiến tiếng suối gần gũi với con người hơn.
? Trong chương trình Ngữ Văn 7 cũng có một nhà thơ từng miêu tả tiếng suối. Đó là baì thơ nào? Haỹ nhắc laị câu thơ có chứa hình ảnh tiếng suối?
- Côn Sơn suối chảy rì rầm. 
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
 (Côn Sơn ca – Nguy ễn Trãi)
? Nhận xét cái hay ở từng câu thơ?
Gv: Cách so sánh này tuy hay nhưng cũng vẫn là âm thanh của thiên nhiên. Còn trong bài thơ này của Bác nó trở nên gần gũi với con người hơn, mang sức sống trẻ trung hơn.
? Nếu như câu thơ thứ nhất được Bác cảm nhận bằng thính giác thì câu thơ thứ hai được Bác cảm nhận bằng giác quan nào?
- Thị giác : “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
? Câu thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
- Biện pháp điệp từ: “lồng” taọ nên sự đan xen, hoà quyện giữa trăng, cổ thụ và hoa. Các sự vật tưởng như xa nhau lại gần gũi tạo nên sự hài hòa, lung linh.
? Qua câu thơ em thử hình dung xem vẻ đẹp của thiên nhiên ở đây được hiện ra như thế nào?
- Câu thơ đã vẽ ra hình ảnh một đêm trăng thật thật tuyệt đẹp ở đây hình ảnh ánh trăng chiếu xuyên qua cành lá. Bóng lá, bóng cây, bóng trăng in xuống mặt đất, in vào khóm hoa tạo thành muôn ngàn những bông hoa tươi sang, kì diệu.
- Với điệp từ “lồng” tạo nên một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối, chỉ với hai màu là sáng - tối và trắng - đen đã tạo nên sự lung linh huyền ảo.
Gv: Thiên nhiên ở đây như có sự sống biết vận động như con người, lồng vào nhau nâng đỡ nhau, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp ấm áp một vẻ đẹp có hồn.
? Nghệ thuật được sử dụng ở hai câu tơ đầu?
- Hình ảnh so sánh độc đáo, điệp ngữ.
? Hai câu thơ trên đã gợi lên vẻ đẹp thiên nhiên chiến khu Việt Bắc như thế nào?
- Bức tranh tươi đẹp yên, gần gũi và có hơi ấm của con người.
GV cho học sinh đọc hai câu cuối.
? Nội dung của câu thứ 3 thể hiện tâm trang gì của nhà thơ?
- Người chưa ngủ.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
- So sánh
? Chỉ ra hình ảnh so sánh?
- Cảnh khuya như vẽ.
? “Cảnh khuya như vẽ” nghĩa là cảnh như thế nào ?
- Cảnh đêm trăng đẹp như một bức tranh của người họa sĩ.
? Câu thơ thứ 3 có nhiệm vụ gì ?
- Là cầu giữa 2 câu thơ đầu và câu thơ cu

File đính kèm:

  • docxTuần 11+ 12.docx
Giáo án liên quan