Giáo án Ngữ văn 7 - Điệp ngữ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

 1. Điệp ngữ là gì?

a) Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ Tiếng gà trưa.

Gợi ý: Lưu ý các từ ngữ được lặp lại ở khổ đầu, khổ cuối bài thơ, đặc biệt là cụm từTiếng gà trưa được lặp lại 5 lần trong suốt bài thơ.

b) Nhận xét về tác dụng của việc lặp đi lặp lại từ ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa.

Gợi ý: Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật ý, gây ấn tượng, gợi cảm xúc, tạo nhịp điệu.

2. Các loại điệp ngữ

So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ dưới đây để thấy được đặc điểm của mỗi dạng điệp ngữ:

a) Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều

[.]

Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em, thương em biết mấy.

(Phạm Tiến Duật)

b) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

 Ngàn dâu xanh ngắt một màu

 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Đoàn Thị Điểm)

 

doc2 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Điệp ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỆP NGỮ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
 1. Điệp ngữ là gì?
a) Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ Tiếng gà trưa.
Gợi ý: Lưu ý các từ ngữ được lặp lại ở khổ đầu, khổ cuối bài thơ, đặc biệt là cụm từTiếng gà trưa được lặp lại 5 lần trong suốt bài thơ.
b) Nhận xét về tác dụng của việc lặp đi lặp lại từ ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa.
Gợi ý: Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật ý, gây ấn tượng, gợi cảm xúc, tạo nhịp điệu.
2. Các loại điệp ngữ
So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ dưới đây để thấy được đặc điểm của mỗi dạng điệp ngữ:
a)                          Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[...]
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
b)                          Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
    Ngàn dâu xanh ngắt một màu
        Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoàn Thị Điểm)
Gợi ý:
- Chú ý vào các từ in đậm.
- Các từ “nghe” trong khổ thơ thứ nhất bài Tiếng gà trưa lặp lại theo hình thức điệp nối tiếp.
- Điệp ngữ trong đoạn thơ a) là dạng điệp nối tiếp, trong đoạn thơ b) là dạng điệp vòng tròn.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của nó.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
(Hồ Chí Minh)
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
Gợi ý:
- Các từ in đậm là các từ nằm trong phép điệp (tự chỉ ra cách thức điệp trong những trường hợp này).
- Tác dụng của điệp ngữ:
+ Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy.
+ Trong bài ca dao, các điệp ngữ có tác dụng khắc hoạ sự vất vả gian nan của người nông dân.
2. Tìm và xác định loại điệp ngữ trong các câu sau:
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
(Khánh Hoài)
Gợi ý: Chú ý các cụm từ xa nhau, một giấc mơ (điệp nối tiếp).
3. Nhận xét về sự lặp lại từ ngữ trong đoạn văn sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em ...
Gợi ý: Việc lặp lại quá nhiều từ trong đoạn văn trên không phải là phép tu từ. Nó tạo ra cảm giác nặng nề, nhàm chán.
Có thể chữa lại như sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em dành khu đất ấy để trồng các loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái chính những bông hoa ấy để tặng chị và mẹ của em.
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng điệp ngữ và cho biết mục đích sử dụng các điệp ngữ ấy.
Gợi ý: Vận dụng các kiến thức về điệp ngữ đã học để tạo lập đoạn văn. Chú ý tránh sự lặp lại mà không tạo ra hiệu quả nghệ thuật.
LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị ở nhà
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
- Xác định đối tượng biểu cảm:
+ Cảnh thiên nhiên trong bài thơ;
+ Tình cảm của tác giả.
- Định hướng tình cảm cho bài làm:
+ Chi tiết nào của bài thơ làm em thích thú? Vì sao?
+ Qua bài thơ, em hiểu được gì về tác giả Hồ Chí Minh?
b) Lập dàn bài
Lập dàn ý cho từng phần theo bố cục ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả bài thơ; nêu cảm nghĩ chung của mình về bài thơ.
- Thân bài:
+ Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài thơ;
+ Tưởng tượng ra khung cảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tình và nêu cảm nghĩ của mình về những gì vừa tưởng tượng;
+ Cảm nhận, đánh giá về những chi tiết mà mình thấy thích thú, theo trình tự trước sau;
+ Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
- Kết bài: Nhấn mạnh tình cảm của mình đối với bài thơ.
2. Thực hành trên lớp
a) Chia tổ để tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị;
b) Nghe và tự nhận xét lẫn nhau, tự sửa chữa bài nói của mình;
c) Nghe các bài nói tiêu biểu của cả lớp, ghi chép những nhận xét, sửa chữa của thầy, cô giáo; tự hoàn thiện bài của mình.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Yêu cầu
- Thể loại: Văn biểu cảm
- Nội dung:
+ Trình bày những cảm xúc, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.
+ Trong phần Mở bài, cần giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
+ Phần Thân bài nêu cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
+ Phần Kết bài nêu ấn tượng chung về tác phẩm.

File đính kèm:

  • docVan 7 tuan 14.doc