Đề thi học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án)

 Câu 1: (6 điểm)

 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

 “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:

“Yêu nhau yêu cả đường đi

Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.

 (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)

 Câu 2: (14 điểm)

 Có ý kiến đã nhận xét rằng:

 "Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."

 Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
HUYỆN CHÂU THÀNH
NĂM HỌC: 2012-2013
ĐỀ THI MễN NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 120 phỳt
(Khụng kể thời gian phỏt đề)
ĐỀ:
 Câu 1: (6 điểm)
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.
 (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)
 Câu 2: (14 điểm)
 Có ý kiến đã nhận xét rằng:
	"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
 Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
_____Hết_____
PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
HUYỆN CHÂU THÀNH
NĂM HỌC: 2012-2013
ĐỀ THI MễN NGỮ VĂN LỚP 7
HƯỚNG DẪN CHẦM
 Câu 1: (6 điểm)
 1. Yêu cầu:
 Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương.
 - Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn.
 - Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã, ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha.
 - Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.
 2. Cho điểm:
 - Cho 5,0 – 6,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
 - Cho 4,0 – 4,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế.
 - Cho 2,0 – 3,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, nhưng tản mạn, khô cứng.
 - Cho 1,0 – 1,75 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn.
 - Cho 0,25 – 0,75 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu.
 - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
 Câu 2: (14 điểm)
 1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:
 - Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao).
 - Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
 - Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
 2. Yêu cầu về nội dung:
 a. Mở bài:
 - Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.
 - Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
 b. Thân bài:
 * Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể; "ca dao là thơ của vạn nhà" - Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ.).
 * Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ.. của người lao động.
 * Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta":
 - Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng).
 - Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng: "Dù ai đi mùng mười tháng ba; Bầu ơi thương  một giàn; Nhiễu điều phủ lấy ... nhau cùng; máu chảy ruột mềm, Môi hở răng lạnh.. ").
 - Tình cảm gia đình:
 + Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng: Con người có tổ .. có nguồn; Ngó lên nuột lạt.. bấy nhiêu; ).
 + Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng: Công cha như  là đạo con; Ơn cha  cưu mang; Chiều chiều ra đứng  chín chiều; Mẹ già như .. đường mía lau).
 + Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng: Anh em như chân  đỡ đần; Anh thuận em hoà là nhà có phúc; Chị ngã em nâng).
 + Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng: Râu tôm  khen ngon; Lấy anh thì sướng hơn vua càng hơn vua; Thuận vợ thuận  cạn).
 - Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng: Bạn về có nhớ nhớ trời; Cái cò cái vạc giăng ca; ).
 - Tình thầy trò (dẫn chứng: Muốn sang thì bắc lấy thầy).
 - Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng: Qua đình bấy nhiêu; Yêu nhau cới gió bay; Gần nhà mà làm cầu; Ước gì sông  sang chơi.).
 c. Kết bài:
 - Đánh giá khái quát lại vấn đề.
 - Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
 3. Biểu điểm:
 - Điểm 13-14: Bài làm đỏp ứng tốt cỏc yờu cầu của dàn bài, tỏ ra nắm chắc vấn đề, giải quyết vấn đề đỳng hướng, rừ trọng tõm; lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc trụi chảy, khụng vi phạm cỏc lỗi về chớnh tả, về ngữ phỏp..
 - Điểm 11-12,75: Bài làm đỏp ứng trờn 2/3 cỏc yờu cầu của dàn bài, tỏ ra nắm chắc vấn đề, giải quyết vấn đề đỳng hướng, rừ trọng tõm; lập luận khỏ chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc trụi chảy, cũn vi phạm nhỏ cỏc lỗi về chớnh tả, về ngữ phỏp..
 - Điểm 9-10,75: Bài làm đỏp ứng trờn 1/2 cỏc yờu cầu của dàn bài, tỏ ra nắm được vấn đề, giải quyết vấn đề đỳng hướng, rừ trọng tõm; lập luận tương đối chặt chẽ, diễn đạt khỏ mạch lạc trụi chảy, cũn vi phạm nhỏ cỏc lỗi về chớnh tả, về ngữ phỏp..
 - Điểm 6-8,75: Bài làm đỏp ứng 1/2 cỏc yờu cầu của dàn bài, cú nắm được vấn đề, giải quyết vấn đề khỏ đỳng hướng, nờu được trọng tõm; lập luận tương đối chặt chẽ, diễn đạt tương đối mạch lạc trụi chảy, cũn vi phạm khỏ nhiều cỏc lỗi về chớnh tả, về ngữ phỏp..
 - Điểm 3-5,75: Bài làm đỏp ứng dưới 1/2 cỏc yờu cầu của dàn bài, cú nắm được vấn đề, giải quyết vấn đề cũn lang mang, khụng nờu được trọng tõm; lập luận thiếu chặt chẽ, diễn đạt cũn hạn chế, cũn vi phạm nhiều cỏc lỗi về chớnh tả, về ngữ phỏp..
 - Điểm 1-2,75: Bài làm đỏp ứng rất hạn chế cỏc yờu cầu của dàn bài, chưa nắm được vấn đề, giải quyết vấn đề lang mang, khụng nờu được trọng tõm; diễn đạt cũn rất hạn chế, cũn vi phạm rất nhiều cỏc lỗi về chớnh tả, về ngữ phỏp..
 - Điểm 0: Bài lạc đề.
_____Hết_____
CẤU TRÚC ĐỀ NGỮ VĂN 7:
 Cõu 1:
 - Tuần 17
 - Tiết 64
 - Bài: Sài Gũn tụi yờu
 - Kiểu bài: Văn biểu cảm
 Cõu 2:
 - Tuần 3, 4
 - Kiến thức về ca dao, tục ngữ
 - Kiểu bài Văn chứng minh

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2012_20.doc
Giáo án liên quan