Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Trường THCS Hoàng Diệu

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mức độ cần đạt:

- Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức, kĩ năng đã học ở phần đọc – hiểu các văn bản trữ tình trong HKI.

2. Kiến thức:

- Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm; Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm; Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.

3. Kĩ năng:

- Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm; Tạo lập văn bản biểu cảm.

4. Thái độ:

- Học sinh kết hợp với ôn tập HKI

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: Xem lại các bài về văn biểu cảm.

 

docx12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kết.
? Đọc diễn cảm đoạn văn em thích ?
- Đọc thêm bài: Mùa xuân 
? Bài thơ của ai? Xuất xứ ?
? Bài thơ thể hiện cảnh xuân ở đâu ? Vào thời điểm nào?
- Cảnh xuân ở miền Bắc, vào thời điểm chớm xuân.
I/ GIỚI THIỆU CHUNG: 
1. Tác giả : 
Vũ Bằng(1913 - 1984), sinh tại Hà Nội, là nhà văn có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Ông có sở trường về truyện ngắn, bút kí, tùy bút.
- Sau 1954, ông vừa viết văn, làm báo vừa hoạt động cách mạng ở Sài Gòn nhưng vẫn không nguôi nhớ về miền Bắc.
 cã së tr­êng viÕt truyÖn ng¾n, tuú bó
2. Tác phẩm.
- Bài văn trích từ tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” của tập tùy bút – bút kí “Thương nhớ mười hai”.
II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Thể loại: Tùy bút
2. Bố cục: 3 phần
3. Phân tích:
a. Tình cảm tự nhiên đối với mùa xuân : 
- Điệp ngữ.
- Tình cảm của con người với mùa xuân là một qui luật tất yếu, tự nhiên.
b. Cảnh sắc, không khí đất trời và lòng người lúc mùa xuân sang :	
- Hình ảnh gợi cảm, so sánh cụ thể, giọng điệu sôi nổi, tha thiết.
- Những nét riêng của thời tiết, khí hậu; của ngày tết miền Bắc; của không khí đoàn tụ, sum họp trong mỗi gia đình và cảm nhận về lòng người lúc mùa xuân sang.	
c. Cảnh sắc, không khí đất trời và lòng người sau rằm tháng giêng:
- Hình ảnh so sánh, chi tiết đặc sắc, tiêu biểu.
- Cảm nhận tinh tế về sự thay đổi của thời tiết khí hậu và cuộc sống êm đềm thường nhật trở lại sau tết.	
- Hình Hình ảnh gợi cảm, so sánh cụ thể, giọng 
III/ TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
- Trình bày nội dung văn bản theo mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ, ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ.
2. Nội dung:
- Cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê.
- Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở - một biểu hiện của tình yêu đất nước.	
IV/ LUYEÄN TAÄP
Sưu tầm một số đoạn văn nói về mùa xuân.
 4. Củng cố:
 ? Tình yêu quê hương đất nước của tác giả được thể hiện như thế nào?
 - Yêu cảnh sắc thiên nhiên quê hương – khi xa quê luôn nhớ về quê.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, làm bài tập còn lại trong phần luyện tập.
- Ghi lại những câu văn mà bản thân cho là hay nhất trong văn bản và phân tích.
- Nhận xét về việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong văn bản.
- Chuaån bò baøi: “ Sài Gòn tôi yêu”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 16	Ngày soạn:
Tiết 63	Ngày dạy: 
 Hướng dẫn đọc thêm: 
SÀI GÒN TÔI YÊU
(Minh Hương)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt :
- Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc, thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả với Sài Gòn; Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.
2. Kiến thức :
- Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn ; thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phong cách con người.; Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.
3. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miếu tả và biểu cảm; Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự viếc qua những hiểu biết cụ thể.
	4. Thái độ :
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
II/ CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Một số hình ảnh và đoạn thơ nói về Sài Gòn
 2. Học sinh: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY VÀ HỌC
1.Kiểm tra bài cũ.
2.Giới thiệu bài mới.
Hà Nội – trái tim của đất nước được thể hiện qua hương vị cốm làng Vòng. Sài Gòn – thành phố phương Nam chan hòa nắng gió – nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 trở thành niềm tự hào vô hạn của mỗi con người Việt Nam. Tiết học này chúng ta sẽ đến với Sài Gòn qua những trang tùy bút chân thành và sôi động của một người Sài Gòn: Minh Hương.
3. Bài mới.
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu
? Em hiểu gì về tác giả Minh Hương ?
? Bài văn được trích từ tác phẩm nào? Của ai?
- Bài tùy bút là bài mở đầu trong tập tùy bút – bút kí “Nhớ Sài Gòn” tập 1 của Minh Hương (Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1944).
- Sài Gòn là thành phố có lịch sử hơn 300 năm. Từ sau tháng tư năm 1975, Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế và có số dân lớn nhất của cả nước.
* Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
GV hướng dẫn đọc: Giọng hồ hởi, vui tươi, sôi động, chú ý các từ ngữ địa phương.
- GV đọc mẫu phần đầu, HS đọc phần 2.
- Giải thích một số từ khó.
? Bài tùy bút đã thể hiện cảm nhận của tác giả về những phương diện nào?
- Bài tùy bút thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát chung của tác giả về thành phố Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách người Sài Gòn
? Dựa vào nội dung, tìm bố cục của bài văn ? 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến…tông chi họ hàng: Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy.
- Phần 2: Tiếp đó đến “leo lên hơn năm triệu”: Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
- Phần 3: Còn lại: Khẳng định tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
* Hoạt động 3: Phân tích
HS đọc lại phần 1
? Tóm tắt nội dung chính của đoạn văn?
- Tình cảm của tác giả với Sài Gòn và sự cảm nhận tinh tế của tác giả về về thời tiết, khí hậu, không khí, nhịp điệu,…
? Tại sao tác giả lại cảm nhận: Sài Gòn vẫn trẻ mặc dù SG đã bước vào tuổi 300 ?
- 300 năm so với cuộc đời một con người thì rất dài nhưng so với thủ đô Hà Nội gần 1000 năm tuổi và so với 5000 năm tuổi của đất nước thì Sài Gòn vẫn còn rất trẻ.
? Sự trẻ trung của Sài Gòn được so sánh với sự vật nào nữa?
- Cây tơ đương độ nõn nà.
? Nhận xét về cách so sánh của tác giả? - Đa dạng và bất ngờ.
? Tác dụng của việc so sánh đó? - Tô đậm nét trẻ trung của Sài Gòn.
? Trong đoạn văn thứ hai, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
- Điệp ngữ (cấu trúc câu) “Tôi yêu” " Tình yêu say đắm.
? Nét riêng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn như thế nào qua cảm nhận của tác giả?
- Khí hậu nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều
- Sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết (đang ui ui buồn bỗng trong vắt lại như thủy tinh.)
? Tác giả có cảm nhận gì về không khí, nhịp điệu cuộc sống Sài Gòn?
- Nhanh, khẩn trương, sôi động được thể hiện trong những thời khắc khác nhau (đêm khuya thưa thớt tiếng ồn ào, giờ cao điểm phố phường náo động, dập dìu xe cộ, buổi sáng tinh sương tĩnh lặng …)
GV: Ngay trong phần đầu bài tùy bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố của mình. Chính từ tình yêu ấy mà tác giả cảm nhận được nhiều vẻ đẹp trẻ trung, náo nhiệt… của thành phố thậm chí cả những điều tưởng chừng không mấy dễ chịu như sự trái chứng thay đổi đột ngột của thời tiết, sự ồn ào cũng trỏ thành cái đáng yêu đáng nhớ của tác giả. Vì vậy mà tác giả có câu ca dao: “Yêu nhau…tông chi họ hàng” để biện minh cho cái tình yêu Sài Gòn của mình. " 
- Hình ảnh so sánh đa dạng, bất ngờ, điệp ngữ.
- Tình yêu nồng nhiệt, say đắm, thiết tha của tác giả trước thời tiết, khí hậu Sài Gòn.
HS đọc phần 2
? Nội dung chính của phần 2? 
- Nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn.
? Tác giả đã nêu ra nhận xét gì về đặc điểm cư dân Sài Gòn?
- Là nơi hội tụ của người bốn phương nhưng đã hòa hợp không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn.
? Nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn là gì?
- Chân thành, bộc trực, cởi mở.
- Các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà ý nhị (Trong chiến tranh, trong thời bình?)
? Theo em, đoạn văn: “Miền Nam là đất lành…năm triệu.” thể hiện tình cảm và thái độ gì của tác giả?
- Tình yêu Sài Gòn gắn với tình yêu thiên nhiên, với việc bảo vệ tự nhiên, môi trường.
GV: Cả phần 2 thể hiện …"
- Phong cách con người Sài Gòn cởi mở, bộc trực, chân thành, tự nhiên. Các cô gái Sài Gòn duyên dáng, ý nhị, lễ phép.
- Tình cảm sâu đậm và niềm trân trọng của tác giả dành cho con người Sài Gòn.
HS đọc phần 3:
? Nội dung chính của phần này?
- Khẳng định tình yêu của tác giả đối với Saì Gòn: Một mối tình dai dẳng, bền chặt.
- Niềm mong ước của tác giả: “ Mọi người, nhất là các bạn trẻ đều yêu Sài Gòn như tôi.”
? Trình bày những giá trị nghệ thuật, nội dung của bài văn?
- Lời văn mượt mà, giàu tình cảm
- Bố cục như một bài văn biểu cảm: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ
? Qua bài văn, em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn?
? Tình cảm của tác giả với Sài Gòn như thế nào?
- Yêu Sài Gòn da diết
? Vì sao tác giả khái quát được những đặc điểm riêng của Sài Gòn? Tình yêu và sự gắn bó bền chặt. "
- Tình yêu dai dẳng, bền chặt của tác giả với Sài Gòn.
- Niềm ước mong của tác giả : “ Mọi người … yêu Sài Gòn như tôi.” 
* Hoạt động 4: Luyện tập
? Tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em?
(Tìm hiểu cuốn Biên Hòa Đồng Nai 300 năm)
I/ GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả
- Minh Hương quê ở Quảng Nam, đã vào sống ở Sài Gòn trên 50 năm.
- Tác giả đã có nhiều trang tùy bút, bút kí, tạp văn, phóng sự viết về Sài Gòn như: Sài gòn tôi yêu; Sài Gòn dậy sớm; Ăn sáng; Mùa trái cây; Hương đêm ngoại thành; Nhớ Sài gòn (2 tập)…
2. Tác phẩm 
Bài văn được trích trong tập tùy bút – bút kí “Nhớ Sài Gòn” - tập 1.
II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc
a. Thể loại: Tùy bút
b. Đại ý: Bài văn viết về vẻ đẹp của cảnh sắc, thiên nhiên, con người và tình cảm của tác giả với Sài Gòn.
2. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến…tông chi họ hàng: Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy.
- Phần 2: Tiếp đó đến “leo lên hơn năm triệu”: Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
- Phần 3: Còn lại: Khẳng định tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
III. TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT, NỘI DUNG:
1. Nghệ thuật:
- Tạo bố cục văn bản theo mạch cảm xúc về Sài Gòn.
- Sử dụng ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ.
- Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ trung .
2. Nội dung:
Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với thành phố Sài Gòn.
IV LUYỆN TẬP
Viết đ

File đính kèm:

  • docxTUẦN 16.docx