Giáo án Ngữ văn 6 tuần 4 Trường THCS CAO BÁ QUÁT

A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh nắm được:

- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyền Sự tích Hồ Gươm.

- Kể lại được chuyện.

- Biết tôn kính cha ông mình và di tích lịch sử của nước nhà.

B. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên.

 2. Học sinh: Đọc bài trước bài học.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Kiểm tra bài cũ:

? Kể tóm tắt truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” và nêu ý nghĩa của truyện.

Gợi ý trả lời:

Kể tóm tắt nhưng phải đủ sự việc chính của truyện.

Nêu ý nghĩa của truyện: Giải thích hiện tượng lũ lụt. Thể hiện ước mơ chế ngự lũ lụt của nhân dân ta. Ca ngợi công lao trị thủy dựng nước của các vua Hùng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tuần 4 Trường THCS CAO BÁ QUÁT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành bài luyện tập. Chuẩn bị bài tiếp theo: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
 NS:08/9/2013 ND: 11/9/2013
Tiết 14 - Tập làm văn.
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh nắm được:
 1. Về kiến thức:
- Yêu cầu về sự thống nhất của chủ đề trong một văn bản tự sự.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự.
- Bố cục của bài văn tự sự.
 2. Về kỹ năng:
- Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.
 3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức chủ động xây dựng chủ đề và lập dàn bài khi viết văn tự sự. 
 B. CHUẨN BỊ
 1. GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu chuẩn kiến tức kĩ năng, bảng phụ.
 2. HS: Đọc bài và tìm hiểu trước bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP	
	1. Kiểm tra bài cũ:
	Hỏi: Nêu đặc điểm của nhân vật và sự việc trong bài tự sự?
Dự kiến trả lời: 
Sự việc trong văn tự sự trình bày một cách cụ thể.
Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp cho thể hiện được tư tưởng con người kể. 
Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. 
	2. Bài mới:
Giới thiệu vào bài: - Muốn hiểu một văn bản tự sự, trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó, sau đó là tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy chủ đề là gì? Bố cục có phải là dàn ý không? Làm thế nào để xác định chủ đề và bố cục. 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG 
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:
- Gv gọi hs đọc văn bản sgk.
- Hs đọc bài văn và câu hỏi SGK.
 1. Ngữ liệu: (SGK-t/44, 45)
 2. Phân tích ngữ liệu:
a. Chủ đề của văn bản:
? Việc Tuệ Tĩnh chữa bệnh cho em bé bị gãy chân là con nhà nghèo đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
- Đó là thái độ hết lòng cứu chữa người bệnh của thầy Tuệ Tĩnh. Một người có phẩm chất đạo đức cao cả.
? Việc hết lòng cứu chữa cho người bệnh đã được thể hiện ở phần thân bài ntn?
- Tuệ Tĩnh đã làm hai việc:
 Từ chối chữa cho người nhà giàu vì bệnh ông ta nhẹ hơn.
 Chữa cho con trai người nông dân trước vì bệnh nguy hiểm hơn.
 Chứng tỏ là bệnh ai nguy hiểm hơn thì lo chữa trước, không màng trả ơn.
? Theo em văn bản muốn thể hiện vấn đề gì?
- Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.
- Giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn.
 Văn bản muốn thể hiện vấn đề:
- Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.
- Giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn.
? Em có nhận xét gì về tên đề bài văn?
- Cả ba đề bài đều thích hợp. Hai đề bài sau đã đưa ra chủ đề khá sát "tấm lòng" nhấn mạnh đến khía cạnh tình cảm của Tuệ Tĩnh. Còn "y đức" là đạo đức nghề nghiệp. 
- Nhan đề (1)nêu tình huống buộc phải lựa chọn qua đó thể hiện phẩm chất cao đẹp của danh y Tuệ Tĩnh.
? Em hiểu thế nào là chủ đề trong văn tự sự?
Chủ đề trong văn tự sự là vấn đề chủ yếu(ý chính)
-> Chủ đề trong văn tự sự là vấn đề chủ yếu (ý chính).
b. Dàn bài của bài văn tự sự:
? Dựa vào bài văn sgk em hãy cho biết các phần mở bài, thân bài và kết bài thực hiện yêu cầu gì của bài văn tự sự?
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
- Thân bài: Diễn biến của sự việc.
- Kết bài: Kết cục sự việc.
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Thân bài: Diễn biến của sự việc.
- Kết bài: Kết cục sự việc.
- Gv gọi hs đọc much ghi nhớ
- Hs đọc ghi nhớ
*. Ghi nhí: (SGK-t/45)
II. LuyÖn tËp:
 1. Bµi tËp 1: (SGK-t/45, 46)
Đọc văn bản: “Phần thưởng”.
- Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơi khăm nó một vố. Biểu dương trí thông minh, lòng chân thật của người lao động.
- Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề: người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó.
- Đây là văn bản có chủ đề không nằm tập trung ở bất kỳ phần nào mà toát lên từ toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Chỉ rõ bố cục của truyện: + MB: Câu đầu tiên.
	+ TB: Các câu còn lại. 
 + KB: Câu cuối.
So sánh bố cục và chủ đề của văn bản này với truyện về TT.
Truyện về Tuệ Tĩnh.
- Mở bài: Nói rõ ngay chủ đề.
- Kết bài: Có sức gợi, bài hết mà thầy thuốc lại bắt đầu cuộc chữa bệnh mới.
- Sự việc đều có kịch tính bất ngờ: Bất ngờ ở đầu truyện.
Phần thưởng
- Giới thiệu tình huống.
- Kết thúc rõ ràng: người nông dân được thưởng, viên quan bị đuổi ra.
- Bất ngờ ở cuối truyện.
- Câu chuyện “Phần thưởng” thú vị ở chỗ: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ ngoài dự kiến của tên quan và của người đọc nhưng nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.
 2. Bài tập 2: (SGK-t/ )
? Xem lại tóm tắt văn bản: “Sơn Tinh-Thuỷ Tinh” và “Sự tích Hồ Gươm”? NhËn xÐt c¸ch më bµi vµ kÕt bµi?
- Mở bài : STTT nêu tình huống
- Kết bài: STTT nêu sự việc tiếp diễn
- Mở bài : STTT nêu tình huống
- Kết bài: STTT nêu sự việc tiếp diễn
	4. Củng cố
- Chủ đề là gì?
- Bài văn thông thường phải đảm bảo mấy phần?
	5. Dặn dò
- Đọc thêm những cách mở bài khác nhau.
- Xác định chủ đề của những văn bản đã học.
- Xem lại tóm tắt (dàn ý) các văn bản đã học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
 NS:08/9/2013 ND: 11/9/2013
Tiết 15 - Tập làm văn.
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
(Tiết 1)
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	Giúp học sinh nắm được:
 1. Về kiến thức:
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
 2. Về kỹ năng:
- Tìm hiểu đề: đọc kỹ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
- Bước dầu biết dùng lời văncủa mình để viết bài văn tự sự.
 3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức chủ động tìm hiểu kỹ đề và lập dàn ý khi viết bài văn tự sự. 
 B. CHUẨN BỊ 
 1. GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu chuẩn kiến tức kĩ năng, bảng phụ.
 2. HS: Đọc bài và tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	2. Bài mới:
Giới thiệu vào bài: - 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
1. Đề văn tự sự
 a. Ngữ liệu: (SGK-t/47, 48)
 b. Phân tích ngữ liệu
? Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
+ Đề 1,2:
- Yêu cầu: Kể chuyện.
. Câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
. Một người bạn tốt.
? Các đề 3,4,5,6 không có từ “kể” có phải là đề tự sự không?
+ Các đề 3,4,5,6 không có từ kể nhưng đó là những đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về “những ngày thơ ấu”, “ngày sinh nhật”, “quê em đổi mới”, em đã lớn lên như thế nào.
? Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào? Hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật những gì?
+ Từ ngữ trọng tâm yêu cầu cần làm nổi bật của từng đề:
(Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ từng đề:
- Đề 1, 5: kể việc.
- Đề 2, 6: kể người.
- Đề 3, 4 : tường thuật).
- Đề 1:
 + “chuyện em thích”: Học sinh được tự do lựa chọn, không bắt buộc phải theo một chuyện cố định nào đó.
+ ‘bằng lời văn của em”: Không được sao chép một văn bản có sẵn mà phải tự nghĩ ra.
- Đề 2:
+ “bạn tốt”: Kể sự việc để cho thấy cái tốt của bạn.
- Đề 3: “Kỷ niệm” - Chọn sự việc có ý nghĩa, trở thành kỷ niệm khắc sâu.
- Đề 4: “Ngày sinh”- chọn một trong số những ngày sinh có ý nghĩa nhất.
- Đề 5: “Quê em” - nơi thân thiết.
- Đề 6: “lớn” - những biểu hiện về thể chất, tính nết, suy nghĩ chứng tỏ sự thay đổi.
? Trong các đề trên, em thấy vai trò của người, việc trong mỗi đề có giống nhau? 
+ Có đề nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, đề nghiêng về tường thuật.
Đề 3 - 4 : kể việc
Đề 2 - 6 : kể người
đề 5 : Tường thuật
? Như vậy, chúng ta vừa tiến hành tìm hiểu các đề văn tự sự. Vậy khi tìm hiểu đề văn tự sự là em làm những việc gì?
- Hs bộc lộ:
 + Phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề.
 + Nắm vững yêu cầu của đề bài.
=> Khi tìm hiểu đề văn tự sự phải:
+ Phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề.
 + Nắm vững yêu cầu của đề bài.
	4. Củng cố
- Khi tìm hiểu đề văn tự sự đòi hỏi chúng ta phải làm gì?
 5. Dặn dò
Học bài, chuẩn bị dàn ý cho tiết học 16.
 NS10/9/2013 ND: 13/9/2013
Tiết 16 - Tập làm văn.
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
(Tiết 2)
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (Như tiết 15)
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	? Em hiểu thế nào là tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn tự sự ?
Dự kiến trả lời:
Tìm hiểu đề là tìm hiểu kỹ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài. 
Lập dàn ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. 
	2. Bài mới:
Giới thiệu vào bài: - Sau khi chúng ta đi tìm hiểu đề văn tự sự rồi. Tiếp theo phải lập ý, lập dàn ý cho đề bài để tiến tới viết bài hoàn chỉnh. Để nắm được các bước này ta vào bài hôm nay.
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
1. Đề văn tự sự:
2. Cách làm bài văn tự sự:
 a. Ngữ liệu: (SGK-t/48)
- Gv yêu cầu Hs đoc ngữ liệu.
- Hs đoc ngữ liệu.
Đề bài: Kể một cõu chuyện em thớch bằng lời văn của em.
 b. Phân tích ngữ liệu:
? Em hãy chỉ ra các từ trọng tâm của đề và thử phân tích đề đó?
- Hs dựa vào tiết trước và chỉ ra được nội dung cần diễn đạt. 
- Gv nhắc nhở thêm sau đó kết luận và ghi bảng.
b.a. Tìm hiểu đề: 
 Tìm ra yêu cầu cần thực hiện cho bài văn tự sự.
? Làm thế nào để em có thể lập được ý cho đề bài trên?
- Xác định câu chuyện định kể, nhân vật trong truyện, sự việc diễn ra. Nhất là cần chỉ ra được chủ đề của truyện.
b.b. Lập ý: 
- Xác định chuyện kể.
- Nhân vật trong câu chuyện.
- Diễn biến của chuyện.
? Em sẽ mở đầu như thế nào ? Diễn biến ra sao ? kết thúc như thế nào ? 
- Mở đầu bằng cách giới thiệu nhân vật Gióng. Kể các diễn biến tiếp theo, diễn biến các sự việc. Kết thúc truyện khi Thánh Gióng bay về trời.
b.c. Dàn dàn ý:
 - Là cách sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết theo trình tự 3 phần : MB, TB , KB.
b.d. Viết bài:
?Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của em”?
- Là suy nghĩ kỹ rồi viết thành bài văn hoàn chỉnh , trình bày theo đúng bố cục, thể hiện được nội dung , bằng chính lời văn của mình - không sao chép của người khác.
- Là suy nghĩ kỹ rồi viết thành b

File đính kèm:

  • docTUẦN 4.doc