Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.

- Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.

2. Kĩ năng:

- Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.

- Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện, kí đã học.

3. Tư tưởng: + Giáo dục học sinh những hiểu biết cơ bản về truyện và kí.

 + Tình cảm yêu quý,gắn bó với thiên nhiên,đất nước,con người.

II.Chuẩn bị : Gv:Đọc tài liệu,soạn giáo án.

 Bảng phụ

 Hs :Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên (T.116).

 

doc36 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2479 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kĩ năng:
Rèn các kĩ năng viết văn nói chung:diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp 
3. Tư tưởng: Nhắc nhở Hs đọc kĩ đề,lập dàn ý trước khi viết văn.Xây dựng bài văn theo bố cục 3 phần.Tự giác,nghiêm túc làm bài…
II.Chuẩn bị : Gv:Ra đề + đáp án.
 Hs : Ôn tập + Chuẩn bị giấy,viết.
III.Tiến trình tiết dạy.
1. Ổn định.
2.Kiểm tra. Gv ghi đề lên bảng,yêu cầu Hs ghi vào giấy kiểm tra.
* Đề bài : 
Câu 1: ( 1điểm ) Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự.
Câu 2: ( 2điểm ) Viết phần mở bài cho đề bài sau : Tả người bạn thân của em.
Câu 3: ( 7điểm ) Hãy đóng vai Dế Choắt tả lại hình dáng của Dế Mèn trong trích đoạn Bài học đường đời đầu tiên.
* Đáp án:
Câu 1: ( 1điểm ) Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự.
- Tự sự : kể sự việc, nhân vật có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Miêu tả: Làm rõ những đặc điểm, tính chất của đối tượng.
Câu 2: ( 2điểm ) Viết phần mở bài cho đề bài sau : Tả người bạn thân của em.
Hs có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải giới thiệu được đối tượng cần tả.
Câu 3: ( 7điểm )
a.Mở bài :(1.điểm) Giới thiệu về bản thân mình (Dế Choắt ) và đối tượng được miêu tả (Dế Mèn ).
b.Thân bài : ( 5điểm )
- Khái quát vẻ đẹp của Dế Mèn ( chàng dế thanh niên cường tráng ) và nguyên nhân có được vẻ đẹp ấy ( do ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực ).
- Tả chi tiết các bộ phận ( đầu, râu, cánh, răng, càng…) để làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
- Tả điệu bộ, cử chỉ ( đi đứng oai vệ, dún dẩy khoeo, rung râu…) để làm nổi bật hình ảnh của Dế Mèn.
- Suy nghĩ, tình cảm, thái độ của nhân vật Dế Choắt đối với Dế Mèn (ngưỡng mộ, thán phục vẻ đẹp của Mèn).
c.Kết bài : ( 1.điểm )Khái quát vẻ đẹp hình dáng của Mèn và cảm nghĩ của nhân vật Dế Choắt về hình dáng ấy.
* Thống kê điểm.
Lớp
TS
HS
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
Trên TB
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6A
6B
TC
3.Hướng dẫn tự học.
- Đọc và soạn bài Viết đơn.
- Học bài Chữa lỗi về chủ ngữ,vị ngữ.
- Sưu tầm một số mẫu đơn từ.
----------------oOo-----------------
Ngày soạn:07.4.2014
Ngày dạy:09.4.2014 TUAÀN 31 – TIEÁT 123
 Tieáng vieät: VIEÁT ÑÔN
I.Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: 
- Các tình huống cần viết đơn.
- Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.
2. Kĩ năng: 
- Viết đơn đúng quy cách.
- Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
3. Tư tưởng:Giáo dục Hs ý thức viết đơn khi cần thiết (nhất là khi nghỉ học).
II.Chuẩn bị: Gv:Đọc tài liệu,soạn giáo án.
 Bảng phụ.
 Hs:Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv (T.122).
III.Tiến trình tiết dạy.
1. Ổn định.
2. Bài cũ : (5’) Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài của Hs.
3.Bài mới.
? Mỗi khi cần phải nghỉ học,em thường nhờ bố (mẹ) em làm gì ? (viết đơn).
? Em đọc trên tờ giấy ấy thấy bố (mẹ) em đã viết những gì ?(xin phép thầy cô giáo cho phép em được nghỉ học vì lí do….)
Gv:Tờ giấy ấy chính là một lá đơn xin phép nghỉ học. Để hiểu rõ hơn về loại đơn từ này,chúng ta sẽ tìm hiểu bài : Viết đơn.
7
10
12
Hoạt động 1.
Gv giới thiệu bài tập 1/131 sgk / bảng phụ.
Hs đọc bài tập,trao đổi và rút ra nhận xét khái quát khi nào cần viết đơn,hoặc vì sao cần viết đơn ?
Gv nhận xét và nhấn mạnh:Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cần phải viết đơn.Không có đơn công việc không được giải quyết.
Gv nêu các trường hợp trong bài tập 2,Hs suy nghĩ trả lời;Gv nhận xét ,hoàn thiện:
+ Trường hợp mất xe đạp: viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ tìm lại xe.
+ Trường hợp muốn theo học lớp nhạc hoạ: viết đơn xin nhập học.
+ Trường hợp chuyển trường: viết đơn xin chuyển trường, đơn xin nhập học ở trường mới.
+ Trường hợp mất trật tự: viết bản kiểm điểm. 
Gv:Như vậy bài tập 2 đã giúp các em hiểu rõ hơn về đơn từ, nó khác với các loại văn bản khác như bản kiểm điểm, bản tường trình, báo cáo, biên bản … ? Vậy theo em thì khi nào cần viết đơn?
Hs:là khi muốn trình bày một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn để giải quyết nguyện vọng đó.
Hoạt động 2.
Gv giới thiệu 2 lá đơn / sgk – Hs quan sát.
? Em có nhận xét gì về 2 lá đơn này ?
Hs:+ Một lá được in sẵn, người viết chỉ cần đọc kĩ và điền những câu, từ thích hợp vào chỗ trống.
+ Một lá người viết tự trình bày.
Gv căn cứ vào đây người ta chia đơn làm 2 loại: đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu. 
?Các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự nào? – Hs thảo luận nhóm trả lời:
+ Quốc hiệu ; Tên đơn ; Nơi nhận đơn.
+ Họ tên,nơi ở (công tác)của người gửi đơn.
+Sự việc,lí do, nguyện vọng cần trình bày trong đơn
+ Cam đoan và cảm ơn.
+Nơi và ngày tháng năm làm đơn.
+Người gửi đơn kí tên.
?Theo em cả 2 lá đơn trên có điểm gì giống và khác nhau ?
Hs:Về cơ bản giống nhau nhưng đơn theo mẫu có thêm một vài chi tiết tỉ mỉ hơn: dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ.
? Vậy theo em những nội dung nào không thể thiếu trong lá đơn ? – Hs trao đổi,trả lời.
Gv nhận xét,hoàn thiện.
Hoạt động 3.
?Nêu cách thức viết đơn theo mẫu ?
Hs dựavào sgk trả lời.
?Khi viết đơn không theo mẫu,người viết phải làm những gì ?
Hs:Trình bày theo một thứ tự nhất định/sgk.
* Gv yêu cầu Hs đọc phần lưu ý và nhấn mạnh:
+ Đơn không theo mẫu phải được viết bằng tay, không nên dùng bản in.
+ Quốc hiệu và tên đơn phải viết theo quy định, giữa trang giấy.
+ Tên đơn viết in, bằng cỡ chữ to.
+ Khoảng cách giữa quốc hiệu và tên đơn là 2-3 dòng, giữa tên đơn và nội dung đơn là 2-3 dòng.
+Lời văn gọn gàng, không viết kể lể dài dòng.Văn phong hành chính, dùng từ đơn nghĩa.
?Qua tiết học, em hãy rút ra những nội dung cần ghi nhớ khi làm đơn ?
*Hs đọc ghi nhớ / sgk.134
I.Khi nào cần viết đơn ?
1.Bài tập 1/131.
-Khi cần đề bạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn để giải quyết nguyện vọng đó -> viết đơn.
2.Bài tập 2/131.
-Viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ tìm lại xe.
- Viết đơn xin nhập học.
-Viết đơn xin chuyển trường, đơn xin nhập học ở trường mới.
- Viết bản kiểm điểm.
3.Kết luận / ghi nhớ 1/134.
II.Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
1.Các loại đơn.
-Đơn theo mẫu.
-Đơn không theo mẫu.
2.Những nội dung không thể thiếu trong đơn.
-Quốc hiệu (tỏ ý trang trọng).
-Tên đơn (nêu rõ m.đích, tính chất của đơn: xin, đề nghị…..)
-Nơi nhận đơn.
-Tên, địa chỉ người viết đơn
-Lí do viết đơn và những yêu cầu đề nghị.
-Lời cam đoan.
-Nơi, ngày, tháng…viết đơn 
-Chữ kí của người viết đơn.
III.Cách thức viết đơn.
1.Viết đơn theo mẫu / sgk.
2.Viết đơn không theo mẫu.
(Sgk .134)
* Ghi nhớ / sg.134.
4.Luyện tập – Củng cố. (9’)
Vận dụng kiến thức vừa học,hãy viết một lá đơn xin nghỉ học hoặc xin đi học lớp năng khiếu.
Hs viết,Gv kiểm tra nhận xét và hoàn thiện.
5.Hướng dẫn tự học.(2’)
-Đọc lại nội dung bài học / sgk và học thuộc phần ghi nhớ / sgk.134.
-Đọc và soạn văn bản:Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.Định hướng trả lời kĩ các câu hỏi/sgk.
- Tìm hiểu khái niệm văn bản nhật dụng.
-----------------oOo----------------
Ngày soạn:09.4.2014
Ngày dạy:11.4.2014 TUAÀN 32 – TIEÁT 124
 Vaên baûn: BÖÙC THÖ CUÛA THUÛ LÓNH DA ÑOÛ
 Xi – aùt – Tôn 
I.Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của thủ lĩnh Xi-át-tơn. 
2. Kĩ năng: 
- Biết cách đọc và tìm hiểu nội dung nhận văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của thủ lĩnh Xi-át-tơn. 
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
3. Tư tưởng:Giáo dục Hs tình cảm yêu quý đất đai,môi trường,có ý thức bảo vệ môi trường sống trong hiện tại,tương lai…
II.Chuẩn bị: Gv:Đọc tài liệu,soạn giáo án.
 Hs:Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv (T.123).
III.Tiến trình tiết dạy.
1.Ổn định.
2. Bài cũ : (5’) 
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3.Bài mới.
*Trái đất và bầu trời là ngôi nhà chung của nhân loại,con người dù thuộc màu da nào, châu lục nào cũng có trách nhiệm với việc bảo vệ ngôi nhà chung ấy.Một trong những văn bản được xem là hay nhất khi viết về việc bảo vệ thiên nhiên môi trường của cuộc sống là văn bản:Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
15
17
Hoạt động 1.
Gv: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ cùng với các v.bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử; Động Phong Nha được coi là những văn bản nhật dụng.
?Vậy em hiểu như thế nào là văn bản nhật dụng?
Hs dựa vào sgk.125,126 trả lời;Gv hoàn thiện.
Gv hướng dẫn đọc(giọng tha thiết khi nói tới thiên nhiên, mảnh đất quê hương; giọng mỉa mai kín đáo khi nói tới Tổng thống Mĩ và người da trắng).Đọc mẫu,Hs đọc tiếp cho đến hết.
?Đọc văn bản,em hãy cho biết vì sao Xi-át-tơn viết bức thư này ?
Hs dựa vào chú thích */sgk.138 trả lời.
Gv hướng dẫn Hs đọc và viết phiên âm tên riêng của Tổng thống Mĩ và người thủ lĩnh da đỏ cùng các chú thích 1,3,4,8,9,10,11.
Gv bổ sung về chủng tộc Anh-điêng ở châu Mĩ.
?Văn bản này được viết theo thể loại gì ?
Hs:Thư từ.
Gv:Hình thức là bức thư nhưng nội dung là một văn bản chính luận đậm chất trữ tình.
?Xét theo ý tứ trong bức thư thì văn bản này có thể chia làm mấy đoạn ?Tóm tắt nội dung chính của mỗi đoạn ?
Hs trao đổi,xác định:
-P1: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ về đất mẹ.
-P2: Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường, thiên nhiên khi người da trắng chiếm đóng
-P3:Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường,đất đai.
Hoạt động 2.
?Trong kí ức của người da đỏ,những điều gì được coi là thiêng liêng? Nó được diễn tả bằng những hình ảnh nào?
Hs: đất đai, cây lá, hạt sương, tiếng côn trùng, những bông hoa, vũng nước dòng nhựa chảy trong cây cối….
?Tại sao thủ lĩnh da đỏ lại nói rằng đó là những điều thiêng liêng ? 
Hs:Những thứ đó là những vật bình thường,gần gũi và gắn bó nhất với con người nói chung,người da đỏ nói riêng.Tất cả đều đẹp đẽ,cao quý không thể tách rời với sự sống của người da đỏ cũng không thể mất đi mà cần được tôn trọng và giữ gìn.
?Những điều thiêng liêng đó p.ánh cách sống như thế nào của người da đỏ với đất đai,môi trường ?
Hs:Sự gắn bó,yêu quý và tôn trọng đất đai,môi trường.
Gv: Đó chính là tìn

File đính kèm:

  • docG.A N.VĂN6 (13-14)(T31-35).doc
Giáo án liên quan