Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 17

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.

 - Hiểu nét đặc sắc tình huống gay cấn của truyện.

 - Hiểu thêm cách viết truyện trung đại.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1.Kiến thức: - Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị thái y lệnh.

- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.

- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.

 2.Kĩ năng:

a. Kĩ năng chuyên môn

 - Đọc- hiểu văn bản truyện truyện trung đại.

 - Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị thái y lệnh trong truyện.

 - Kể lại được truyện.

b. Kĩ năng sống :

- Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với người khác trên cương vị cá nhân.

- Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe, tích cực Trình bàỳ suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tình cảm yêu quý, kính trọng những tấm gương về lòng nhân hậu.

 III.CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .

 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày soạn: 07/12/2012
Ngày dạy: ....................
Tiết 65: Văn bản: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
 (Trích: Nam Ông Mộng Lục – Hồ Nguyên Trừng)
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
	- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.
	- Hiểu nét đặc sắc tình huống gay cấn của truyện.
	- Hiểu thêm cách viết truyện trung đại.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức: - Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
 2.Kĩ năng: 
a. Kĩ năng chuyên môn
 - Đọc- hiểu văn bản truyện truyện trung đại.
	- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị thái y lệnh trong truyện.
	- Kể lại được truyện.
b. Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với người khác trên cương vị cá nhân.
- Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe, tích cực Trình bàỳ suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện 
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tình cảm yêu quý, kính trọng những tấm gương về lòng nhân hậu.
 III.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .
 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp , đàm thoại....
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1.Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Bài mới: (42 phút)
 * Giới thiệu bài: “Lương y như từ mẫu” đó là sự tôn vinh của xã hội đối với nghề y dược và cũng là tấm lòng của thầy đối với bệnh nhân. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” viết về một bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp và giàu lòng nhân đức .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động I:Tìm hiểu chung
- Hãy nêu vài nét về tác giả ?
- Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? 
Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản
- GV đọc mẫu .Gọi 1 HS đọc văn bản GV nhận xét.
- HS đọc phần chú thích
+ Câu chuyện chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi phần? 
Truyện viết về ai? Viết về vấn đề gì? 
+ Gặp năm đói kém Thái y đã làm gì đối với nhân dân? 
+ Em có suy nghĩ gì về tay nghề và công đức của Thái y? 
+ Quan sát đoạn truyện từ “một lần  đến lòng ta mong mỏi”. Khi quan trung sứ mời Thái y vào triều chữa bệnh, ông trả lời như thế nào? Câu trả lời ấy nói lên phẩm chất gì của ông ?
+ Câu nói “ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng thể hiện điều gì? 
+ Giữ tính mạng của người dân và tính mạng của bản thân trước uy quyền của vua chúa, Thái y chọn bên nào? 
+ Ông đã quyết định thế nào? 
+ Lời nói và hành động của thái y bộc lộ phẩm chất của người thầy thuốc ra sao?
+ Cách xây dựng tình huống truyện, xây dựng n.vật, ngôn ngữ đối thoại có những điểm gì đáng chú ý ?
+ Truyện có ý nghĩa gì? 
Hoạt động III: Tổng kết
+ Từ những mục đã phân tích, em hãy rút ra nội dung bài học? Gọi 2- 3 HS đọc ghi nhớ.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), là người đức độ , tài năng.
2.Tác phẩm :"Nam Ông mộng lục " là tác phẩm thể hiện tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng luôn nặng lòng với quê hương xứ sở trong những ngày tháng ông sống nơi đất khách quê người.
"Thầy thuốc ...lòng " được rút ra từ cuốn sách này.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc – Chú thích:(SGK)
2.Bố cục: 3 phần 
a) Từ đầu .. trọng vọng à giới thiệu tung tích, chức vụ, công đức qua thử thách .
b) Tiếp  mong mỏi à y đức của thái y qua thử thách .
c) Còn lại : hạnh phúc của thái y theo luật nhân quả “ở hiền gặp lành”.
3. Phân tích: 
a) Nhân vật Thái y :
* Công đức vị Thái y :
Mua thuốc, mua gạo, thóc để nuôi, chữa bệnh cho người nghèo, không lấy tiền 
Năm đói kém, dựng thêm nhà và chữa được hơn ngàn người 
à Người thầy thuốc không những giỏi chuyên môn mà còn giàu lòng yêu thương con người
* Y đức được thử thách :
Qua cuộc đối thoại với quan Trung sứ: "Tội tôi xin chịu".
Quyết định đi cứu người đàn bà kia, sau đó mới đến vương phủ .
à Vì người bệnh mà ông sẵn sàng chịu tội dù cho có phải nguy hiểm đến tính mạng mình => Phẩm chất cao quý của người thầy thuốc: chẳng những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh, không phân biệt sang hèn.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật :
-Tạo tình huống truyện gay cấn.
-Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu.
-Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính).
2. Ý nghĩa văn bản :
-Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyện môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.Câu chuyện là bài học y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (2 phút)
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện
- Tập kể lại truyện.
- Đọc và tìm hiểu thêm về y đức. 
- Chuẩn bị “ Ôn tập tiếng Việt”.
 VII .RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 07/12/2012
Ngày dạy: ....................
Tiết 66: Tiếng việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng Việt.
 - Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt , từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
 2.Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn : chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
III.CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên: Tài liệu liên quan. Soạn đề cương ôn tập cụ thể cho HS.
 2. Học sinh: Hệ thống lại kiến thức về tiếng Việt đã học
IV. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình.....
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm diện sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ: (Lồng ghép trong bài học)
 3. Bài mới: (42 phút)
* Giới thiệu bài: Để chuẩn bị cho bài thi học kì I, chúng ta tiến hành tiết ôn tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động I: 
+ Thế nào là từ đơn? Từ phức? Từ phức chia làm mấy loại? Là những loại nào? Cho VD? 
+ Trong vốn từ tiếng Việt gồm những lớp từ có nguồn gốc như thế nào?
+ Thế nào là từ thuần Việt? Từ mượn là gì có những loại từ mượn nào? Từ mượn nào là quan trọng nhất? 
+ Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? cho VD? 
I/ Nội dung ôn tập:
1. Từ:
a) Cấu tạo của từ tiếng Việt
khái niệm (SGK)
Phân loại 	Từ đơn 
	 Từ phức	 Từ ghép 
	 Từ láy
b) Nguồn gốc
Gồm 2 lớp từ 	 Từ thuần việt
	 Từ mượn
c) Nghĩa của từ
Khái niệm (SGK)
+ Hãy kể tên những từ loại đã học ở lớp 6
+ Hãy nêu đặc điểm, phân loại của danh từ, động từ, tính từ ?
+ Số từ, lượng từ, chỉ từ, có khái niệm và hoạt động như thế nào?
+ Thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ? Cấu tạo các cụm (danh từ, động từ, tính từ, gồm mấy phần? cho VD? Vẽ mô hình? Theo em phần nào quan trọng nhất không thể thiếu trong cụm ?
Hoạt độngII: Luyện tập.
-Chỉ rõ từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy ) trong một đoạn văn cụ thể.
-Xác định nghĩa của từ được sử dụng trong câu (nghĩa gốc, nghĩa chuyển).
-Xác định từ mượn được sử dụng trong một đoạn trích đã học và nhận xét về tác dụng cuả chúng.-Vẽ mô hình cấu tạo của cụm từ đã học, cho ví dụ minh họa.
Cách giải thích nghĩa của từ: 
+ 2 cách : Trình bày khái niệm mà từ biểu thi..
Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa để giải thích 
2. Từ loại :
SGK - VD
a) Danh từ, động từ, tính từ
Đặc điểm
Phân loại 
b) Số từ, lượng từ, chỉ từ đều làm phụ ngữ trong cụm danh từ 
SGK – VD 
Khái niệm 
Hoạt động trong câu
3. Cụm từ: 3 loại :
Cụm DT	Khái niệm 
Cụm ĐT	Cấu tạo 	SGK
Cụm TT	Vẽ mô hình 
2.Lỗi dùng từ 
- Lỗi lặp từ .
- Lẫn lộn các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
II/Luyện tập :
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (2 phút)
 - Nhắc lại nội dung bài học.
 - Vận dụng những đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học để chữa lỗi dùng từ trong bài tập làm văn số ba : lặp từ, lấn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa.
 - Học đề cương ôn tập để tuần sau thi học kì .
 - Chuẩn bị tiết LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT (TT)
 VII .RÚT KINH NGHIỆM:...................................................................................................
.................................................................................................................................................
Ngày kiểm tra: ....................
Tiết 67,68: KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
 (Làm theo đề của Sở giáo dục và đào tạo)

File đính kèm:

  • docTuan 17.doc