Đề tài Thực trạng cải cách hành chính và các giải pháp cải cách hành chính tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và văn hoá, cải cách hành chính là một nhu cầu tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động, hiệu quả, giảm phiền hà, một nền hành chính lấy đối tượng phục vụ làm tôn chỉ, mục đích chủ yếu, để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính.

Ở Việt Nam hiện nay, công cuộc cải cách hành chính nhà nước đang là tâm điểm trong các nỗ lực của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới phát triển, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ và văn minh” và là điều kiện căn bản để góp phần đạt được các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội quốc gia.

Tại huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, cải cách hành chính trong những năm qua luôn được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên cải cách hành chính nói chung còn chậm, thủ tục hành chính còn rườm rà, mang nặng tính hình thức, chưa chủ động, chưa tạo ra tác động mạnh đến các cơ quan, tổ chức, người dân do đó chưa đáp ứng được tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Yên Định Định năm 2013 đã nêu rõ: “xiết chặt kỷ luật kỷ cương, nêu cao tinh thần trách nhiệm và tính quyết liệt trong chỉ đạo điều hành ở tất cả các cấp, các ngành. Triển khai các giải pháp minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước, từng bước hiện đại hóa nền hành chính”.

Chính vì vậy, Tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng cải cách hành chính và các giải pháp cải cách hành chính tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” với hy vọng và mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền hành chính huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay.

 

doc23 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 20819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng cải cách hành chính và các giải pháp cải cách hành chính tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư phân bố khá đều trên toàn huyện; dọc theo bờ sông Mã, sông Cầu Chày và dọc các trục giao thông chính. Dân cư ở nông thôn chiếm 90,1%, dân thị trấn chiếm 9,9%. Nhân dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nhất là thâm canh cây lúa, năng động phát triển các ngành nghề mới. Yên Định là huyện có kinh tế nông nghiệp phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2013 là 17,89%; trong đó nông - lâm - thuỷ sản tăng 6.47%; Tiểu thủ CN-XD tăng 27.6%; Dịch vụ tăng 20,61 % ; GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt : 25.588 triệu đồng/người/năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; văn hoá - xã hội có chuyển biến tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo; diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; chính trị - xã hội ổn định, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp; phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Vì vậy mà Yên Định đã vinh dự được hai lần Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”. Đây là những nhân tố căn bản thúc đẩy các hoạt động văn hóa - xã hội có những chuyển biến tiến bộ.
 II. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA
Thực hiện chủ trương, chính sách tại các Nghị quyết Đại hội VIII, các Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 6 (lần 2) và Trung ương 7 (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1525/QĐ-UBND ngày 23/5/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2015; công cuộc cải cách hành chính huyện Yên Định trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển nền kinh tế xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống của tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân tin tưởng hơn vào đường lối chủ trương của đảng, chính quyền, tin tưởng chế độ xã hội. 
1. Về tổ chức chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
Trong nhưỡng năm qua, UBND huyện đã tổ chức nhiều hội nghị giao ban về công tác cải cách hành chính nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo đúng kế hoạch đã đề ra về các vấn đề CCHC. Trong đó đặc biệt trú trọng đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ mục tiêu giúp công dân và tổ chức giảm bớt được gánh nặng khi đến giao dịch. 
Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị hành chính tiếp tục được nâng cao, thông qua việc tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ Đảng; thực hiện nghiêm túc quy chế của UBND, quy chế của cơ quan, đơn vị; định kỳ đánh giá quá trình quản lý, điều hành và hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2.Về thể chế hành chính.
Hệ thống thể chế hành chính trên các lĩnh vực từng bước được đổi mới, trước hết là đã hình thành thể chế kinh tế tương đối phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thể chế hành chính Nhà nước, bao hàm việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật và cơ cấu bộ máy tổ chức đã và đang được cải tiến theo hướng đơn giản, rõ ràng, tinh gọn, ngày càng rộng mở đối với doanh nghiệp và nhân dân, chặt chẽ đối với cán bộ, công chức. Các quan hệ kinh tế, dân sự, hành chính được luật hoá, cởi bỏ thói quen hành động cảm tính, suy luận chủ quan của cán bộ, công chức khi xử lý công việc, chứng tỏ sự thay đổi về tư duy đó và đang diễn ra rất tích cực. 
Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật từng bước được đổi mới, thực hiện đúng quy trình nên chất lượng văn bản được nâng lên, nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật và thực tiễn của địa phương. Công tác rà soát văn bản cũng được thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những văn bản không đúng thẩm quyền hoặc gây cản trở phát triển kinh tế - xã hội.
Hàng năm phòng Tư pháp đã tiến hành thẩm định và góp ý nhiều văn bản quy phạm pháp luật của HĐND-UBND huyện. Tham mưu, rà soát, thống kê văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND huyện từ năm 2009-2013. Kiểm tra và xử lý 154 văn bản theo thẩm quyền. Rà soát 4371 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính của HĐND, UBND huyện và cấp xã ban hành.
Nhìn chung nội dung các văn bản quy phạm pháp luật ban hành đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đúng thẩm quyền và phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương. Đa số các văn bản QPPL mới ban hành ở cấp huyện và cấp xã đều được kiểm tra, xử lý đúng quy định. Tuy nhiên, việc kiểm tra văn bản QPPL ở một số xã, thị trấn còn một số hạn chế, một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành chưa đảm bảo về thể thức. Những văn bản có vi phạm đã được pháp hiện kịp thời, UBND huyện đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, chỉnh sửa theo đúng quy định của pháp luật.
3. Về tổ chức, bộ máy.
Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, việc tổ chức bộ máy ở địa phương được thực hiện đúng quy định. Chức năng và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ huyện đến cấp cơ sở đã có nhiều thay đổi tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước;
Cơ cấu tổ chức bộ máy của huyện và cơ quan hành chính cấp xã được sắp xếp, điều chỉnh, thay đổi theo hướng tinh gọn hơn. Bộ máy hành chính huyện vận hành phát huy tác dụng, hiệu quả tốt hơn, cùng với chủ trương hạn chế biên chế từ mấy năm nay, giảm số lượng đầu mối (nơi phát sinh các thủ tục hành chính) từ Trung ương đến cơ sở và trong từng cơ quan, đơn vị. 
Huyện đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001 : 2008 vào hoạt động của cơ quan UBND huyện năm 2013, tạo động lực đáng kể trong cải tiến hoạt động của bộ máy hành chính cấp huyện.
4. Về đội ngũ cán bộ, công chức.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức bộ máy hành chính huyện Yên Định đã được nâng lên về mọi mặt, cả về trình độ chính trị lẫn chuyên môn. Việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức được đổi mới một bước theo các quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức: từ khâu tuyển chọn, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo, bồi dưỡng. Nhận thức của phần lớn cán bộ, công chức đã có sự thay đổi cơ bản. Sự tiến bộ trong nhận thức đó trực tiếp tác động đến lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức từ cấp lãnh đạo đến nhân viên khi thi hành công vụ. Việc tiếp công dân và giải quyết các khiếu nại của dân được coi trọng hơn. Các cuộc gặp gỡ và giải đáp vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp đã được tổ chức thường xuyên ở nhiều cơ quan, được cấp lãnh đạo cao nhất tham dự, đã giải quyết trực tiếp các kiến nghị trong khuôn khổ pháp luật quy định. 
Đối với biên chế hành chính cấp huyện: Thực hiện theo Quyết định số 4356/QĐ-UBND ngày 27/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2013, theo đó UBND huyện được giao 96 biên chế (trong đó: Biên chế hành chính: 76; Biên chế sự nghiệp trực thuộc: 20). Trình độ đào tạo: Thạc sỹ: 12 (12.5%); Đại học: 80 (83,3%); Trung cấp: 04 (4,2%) (nguồn phòng Nội vụ huyện Yên Định năm 2013).
Đối với biên chế hành chính cấp xã: Thực hiện theo Quyết định số 1628/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 về việc giao số lượng cán bộ công chức xã thị trấn huyện Yên Định. Tổng số được giao: 631 người. Tổng số cán bộ, công chức hiện có: 622 người. Trong đó: Đại học, cao đẳng: 261 người (42%); Trung cấp: 299 người(48%); Chưa qua đào tạo: 62 (10 %). Cao cấp lý luận chính trị: 02 người chiếm tỷ lệ 0,3%; Trung cấp lý luận chính trị: 397 người chiếm tỷ lệ 63,8%; Sơ cấp: 223 người chiếm tỷ lệ 35,9% (Nguồn phòng Nội vụ huyện Yên Định năm 2013).
 5. Về cải cách thủ tục hành chính (TTHC)
5.1. Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
UBND huyện tập trung chỉ đạo đưa 100% thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh công bố, quy trình, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định; lựa chọn bố trí cán bộ, công chức có trình độ, năng lực, tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND huyện, UBND các xã, thị trấn.
5.2. Kiểm soát TTHC
Kiểm soát việc ban hành mới các TTHC thuộc thẩm quyền của đơn vị
Ngày 23/5/2012 UBND huyện ra Quyết định số 694/QĐ-UBND về Kiện
toàn Tổ đầu mối Kiểm soát thủ tục hành chính (KSTTHC) huyện, theo đó Tổ đầu mối KSTTHC có trách nhiệm phối hợp Văn phòng HĐND-UBND huyện trong việc kiểm soát thủ tục hành chính. Tổ đầu mối kiểm soát TTHC thường xuyên tiến hành rà soát các TTHC mới ban hành, TTHC sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ trong bộ TTHC.
Về rà soát, đánh giá và thực hiện các quy định về đơn giản hóa TTHC
Thời gian qua, công tác kiểm soát thủ tục hành chính đã bước đầu đi vào nề nếp, tạo thành thói quen của cán bộ, công chức các đơn vị trong việc triển khai thực hiện như: Thống kê các TTHC, thực hiện đánh giá tác động quy định TTHC trong văn bản trước khi ban hành; công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân nắm được nội dung các thủ tục hành chính trên các phương tiện thông tin (sóng phát thanh, truyền hình) được đẩy mạnh; qua đó người dân đã bước đầu tiếp cận được những nội dung cơ bản về công khai thủ tục hành chính nói chung và nội dung từng thủ tục hành chính nói riêng, nắm được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện thủ tục hành chính. 
	- Việc công bố, cập nhật TTHC: Để đảm bảo việc công bố cập nhật TTHC theo đúng thời hạn, đáp ứng đầy đủ chính xác theo đúng yêu cầu của Nghị định 63/2010/NĐ-CP tất cả các TTHC sau khi ban hành, hay sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ đều được công bố và cập nhật rộng rãi trên địa bàn huyện. Hiện nay Bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện là 201 thủ tục.
- Về công khai TTHC: UBND huyện đã triển khai, công khai TTHC theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. TTHC được công khai trên bảng và được biên mục theo từng lĩnh vực. Danh mục TTHC được ghi rõ tên của từng TTHC và được đánh số thứ tự tương ứng của từng TTHC. Nội dung c

File đính kèm:

  • docTieu luan.doc
Giáo án liên quan