Giáo án Ngữ văn 6 - Học Kỳ I - Tuần 3

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa, 1 số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: phản ánh hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong của con người Việt cổ muốn giải thích và chế ngự thiên tai. Truyền thuyết dân gian không chỉ thần thoại hóa, cổ tích hóa lịch sử, mà cũng thường hoang đường hóa hiện tượng khách quan, hiện tượng tự nhiên

2. Về kỹ năng:

- Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.

- Xác định ý nghĩa truyện và kể lại được truyện.

- Tự nhận thức được sức mạnh của nhân dân trong việc phòng chống lũ lụt.

- Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

3. Về thái độ:

- Có ý thức cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho đời sống của con người.

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.

- Tranh ảnh minh họa

2. Học sinh

- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học Kỳ I - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*4 Hoạt động 4: (4 phút )
4. Củng cố.
H: Em hãy kể lại nội dung chính của truyền thuyết "Sơn Tinh - Thủy Tinh"?
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:.......................................................................................................................
.........................................................................................................................................
* Tồn tại:.........................................................................................................................
........................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 3. Phần tiếng việt
Tiết 10: nghĩa của từ
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
 - Khái niệm về nghĩa của từ; Một số cách giải thích nghĩa của từ.
2. Về kỹ năng:
- Giải thích nghĩa của từ; 
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết
3. Về thái độ:
- Tích cực học tập, yêu tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị bảng phụ
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ mượn ? cách viết và nguyên tắc mượn từ. 
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Như chúng ta đã biết từ là đơn vị ngôn ngữ tạo nên câu nhưng không phải mọi từ khi sử dụng độc lập đều có nghĩa mà phải có sự kết hợp chúng lại với nhau. Vậy nghĩa của từ là gì ?
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 20 phút )
- GV treo bảng phụ ghi vd
- Gọi 1 HS đọc vd
Giải nghĩa của từ:
- Tập quán: Thói quen của 1 cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống. 
- Lẫm liệt: Hùng dũng oai nghiêm .
- Nao lúng: lung lay , không vững lòng tin ở mình nữa 
H: Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận ? 
- Mỗi chú thích gồm hai bộ phận: một bộ phận là từ và bộ phận sau dấu hai chấm để nói rõ nghĩa của từ ấy.
H: Bộ phận sau dấu hai chấm cho ta hiểu gì về từ ?
- Cho ta biết được tính chất mà từ biểu thị; quan hệ mà từ biểu thị
H: Em hiểu nghĩa từ "đi", "chạy" là gì ? Chúng có diểm nào giống và khác nhau ?
- Biểu thị sự di chuyển
- Khác nhau: sự di chuyển nhanh; chậm.
H: Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình trong sgk ? 
- Nghĩa của từ ứng với phần nội dung
H: Vậy em hiểu thế nào là nghĩa của từ ?
- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận bài tập.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày
- GV cùng các nhóm khác nhận xét, sửa chữa.
- Gọi 1 HS đọc lại các chú thích đã dẫn ở phần I.
H: Trong mỗi chú thích trên , nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào ? 
- Chú thích 1: Giải thích = cách trình 
bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Chú thích 2: Giải thích = cách đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
- Chú thích 3: Giải thích = cách đưa ra từ đồng nghĩa vừa đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích (nao núng đồng nghĩa với lung lay, trái nghĩa với không vững lòng tin) 
H: Qua trên em thấy có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? đó là những cách nào ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (15 phút )
- GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các em đọc lại một số chú thích.
H: Đọc chú thích: Truyền thuyết , ngư tinh, hồ tinh , mộc tinh, thuỷ cung, thần nông (trong "Con Rồng cháu Tiên") các chú thích được giải nghĩa bằng cách nào ?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- Gọi 1 HS lên bảng điền
- Cho các em khác nhận xét
- HS đọc và làm bài tập
- Gọi 1 em lên bảng điền
- HS làm bt theo 4 nhóm
- Gọi đại diện 3 nhóm lên trình bày
- Các nhóm nhận xét chéo
- Gv nhận xét bổ sung
I - Nghĩa của từ là gì ?
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
* Ghi nhớ 1.
 Sgk. T 35
* Bài tập:
Em hãy tìm hiểu từ : Cây, bâng khuâng, thuyền, đánh theo mô hình trên.
 Đáp án :
- Hình thức : Là từ đơn, chỉ có một tiếng
- Nội dung : chỉ một loài thực vật
II - Cách giải thích nghĩa của từ
1. Ví dụ:
* Ghi nhớ 2.
 Sgk. T 35
III - Luyện tập.
1. Bài tập 1. 
 Đáp án:
- Các chú thích giải thích nghĩa của từ theo cách đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
2. Bài tập 2.
 Đáp án: Điền theo thứ tự
- Học tập
- Học lỏm
- Học hỏi
- Học hành
3. Bài tập 3.
 Đáp án:
- Trung bình
- Trung gian.
- Trung niên.
4. Bài tập 4.
 Đáp án: 
* Giếng : Hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước ăn uống.
-> Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị
* Rung rinh : Chuyển động nhẹ nhàng, liên tục.
-> Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị
* Hèn nhát : Trái với dũng cảm à Dùng từ trái nghĩa để giải thích.
*4 Hoạt động 4: ( 3 phút )
4. Củng cố: 
- Gọi HS đọc lại các phần ghi nhớ
- Gv nhận xét giờ học
5. Dặn: HS về làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:.....................................................................................................................
......................................................................................................................................
* Tồn tại:......................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 3. Phần tập làm văn
Tiết 11: sự việc va nhân vật trong văn tự sự
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức: Hiểu được
- Thế nào là sự việc ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự ? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu : nhân vật chính và nhân vật phụ.
- Quan hệ giữa sự việc và nhân vật.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của sự việc và nhân vật trong văn tự sự, cũng như mối quan hệ của 2 yếu tố đó.
3. Về thái độ:
- Tích cực học tập, yêu thích văn tự sự
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị bảng phụ
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu ý nghĩa và các đặc điểm của văn bản tự sự ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Sự việc và nhân vật là hai yếu tố cơ bản của tự sự, hai yếu tố này có vai trò quan trọng như thế nào, có mối quan hệ ra sao để câu chuyện có ý nghĩa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 35 phút )
 - HS đọc và thảo luận yêu cầu (a) trong sgk theo các bàn.
Xem xét 7 sự việc trong truyền thuyết "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" em hãy chỉ ra :
- Sự việc khởi đầu ?
- Sự việc phát triển ?
- Sự việc cao trào ?
- Sự việc kết thúc ?
1. Vua Hùng kén rể.
2. Hai thần đến cầu hôn.
3. Vua Hùng ra điều kiện kén rể
4. Sơn Tinh đến trước, được vợ.
5. Thuỷ Tinh thua cuộc, đánh ghen dâng nước đánh Sơn Tinh.
6. Hai bên đánh nhau hàng tháng trời cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về.
7. Hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
- Sự việc khởi đầu (1) : Vua Hùng kén rể.
- Sự việc phát triển (2, 3, 4)
- Sự việc cao trào (5. 6) 
- Sự việc kết thúc (7)
H: Hãy phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc đó ?
- GV: Có 6 yếu tố cụ thể cần thiết của sự việc trong tác phẩm tự sự là :
- Ai làm ? (nhân vật)
- Xảy ra ở đâu ? (không gian, địa điểm)
- Xảy ra lúc nào ? (thời gian)
- Vì sao lại xảy ra ? (nguyên nhân)
- Xảy ra như thế nào ? (diễn biến, quá trình)
? Em hãy chỉ ra 6 yếu tố đó ở truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ?
- Hùng Vương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- ở Phong Châu, đất của Vua Hùng.
- Thời vua Hùng.
- Do sự ghen tuông của Thuỷ Tinh.
- Những trận đánh nhau dai dẳng của 2 thần hàng năm.
- Thuỷ Tinh thua. Hàng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra.
H: Theo em có thể xóa yếu tố thời gian, địa điểm trong truyện này được không ? Vì sao ?
- Không được vì: Cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghia truyền thuyết.
H: Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không ?
- Rất cần thiết vì như thế mới có thể chống chọi nổi với Thuỷ Tinh.
H: Nếu bỏ sự việc vua Hùng kén rể đi có được không ?
- Nếu bỏ thì không được, vì không có lí do gì để 2 thần thi tài.
H: Việc Thuỷ Tinh nổi dận có lí hay không ? Vì sao ?
- Có lí, vì : Thuỷ Tinh cho rằng mình chẳng kém gì Sơn Tinh. Chỉ vì chậm chân nên mất vợ.
H: Qua trên em thấy các yếu tố sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào ?
- Giáo viên : Sự thú vị, sức hấp dẫn vẻ đẹp của truyện nằm ở các chi tiết thể hiện 6 yếu tố đó. Sự việc trong truyện phải có ý nghĩa, người kể nêu sự việc nhằm thể hiện thái độ yêu ghét của mình. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng ?
H: Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh mấy lần, có ý nghĩa gì ?
- Sính lễ là sản vật của núi rừng, dễ cho Sơn Tinh, khó cho Thuỷ Tinh. Sơn Tinh chỉ việc đem của nhà mà đi hỏi vợ nên đến được sớm.
- Sơn Tinh thắng liên tục : Lấy được vợ, thắng trận tiếp theo, về sau năm nào cũng thắng -> có ý nghĩa : Nếu để Thuỷ Tinh thắng thì Vua Hùng và thần dân sẽ phải ngập chìm trong nước lũ, bị tiêu diệt. Từ đó ta thấy câu chuyện này kể ra nhằm để khẳng định Sơn Tinh, Vua Hùng 
- Không -> Vì đó là hiện tượng tự nhiên, qui luật của thiên nhiên ở xứ sở này à Giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt của nhân dân ta.
H: Qua phân tích các ví dụ và trả lời các câu hỏi. Em hiểu như thế nào về sự việc trong văn tự sự ?
H: Trong truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ ai là nhân vật chính, nhân vật quan trọng nhất ? Ai là người được nói tới nhiều nhất ?
- Nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất đó là : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nhân vật được nói tới nhiều nhất là Thuỷ Tinh.
H: Ai là nhân vật phụ ? Nhân vật phụ này có cần thiết không ? Có thể bỏ được không ?
- Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương -> rất cần thiết, không thể bỏ đượ

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc
Giáo án liên quan