Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 88

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Hệ thống được kiến thức về văn bản thuyết minh.

 - Rèn luyện, nâng cao một bước kĩ năng làm bài văn thuyết minh.

 - Có ý thức tìm hiểu nắm chắc kiến thức để vận dụng viết bài văn thuyết minh hay và hấp dẫn người đọc

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Khái niệm văn bản thuyết minh

- Các phương pháp thuyết minh

- Yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh.

- Sự phong phú và đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

b. Kĩ năng

- Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.

- Đọc- hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh.

- Quan sát đối tượng cần thuyết minh

- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 88, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 01/ 2013
Ngày giảng: 31/ 01/ 2013
Bài 20
Tiết 88: ôn tập về văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Hệ thống được kiến thức về văn bản thuyết minh.
	- Rèn luyện, nâng cao một bước kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
	- Có ý thức tìm hiểu nắm chắc kiến thức để vận dụng viết bài văn thuyết minh hay và hấp dẫn người đọc
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Khái niệm văn bản thuyết minh
- Các phương pháp thuyết minh
- Yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh.
- Sự phong phú và đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
b. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.
- Đọc- hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh.
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm
5. Kĩ năng giao tiếp.
III. Đồ dùng
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( không kiểm tra giành cho giờ ôn tập)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1. Khởi động ( 1’)
 Các em đã được học về văn bản thuyết minh, giờ học này chúng ta cùng nhau ôn lại những kiến thức về kiểu bài văn thuyết minh nhằm giúp các em hệ thống hóa những kiến thức cơ bản và nắm chắc phương pháp làm bài văn thuyết minh.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 2. ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và những vấn đề cơ bản về VB thuyết minh.
* Mục tiêu
- Khái niệm văn bản thuyết minh
- Các phương pháp thuyết minh
- Yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh.
- Sự phong phú và đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh
* Cách tiến hành
H. Thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào?có vai trò và tác dụng gì trong cuộc sống?
- Là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp cho người đọc người nghe những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa của các hiện tượng, sự việc trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích
H. Văn bản thuyết minh có tính chất gì khác với văn bản miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận? Yêu cầu lời văn thuyết minh?
- HS trả lời, Gv chốt
H.Trong văn thuyết minh có yếu tố miêu tả và biểu cảm , nghị luận, tự sự không?
Tác dụng của từng yếu tố đó như thế nào?
- Các yếu tố miêu tả , tự sự, nghị luận và biểu cảm không thể thiếu trong văn thuyết minh nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ, được sử dụng hợp lí. Tất cả chí để nhằm làm rõ và nổi bật đối tượng thuyết minh
H. Để làm bài văn thuyết minh được đúng, đòi hỏi người viết cần làm những việc gì?
H. Một bài văn thuyết minh có bố cục như thế nào? vai trò, vị trí, nội dung từng phần?
- HS trả lời, GV khái quát
- GV: ở phần thân bài đối với bài văn thuyết minh về một phương pháp cách làm thì phảI tiến hành theo 3 bước
+ chuẩn bị
+ quy trình tiến hành
+ kết quả thành phẩm
H. Nêu các phương pháp thường dùng trong văn thuyết minh?
- HS trả lời, Gv khái quát
Hoạt động 3. Luyện tập
* Mục tiêu
- Xác định kiểu bài thuyết minh theo yêu cầu của đề
- Tìm ý và lập dàn ý cho các đề cụ thể
- Viết đoạn văn thuyết minh theo các chủ đề
- Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận.
* Cách tiến hành
- GV cho học sinh hoạt động nhóm 8 / 7’
- Mỗi nhóm thực hiện 1 đề
- N1; đề a; N2: b; N2: c; N4: d
- Các nhóm báo cáo trình bày, nhận xét
- GV chốt
H. Với đối tượng thuyết minh cần trình bày những ý nào?
H. lập dàn bài cho bài văn trên?
H.Với đề bài trên cần thuyết minh những ý nào?
H. Lập dàn ý cho đề bài trên?
H. lập dàn ý cho đề bài trên? 
- HS HĐCN, Trình bày
H. Với đề bài trên cần phải tiến hành những bước nào? hãy lập dàn bài cho đề văn trên
- HS nêu yêu cầu của đề.
- HS HĐCN, trình bày, nhận xét và GV đọc cho học sinh nghe đoạn văn chuẩn bị
GV viết đoạn văn cho đề bài a:
* Mở bài
 Trong rất nhiều loại bút mà con người sử dụng thì cây bút máy tiện dụng và cần thiết đối với tầng lớp học sinh, sinh viên, giáo viên và công chức.
* Kết bài
 Đối với lứa tuổi học sinh cây bút máy là vật dụng không thể thiếu.Viết cây bút máy, nét chữ sẽ đều và đẹp hơn hẳn viết bằng bút bi.Chiếc bút máy Hồng Hà bố mua tặng em năm từ năm ngoái đến giờ trông vẫn còn như mới. Ngày ngày, cây bút cùng em tới trường. Nó trở thành người bạn nhỏ thân thiết của em.
- GV hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục thực hiện viết các đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố nghị luận, tự sự…
15’
26’
I. Ôn tập lí thuyết
1.Định nghĩa kiểu văn bản thuyết minh
 Là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp cho người đọc người nghe những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa của các hiện tượng, sự việc trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2. yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức và lời văn
-Tri thức khách quan, xác thực, đáng tin cậy
- Lời văn rõ ràng, vừa đủ, dễ hiểu, hấp dẫn
3.Các bước xây dựng văn bản
- Học tập, nghiên cứu, tích lũy tri thức về đối tượng thuyết minh
- Lập dàn bài , chọn ví dụ, số liệu…
- Viết bài văn, sửa chữa
4. Dàn ý chung
a. Mở bài: giới thiệu khái quát về đối tượng
b.Thân bài
- Lần lượt giới t hiệu từng mặt, từng phần từng vấn đề, đặc điểm của đối tượng.
c. Kết bài: ý ngĩa của đối tượng và bài học thực tế xã hội, lịch sử, nhân sinh.
5.Các phương pháp thuyết minh
- Nêu định nghĩa, giải thích
- Liệt kê, hệ thống hóa
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu
- so sánh, đối chiếu
- Phân tích, phân loại
II. Luyện tập
Bài tập 1. Cách lập ý và lập dàn bài cho các đề
a. Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt.
* Lập ý
- Tên đồ dùng, kích thước, hình dáng, màu sắc, cấu tạo, cách sử dụng, những điều cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng.
* Dàn bài
- Mở bài: giới thiệu khái quát đồ dùng và công dụng của nó.
- Thân bài:
Hình dáng, chất liệu, kích cỡ,mầu sắc, cấu tạo và cách sử dụng…
- Kết bài: những điều cần lưu ý khi chọn để mua, khi gặp sự cố cần sửa chữa và ý nghĩa của nó trong đời sống.
b.Giới thiệu một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử quê hương.
* Lập ý: tên danh lam thắng cảnh, khái quát vị trí, ý nghĩa lịch sử đối với quê hương, cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng tu bổ, đặc điểm nổi bật, phong tục, lễ hội
* Dàn ý
- Mở bài: ví trí và ý nghĩa văn hóa, lịch sử xã hội của danh lam thắng cảnhđối với quê hương đất nước.
- Thân bài
+ Ví trí địa lý, quá trình hình thành và phát triển tôn tạo
+ Cấu trúc, quy mô từng khối từng mặt, từng phần
+ Hiện vật trưng bày, thờ cúng
+ Phong tục, lễ hội
- Kết bài: thái độ và tình cảm đối với danh lam thắng cảnh
c. thuyết minh về một thể loại văn học
- Mở bài: giới thiệu chung về văn bản hay thể loại văn học, vị trí của nó đối với văn học, xã hội
- Thân bài: giới thiệu, phân tích cụ thể về nội dung và hình thức của văn bản, thể loại
- Kết bài: những điều cần lưu ý khi thưởng thức hoặc sáng tạo thể loại văn bản.
d. Giới thiệu cách làm một đồ dùng thí nghiệm
- Mở bài: tên đồ dùng, mục đích và tác dụng của nó.
- Thân bài: 
+ Nguyên vật liệu, số lượng và chất lượng
+ Quy trình, cách thức tiến hành cụ thể từng bước, từng khâu từ đầu đến khi hoàn thành
+ Kết quả thí nghiệm
- Kết bài: ý nghĩa của nó trong đời sống
Bài tập 2 Viết đoạn văn cho đề bài a 
4.Củng cố ( 1’)
- GV hệ thống lại bài, nhấn mạnh đặc điểm của văn bản thuyết minh, yêu cầu bố cục và lời văn
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Về nhà tiếp tục ôn tập và làm tiếp bài tập trong sgk viết đoạn văn…
- Chuẩn bị bài: Ngắm trăng, đi đường
* Yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 88a.doc
Giáo án liên quan