Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 1 đến tuần 19

I. Mục tiêu cần đạt

 Nắm được đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước; thấy được những thành tựu của nền văn học cách mạng Việt Nam; cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

Kiểm tra: Tập ghi chép, SGK,

 

doc66 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 1 đến tuần 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhớ… đắp cùng có khác gì ca dao tình cảm gia đình, vợ chồng? Không chỉ là những hình ảnh thân thuộc, gần gũi của thiên nhiên và con người mang đậm chất Việt Bắc trong nỗi nhớ ấy mà còn gợi nhớ tới âm thanh tiếng i tờ, tiếng hát ca vang núi đèo, tiếng mõ rừng chiều thân quen, tiếng chày đêm nện cối điểm nhịp đều đều nơi suối xa- hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu hết sức êm đềm, bình thản và thơ mộng, tiếng hát réo rắc về nghĩa tình sâu nặng, bền chặt,... Khó có thể tưởng tượng nổi đó là những câu thơ viết về chiến tranh.
- Có sống cùng đồng bào dân tộc trong những ngày kháng chiến gian lao mới hiểu hết hai câu: Ta đi ta nhớ…đắng cay ngọt bùi. Có những ngày lũ rừng về xối xả, cuồn cuộn, mưa rừng ào ào, gạo trôi, sắn bị cuốc, địch phục kích sau lưng, những đêm bị cơn sốt rét rừng hành hạ được các mế, các chị cưu mang, đổ nước lá khế vào miệng cho uống, …mới thấm thía tình người, tình quân dân keo sơn gắn bó. Khi anh sống ở đó rồi anh ra đi anh có cảm giác nhớ từng rừng nứa bờ tre, nhớ cả những vật vô tri tầm thường. Nỗi nhớ bắt nguồng từ tình người và lan vào cảnh vật. Đây và đó cũng chỉ là một địa điểm mà thôi. Hình ảnh bát cơm… cùng chưa phải là mộc mạc nhất. Hình ảnh người mẹ nắng…ngô chẳng hạn. Cuộc sống hiện lên như nó vốn có. Nếu ta thờ ơ, bàng quan thì chẳng thấy có gì nên thơ nhưng nếu có một chút lưu luyến, gắn bó, lập tức thấy có ngọn lửa lung linh bền bỉ của sự sống.
- Đặc sắc của đoạn thơ tứ bình về thiên nhiên, con người Việt Bắc? Em thích nhất cặp câu tả mùa nào, vì sao?(Tại sao không bắt đầu bằng mùa xuân- như trình tự cổ điển- mà lại bắt đầu bằng mùa đông?! Có lẽ vì tác giả bắt đầu bằng thời điểm sáng tác hiện tại- tháng 10 mùa đông và cảnh vật trước mắt; đảo ngữ nắng ánh- động từ, ánh nắng- danh từ. Biện pháp chuyển đổi cảm giác: ngỡ như tiếng ve kêu liên miên đều đều ấy có thể làm cho lá phách chuyển vàng => màu sắc, âm thanh chuyển đổi biểu thị bước đi của thời gian. Nhớ hoa cùng người nhưng chỉ có hai mùa có hoa => bộ tứ bình của TH cũng không hoàn toàn theo bút pháp cổ điển. Vả chăng người đẹp chẳng là hoa đất đó sao? Vậy thì em gái hái măng và tiếng hát ân tình thủy chung của ai đó chẳng phải là những bông hoa đẹp đó sao?!)
- Nhận xét về nhịp điệu, hình ảnh và hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc khắc họa cuộc sống chiến đấu ở Việt Bắc trong phần tiếp theo của đoạn trích? (Âm điệu mạnh mẽ, dồn dập, sôi nổi, hào hùng. Hình ảnh hoành tráng, mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn bay bổng. Một loạt các phụ âm rung, các từ láy, lối nói thậm xưng, phóng đại. Nhịp thơ dồn dập tươi vui, náo nức phấn khởi. Đặc biệt là sự láy lại vị trí, vai trò trung tâm đầu não Việt Bắc được tác giả láy lại một lần nữa trong những câu thơ khép lại phần dầu của bài thơ Việt Bắc.
- Trong những câu thơ nhớ những kỉ niệm kháng chiến, có câu thơ nào đã thành phổ biến như châm ngôn, triết lí? Núi giăng … quân thù đã trở thành khẩu hiệu, phương châm chiến thuật đánh Pháp trong một giai đoạn lịch sử. Những địa danh được nêu liên tiếp trong những câu cuối đoạn nói lên điều gì? Những trận đánh và chiến công vang dội => âm hưởng anh hùng ca tràn đầy sảng khoái, phấn chấn.)
- Hình ảnh Cụ Hồ và mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào được nhắc lại nhằm dụng ý gì? (Hồi đáp lại câu hỏi cuối cùng của người ở lại; mặt khác, khẳng định vai trò vị trí lịch sử của chiến khu Việt Bắc, quê hương cách mạng dựng nên nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Việt Nam- vị trí và vai trò lịch sử không nơi nào thay thế được.)
- Nêu cách hiểu của em về tính dân tộc đậm đà và lời nhắn nhủ của nhà thơ trong đoạn trích? (Sử dụng thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, linh hoạt; Tổ chức bài thơ theo lối đối đáp giữa hai nhân vật mình- ta trong cuộc chia tay; Vận dụng ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Giọng thơ ngọt ngào, thiết tha sâu lắng như ru vỗ con người vào nhịp nhớ đều đặn của những kỉ niệm; đắng cay, gian khổ chỉ còn là một thời ngậm ngùi gợi nhớ. Đồng thời, cũng có chất hùng tráng, cảm hứng sử thi với kí ức đầy sôi nổi về bao ngày tháng chung sức chung lòng mở đường ra mặt trận => Một phát hiện về khả năng biểu hiện tiềm tàng của thể lục bát xưa nay thường chỉ thiên về âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết.)
- Miêu tả thành công khoảnh khắc tâm trạng, Việt Bắc biểu dương đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Nó dự báo và cảnh tỉnh sự đời có thể xảy ra trước mắt những biến cố lịch sử và hoàn cảnh đổi thay. Nó góp phần chống lại sự lãng quên quá khứ. Đó là chỗ gặp gỡ thú vị giữa ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời sự của bài thơ.
- Hướng dẫn Hs làm bài luyện tập 1, SGK, tr 114
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh ra đời: SGK, tr 109
2. Tác phẩm và đoạn trích
- Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến; phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc. 
- Đoạn trích SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.
3. Kết cấu, nghệ thuật sử dụng cặp đại từ xưng hô trong bài thơ
- Bài thơ được tổ chức theo lối đối đáp giữa người đi và kẻ ở trong giờ phút phải chia tay đầy lưu luyến sau nhiều năm từng gắn bó, sẻ chia.
- Kẻ ở người đi trong cuộc chia tay đã chọn cặp đại từ xưng hô ta- mình vừa quen thuộc vừa thân thiết, gắn bó. Hơn nữa, lại được tác giả sử dụng vừa linh hoạt vừa biến hóa tinh tế theo suốt chiều dài bài thơ. 
Cặp đại từ ta- mình trong kết cấu đối đáp của bài thơ đã đem lại màu sắc trữ tình cho tác phẩm (bài thơ như bản tình ca mặn nồng tha thiết). Ẩn sau đôi lứa ta- mình trò chuyện tâm tình chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình- nhà thơ Tố Hữu- cũng là tiếng lòng của những người cán bộ kháng chiến khi lên đường về xuôi thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người (Tám câu đầu)
- Bốn câu trên: Lời ướm hỏi khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại.
- Bốn câu tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.
2. Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm (Tám mươi hai câu sau)
a. Những kỉ niệm về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến (Mười hai câu hỏi)
- Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.
- Mượn lời ướm hỏi của người ở lại, gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua. Trong mười hai câu thơ có sáu câu hỏi luyến láy, tha thiết khơi gợi nhắc nhớ.
b. Nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc (Bảy mươi câu đáp)
- Khẳng định nghĩa tình thủy chung son sắt (Bốn câu đầu)
- Nỗi nhớ thiên nhiên và con người, cuộc sống ở Việt Bắc (Hai mươi tám câu tiếp)
+ Thiên nhiên cảnh vật quen thuộc, bình dị, gần gũi nhưng rất thơ mộng, trữ tình.
+ Con người và cuộc sống Việt Bắc: nghèo cực, lam lũ mà thủy chung son sắc.
- Nhớ cuộc kháng chiến anh hùng ở Việt Bắc (Hai mươi hai câu tiếp)
+ Thiên nhiên cùng con người sát cánh đánh giặc.
+ Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong những ngày ra quân sôi động làm nên chiến thắng.
- Nhớ Việt Bắc, nhớ cuộc kháng chiến, nhớ quê hương cách mạng của người Việt Nam (Mười sáu câu kết)
- Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh Việt Bắc trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung.
3. Nghệ thuật
Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà tính dân tộc. Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống.
- Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau.
- Sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao: nhấn mạnh ý, tạo nhịp thơ uyển chuyển, cân xứng, hài hòa, làm lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư.
- Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động, giàu hình ảnh cụ thể, giàu nhạc điệu.
- Sử dụng phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian- mình về, có nhớ, nhớ sao, …: tạo ra giọng thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thủy chung.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK, tr 114)
LUYỆN TẬP
Bài 1, SGK, tr 114
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố
Cảm nhận của em về đoạn thơ mà mình thấy tâm đắc nhất?
 2. Hướng dẫn
- Từ thông điệp nghệ thuật của đoạn thơ, em suy nghĩ gì về việc thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn trong cuộc sống hôm nay?
- Bài luyện tập 2, SGK, tr 114
- Chuẩn bị phần luyện tập, SGK, tr 116
Tuần 09
Tiết 27
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
I. Mục tiêu cần đạt
 Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề. Có kĩ năng trình bày ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề được nói tới. Biết chuẩn bị nội dung, xây dựng đề cương để trình bày vấn đề theo chủ đề có sức thuyết phục. Biết trình bày vấn đề với thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc.
 Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 69).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: 
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích Việt Bắc? (Nêu nhận xét của em về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích?/ Nêu rõ nét tài hoa 
của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta- mình trong bài thơ? Đại từ xưng hô ta- mình hay được dùng trong ca dao. Ở bài thơ này, tác giả dùng hai đại từ ấy để gợi không khí ca dao, làm cho tình cảm giữa người ra đi với người ở lại, giữa người cán bộ với người dân Việt Bắc thêm gần gũi, thân mật, tự nhiên, chân tình. Hai đại từ này được tác giả sử dụng rất biến hóa: “Mình về mình có nhớ ta”- mình: người cán bộ, ta: người Việt Bắc; “Mình đi mình lại nhớ mình”- mình, hai chữ đầu: người cán bộ; chữ cuối: cả người cán bộ và người Việt Bắc; … Cách sử dụng đại từ như thế thể hiện sự hòa quyện, gắn bó thắm thiết, không thể tách rời, son sắt thủy chung giữa những người kháng chiến với nhân dân, đất 

File đính kèm:

  • docGIAO AN HKI KHOI 12 Chuan kien thuc.doc