Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.

- Có năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thể kỉ XX.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.

 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở

 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án

 Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC.

 

doc113 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thì tiếng 2 của câu 2 là bằng và ngược lại
- Âm tiết hay tiếng là đơn vị cơ bản của luật thơ.
Cấu tạo của tiếng
+ Chia làm hai: phụ âm đầu và phần vần
+ Vần có hai: mở và đóng
Vần mở không có phụ âm cuối và có thể là bán âm (vào)
Vần đóng là một trong các phụ âm cuối sau: m, n, ng, k, c, ch
+ Mỗi tiếng còi một trong các thanh: không (không dấu), huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Những thanh bằng (bình thanh) gồm thanh không, thanh huyền, những thanh còn lại thuộc vần trắc (khí thanh) là hỏi, ngã, sắc, nặng.
+ Nhóm thanh lại chia thành 2 nhóm đổi lập nhau về âm vực. Nhóm bổng (cao) gồm không sắc, ngã. Nhóm trầm (thấp) gồm huyền, nặng, hỏi. 
II. Luyện tập
* Củng cố - HDVN (5')
 - Củng cố: Luật thơ.
- HDVN: Học bài cũ.
 Chuẩn bị bài mới: Trả bài số 2.
 + Phân tích đề, lập dàn y'.
 + Rút ra những ưu, nhược điểm.
Tiết 24 Ngày soạn: 25/09/2014
 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Nhận thức rõ ưu và nhược điểm về kiến thức, kĩ năng làm bài văn NLXH bàn về 1 hiện tượng đời sống.
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi bài làm văn.
 - Nâng cao thêm ‎y' thức rèn luyện đạo đức để có thái độ, hành động đúng đắn trước HTĐS.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở
 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Bài kiểm tra của HS, Giáo án…
 Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, Sổ tích lũy, TLTK…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): Nêu đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
3. Bài mới.
Hoạt động giáo viên
và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Gv nêu vấn đề, có gợi ý
Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày
Nhóm khác có thể bổ sung
Gv tổ chức cho HS phân tích đề, lập dàn y'
Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm trong bài viết của HS
GV cho HS chép đề bài số 2 (HS làm ở nhà)
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về cuộc phát động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD.
I. Phân tích đề.
 - Yêu cầu cần nghị luận: Cuộc vận động "Hai không"
 - Thao tác: PT, SS, CM, GT..
 - Phạm vi: Gd, học tập
II. Lập dàn y'.
 1. MB: Giới thiệu vấn đề
 2. TB:
 - Thực trạng
 - Nguyên nhân
 - Hậu quả
 - Giải pháp
 - Y' nghĩa
 3. KB: Tóm lược lại vấn đề
III. Nhận xét ưu, nhược điểm.
 1. Ưu điểm.
 - Hiểu đề bài, bố cục rõ ràng, thao tác linh hoạt
 - Diễn đạt trong sáng, bám sát vấn đề
 - Mắc ít lỗi về dung từ,đặt câu
 2. Hạn chế.
 - Còn trình bày lan man, không thoát y'
 - Luận điểm không rõ ràng, còn tẩy xóa
 - Một số bài viết còn lan man.
IV. Trả bài, gọi tên lấy điểm, đọc bài tiêu biểu.
* Củng cố - HDVN (5')
 - Củng cố: Ưu nhược điểm trong bài viết của HS.
 - HDVN: Học bài cũ.
 Chuẩn bị bài mới: Việt Bắc (T/H).
 + Hoàn cảnh ra đời.
 + Hình ảnh TNVB, con người VB và cuộc kháng chiến.
 + Vài nét về NT.	
Tiết 25	 Ngày soạn: 25/09/2014
VIỆT BẮC 
 (TỐ HỮU)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước
- Nghệ thuật bài thơ đậm đà tính dân tộc, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam. 
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở
 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án…
 Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): (Kết hợp trong bài giảng)
3. Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hs đọc phần TD trong SKG
- Phần tiểu dẫn giới thiệu nội dung gì?
- Nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác của bài thơ?
- Đoạn trích nằm ở phần nào bài thơ?
Em hiểu thế nào là kết cấu của bài thơ? Kết cấu của bài Việt Bắc là ntn?
- Nêu cảm xúc chủ đạo của đoạn trích
Hsinh đọc 8 câu đầu SGK
- Cuộc chia tay được miêu tả ntn?
- Em hãy phân tích các yếu tố nghệ thuật trên để làm rõ tình cảm ân nghĩa ấy?
- Người đối đáp còn phải kể tới yếu tố nào?
- Về ngắt nhịp có gì đáng chú ý ở 8 câu đầu
Hsinh đọc SGK
- Trong đoạn trích có bao nhiêu từ “nhớ”? Tác dụng của nó ntn?
- Hãy phân tích nỗi nhớ của anh cán bộ kháng chiến về thiên nhiên, con người Việt 
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác (SKG)
2. Kết cầu của bài thơ
- Kết cấu là thuật ngữ chỉ nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học (thơ, văn). Những biểu hiện bên ngoài là hình thức bên trong là nội dung.
- Bài thơ có kết cấu theo lối đối đáp của ca dao trữ tình. Thực chất nó là lối độc thoại, đắm mình trong hoài niệm ngọt ngào về quá khứ. Nó nêu bật tình nghĩa thắm thiết của con người với cách mạng và kháng chiến. 
- Lời đối đáp giữa mình, ta, kẻ ở người đi chỉ là sự phân thân của nhân vật trữ tình, chỉ là cách để tâm trạng bộc lộ đầy đủ hơn trong hô ứng, đồng vọng giữa hai con người tưởng tượng.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc chia tay
- Nhà thơ tạo ra lời đối đáp giữa kẻ ở người đi
+ Việt Bắc hỏi:
Mình về có nhớ ta chăng
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
+ Anh cán bộ kháng chiến trả lời:
“Tiến ai… hôm nay”
- Sử dụng từ ngữ diễn tả trong tình yêu đôi lứa, vợ chồng
+ Mình (trở đi trở lại)
+ Ta
- Bằng âm điệu ngọt ngào như lời ru trong thể thơ lục bát. Ba biện pháp nghệ thuật trên đây đã đưa người đọc vào thế giới tâm tình đầy ân nghĩa, trải dài trong không gian, thời gian tâm tưởng.
- Lời của Việt Bắc lên tiếng trước. Lời hỏi của Việt Bắc đã khơi dậy bao kỉ niệm, khơi nguồn cho nỗi nhớ. Không gian và thời gian cụ thể “mười lăm năm” bỗng trở thành không gian và thời gian tâm tưởng.
Tạo ra sự đối đáp, nhà thơ đã dàn dựng được cảnh chia tay. Nhưng đó chỉ là hình thức kết cấu bên ngoài, còn ở chiều sâu chính là sự thống nhất của tình cảm trong tiếng nói chung.
- Đó là cách sử dụng ngôn ngữ diễn tả cuộc chia tay. 
Nhà thơ sử dụng rất sáng tạo đại từ “mình”
- Để diễn tả cuộc chia tay đầy lưu luyến, nhà thơ sử dụng câu thơ lục bát cân xứng, nhịp nhàng phù hợp với tâm trạng bâng khuâng của con người trong cuộc tiễn đưa:
- Mình về / mình có / nhớ chăng
.................................................
Cầm tay nhau biết / nói gì hôm nay.
Sự ngắt nhịp ấy chính là nhịp điệu tâm hồn. Nó tạo ra sự cộng hưởng, đồng vọng của cả người ở, người đi. Đó là nỗi nhớ da diểt, mênh mang với thiên nhiên, con người, với cách mạng và kháng chiến.
2. Nỗi nhớ da diết về thiên nhiên con người Việt Bắc
- Trong đoạn trích có hơn 30 từ “nhớ” (cụ thể là 35 từ)
- Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần từ “nhớ”.
+ Về ý nghĩa “nhớ” gắn liền với đối tượng cụ thể. Nó khắc sâu trong tâm trạng người đọc, người nghe về sắc thái tình cảm của con người. Khi diễn tả nỗi nhớ của anh cán bộ kháng chiến, khi là sự đồng vọng cùng nhớ về sự kiện cách mạng, kháng chiến. Nỗi nhớ mang nhiều cung bậc.
- Đặc sắc của đoạn thơ là ở chỗ Tố Hữu tạo ra lối đối đáp trong tưởng tượng. Nhà thơ để Việt Bắc hỏi:
+ Mình đi, có nhớ?
+ Mình về, có nhớ? 
Mỗi cụm từ ấy xuất hiện tới ba lần. Nó xoáy sâu vào lòng người, gợi nỗi nhớ như dòng chảy. Thiên nhiên Việt Bắc hiện ra:
“Trám bùi”, “măng mai”
+ Những mái nhà “hắt hiu lau xám”
+ Những địa danh cụ thể: “Tân Trào”, “Hồng Thái”
+ Những di tích lịch sử “mái đình, cây đa”
Đáp lại sự khẳng định:
Ta với mình, mình với ta
Mình ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
 Lời hứa trở nên mặn mà, đinh ninh, sâu sắc. Nhân vật trữ tình tự phân thân, lại hoà làm một xoáy sâu vào tiếng nói của tâm trạng để tìm sự đồng vọng của người đọc người nghe.
- Đó là đoạn thơ:
Ta về mình có nhớ ta
........................….
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
- Thiên nhiên thật tươi tắn “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”. Thiên nhiên mang vẻ đẹp riêng của Việt Bắc “Mùa xuân mơ nở trắng rừng” không ở đâu có được. Không chỉ có ở màu sắc đường nét mà cả âm vang sôi động: “ve kêu rừng phách đổ vàng”.
- Cái hay, cái đẹp của đoạn thơ là sự kết hợp đến dung dị, cứ một câu tả về thiên nhiên là một câu nói về con người.
+ “Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng”: Con người thật bình dị, khoẻ khoắn trong lao động. Đến những câu:
+ “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
+ “Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Con người cần mẫn trong công việc. Con người Việt Bắc thật vui, thật tươi sung sướng đón nhận cuộc sống hoà bình, không có tiếng súng, hạnh phúc đã trở về với họ “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
- Đoạn thơ hay và tiêu biểu khi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Thiên nhiên làm nền để bức chân dung phác thảo về con người hiện lên mồn một. Con người gần gũi với thiên nhiên, bình dị như thiên nhiên.
- Nhớ về những con người lam lũ nghèo khổ:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Người đọc không thể quên hình ảnh “nắng cháy lưng” trong thơ Tố Hữu.
- Nhớ về những người thuỷ chung son sắt, nghĩa tình với kháng chiến:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Thơ hay và thấm thía bởi đề cập tới nghĩa tình con người cùng chia sẻ gian khổ và niềm vui. Cuộc sống con người chỉ đẹp khi gian khổ càng sắt son, gắn bó. Thơ Tố Hữu luôn đi sâu phát huy những gì tốt đẹp của truyền thống hơn là theo hướng cách tân hiện đại. Vì thế, nhà thơ khám phá những nét riêng của cuộc sống bình dị mà ấm áp của Việt Bắc:
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
- Nhưng cũng có lúc nỗi nhớ về cảnh và người Việt Bắc đẫm trong cảm xúc mơ màng, lãng mạn:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đỉnh núi, nắng chiều lưng nương
Nỗi nhớ thật đẹp. Ta nhận ra trong nỗi nhớ ba đối tượng không thể tách rời: đó là nhớ về thiên nhiên, con người cuộc kháng chiến hào hùng và niềm tin sâu sắc. 
* Củng cố - HDVN (5')
 - Củng cố: Hình ảnh thiên nhiên và con người VB.
 - HDVN: Học bài cũ.
 Chuẩn bị bài mới: Việt Bắc (T/H).
 + Nỗi nhớ về cuộc kháng chiến.
 + Vài nét về NT.	
Tiết 26	
Ngày soạn: 25/09/2014 VIỆT BẮC 
 (TỐ HỮU)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Như tiết 25
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
 Như tiết 25
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn địn

File đính kèm:

  • docgiao an van 12 cb da chinh 2014.doc