Giáo án Ngữ văn 12 (chuẩn)

I.Mức độ cần đạt:gip HS:

 1. Kiến thức: -Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975.

 - Những đổi mới bước đầu của Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975, đặc biệt là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp vấn đề.

 3. Thái độ: Cĩ cch nhìn đúng đắn về văn học Việt Nam, yêu thích văn học dân tộc.

II. Chuẩn bị:

 * Thầy: lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX, bảng phụ.

 * Trị: SGK, bi soạn.

III. Phương pháp: thảo luận cu hỏi SGK, trả lời cu hỏi, diễn giảng

IV. Tiến trình dạy học:

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bi cũ.

 3. Bi mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái quát Văn học Việt Nam từ CM8 /1945 đến 1975 (60)

Phương pháp : Gợi tìm, phát vấn thảo luận, diễn giảng

Các bước hoạt động:

 

doc283 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 (chuẩn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cảnh ấy “đi làm nương để trả nợ, để khỏi bị bán cho nhà giàu”, những ý muốn ấy không thắng được hoàn cảnh và âm mưu thâm độc của thống lí.
- Mị chỉ là công cụ lao động: “ tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặc đay,
Trong đêm tình mùa xuân tác giả tả diễn biến tâm trạng và hành động của Mị như thế nào?
Dù nghèo khổ, cơ cực, người Mông (Mèo) vẫn có lối sống phóng khoáng và tự do. Tác giả sử dụng nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào nhân vật.
- Hành động uống rượu ưcï ực: đang uống đắng cay phần đời đã qua và uống cái khát khao phần đời chưa tới, Mị uống say, nằm lịm mà nhớ quá khứ tự do, sống với kỉ niệm tự do trong tình yêu hạnh phúc
-Mị thổi sáo giỏi, biết bao người mê
- Mị muốn đi chơi, ý thức được quyền được sống, được đi chơi như bao người phụ nữ có chồng khác nhưng khi ý thức trỗi dậy thì Mị cảm thấy rõ cái cô nghĩa lí của cuộc sống hiện tại và giờ đây nếu có nắm lá ngót trong tay Mị ăn cho chết ngay.
Hành động cắt dây trói cho A Phủ và tự giải thoát của Mị đã chứng minh được điều gì từ tâm hồn Mị?
->sức phản kháng táo bạo
Tác giả đã tả diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ như thế nào?
- Sau cái đêm nổi loạn không thành, Mị trở lại cách sống lầm lũi, lặng câm, vô cảm như trước- Lúc đầu Mị không quan tâm, đêm nào cũng ra ngồi hơ lửa bên bếp gần chỗ A Phủ bị trói (bất chấp bị A Sử đạp ngã xuống đất).
-Hành động vô tình lé mắt trông sang nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ đã bừng thức tâm hồn Mị
Con đường tự giải phóng của Mị và A Phủ có ý nghĩa như thế nào?
-> là con đường vùng lên tự cứu mình của bao người dân lao động thiểu số không muốn và không thể sống mãi kiếp nô lệ dưới ách áp bức bóc lột.
Bước 2: Tìm hiểu nhân vật A Phủ
Hãy nhận xét cuộc đời và tính cách của A Phủ trong đoạn trích?
Do cuộc sống hoang dã của núi rừng, làm thuê cực nhọc rèn luyện tính cách 
Hãy cho biết giá trị của tác phẩm?
Cho biết nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm?
- Nhân vật Mị được miêu tả từ một cái nhìn bên trong, phát hiện vẻ đẹp ở tiềm lực sống của nội tâm
- Nhân vật A Phủ được nhìn từ bên ngoài, tính cách thể hiện ở hành động táo bạo, gan góc, mạnh mẽ.
-> Mị, A Phủ thể hiện sống động những nét tính cách của người dân miền núi, dân tộc Mèo : âm thầm mà mãnh liệt, , mộc mạc, đơn sơ mà dữ dội, lối sống phóng khoáng, tự do, hồn nhiên, vượt qua áp bức, đè nén
Hãy cho biết ý nghĩa của văn bản?
II- Đọc - hiểu văn bản:
 1. Nhân vật Mị:
 a. Số phận:
- Cách vào truyện có sự đối lập - gây ấn tượng, thu hút sự chú ý và gợi ra số phận đau khổ, éo le của nhân vật:
+ Một cô gái lẻ loi, âm thầm gần như là các vật vô tri : cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựatrong cảnh đông đúc, tấp nập của gia đình thống lí Pátra.
+ Cô gái ấy là con dâu gia đình giàu có, quyền thế nhât làng mà sao lúc nào cũng cúi mặt, buồn rười rượi.
- Số phận éo le, tủi cực, đau khổ của Mị:
+ Mị là cô gái trẻ đẹp, yêu đời, khát khao hạnh phúc, có tài thổi sáo, có biết bao người say mê “trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”; chăm chỉ, không quản ngại khó khăn, hiếu thảo” biết cuốc nương làm ngô, sẵn sàng lao động vất vả để trả món nợ truyền kiếp cho cha mẹ” -> người có đủ phẩm chất để được sống hạnh phúc.
+ Vì món nợ của bố mẹ vay nhà thống lí, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ, bị đem “ trình ma” nhà thống lí, sẽ phải “ rũ xương ở đây thôi”.
 + Bị đày đọa về thể xác lẫn tinh thần, chỉ là công cụ lao động (Phải sống với kẻ xấu xa mà mình không yêu) “ Mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc” , định ăn lá ngón để tìm sự giải thoát. Nhưng vì thương bố, Mị không đành lòng chết (cô có chết thì món nợ vẫn còn), nên Mị phải chấp nhận trở về nhà thống lí sống âm thầm như cái bóng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. 
 + Bị tê liệt vềâ tinh thần. mất hết cảm giác “ ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi, bấy giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa” , Mị không còn ý niệm về thời gian “không biết là sương hay là nắng”, Mị mất hết tri giác về cuộc sống : “ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị nghĩ cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy trông ra đến bao giờ chết thì thôi”, Mị sống mà như đã chết -> thân phận đau khổ của Mị cũng là thân phận của người phụ nữ nghèo niền núi
=> Chiều sâu hiện thực và nhân đạo của Tô Hoài: gián tiếp tố cáo sự áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến miền núi và thần quyền hủ tục. 
b. Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc dẫn đến sức phản kháng mạnh mẽ:
* trong đêm tình mùa xuân “ Mị muốn đi chơi”và bị trói 
 - Tác động của ngoại cảnh: khung cảnh mùa xuân tươi vui, nhộn nhịp (có trò chơi ném phao, đánh quay, thổi khèn, có tiếng sáo gọi bạn bồi hồi tha thiết.... )và bữa rượu cúng ma năm mới đã tác động âm thầm, đánh thức sức sống ẩn tàng trong cơ thể trẻ trung và tâm hồn ham sống của Mị.
- Hồi ức , kỉ niệm thức dậy: nhớ lại quá khứ đẹp, hạnh phúc ngày nào, cõi lòng Mị “ phơi phới trở lại”, Mị vui sướng, nhận ra mình vẫn còn trẻ và Mị muốn đi chơi. Sống với A Sử, Mị chỉ là nô lệ, không có tình yêu, hạnh phúc “ nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay” 
-> Nghịch liù trên cho thấy khi niềm khao khát sống hồi sinh mãnh liệt sẽ xung đột quyết liệt với trạng thái vô nghĩa của thực tại -> sở trường phân tích tâm lí của tác giađã phát hiện nét đẹp và nét riêng của tính cách nhân vật
+ “Tiếng sáo lửng lơ...” -> tác động tâm hồn Mị, Mị muốn đi chơi
+ Hành động: thắp sáng đèn, quấn tóc, lấy váy hoa chuẩn bị đi chơi.
+ Khi bị A Sử trói đứng trong phòng tâm hồn Mị vẫn dõi theo tiếng sáo với những kí ức tươi đẹp thời thanh xuân, quên cả nỗi đau thể xác. lúc Mị vùng bước đi theo tiếng sáo, mới trở về thực tại “ Chân tay không cựa quậy được”, nhận thức cuộc sống của mình không bằng con vật “ ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ”
+ Suốt đêm lúc mê, lúc tỉnh, Mị nhớ lại câu chuyện người đàn bà bị trói đến chết , Mị lo sợ “Mị cựa quay xem mình còn sống hay đã chết”-> ý thức về sự sống, lòng ham sống.
* Sức phản kháng mạnh mẽ: (Hành động cắt dây trói cho A Phủ và tự giải thoát của Mị)
+ Lúc đầu khi thấy A Phủ bị trói ,Mị vẫn thản nhiên, dửng dưng , vô cảm như người quá quen với cảnh trói người ở gia đình này.
+ Khi thấy dòng nước mắt của A Phủ chảy xuống hai hõm má đã đen lại, Mị nhớ lại nỗi khổ của mình khi bị trói đứng, nhớ tới cái chết của người đàn bà bị trói đứng ở nhà Pátra. Nhận ra tội ác của thống lí, lo lắng A Phủ sẽ chết, thấy việc A Phủ chết là vô lí “ Người kia việc kia mà phải chết thế”ù. Mị nghĩ đến cảnh Pátra biết được sự việc, Mị sẽ bị trói thay vào cọc, chết trên cái cọc ấy. Vì tình thương lớn dẫn đến lấn át nỗi sợ “trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ”.
+ Sự đồng cảm giai cấp khiến Mị mạnh dạn cắt dây trói cho A Phủ. Khi A Phủ chạy đi, bản năng tự vệ tích cực và niềm khao khát tự do trỗi dậy, Mị chạy theo A Phủ cùng trốn khỏi Hồng Ngài, Mị nghĩ “Ở đây thì chết mất”
=> Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn nhân vật được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt, sẽ chuyển thành hành động phản kháng chống cường quyền áp bức để tự giải thoát cuộc đời mình.
2. Nhân vật A Phủ:
a. Số phận: éo le, đau khổ , là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi
- Sớm mồ côi cha mẹ, không người thân thích.
- Lớn lên giữa núi rừng, vượt qua cơ cực, thử thách A Phủ thành chàng trai khoẻ mạnh, giỏi việc “chạy nhanh như ngựa...biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi, đi săn bò tót rất bạo, con gái trong làng nhiều người mê, muốn lấy làm chồng”. 
- Vì nghèo, phép làng, tục cưới xin nên không cưới nổi vợ. 
b. Tính cách: đặc biệt
- Mạnh mẽ, gan góc, táo bạo (10 tuổi bị bán về vùng thấp - vùng người Thái đổi lấy thóc, đã trốn thoát lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài 
- Sống thẳng thắn, trung thực, ngang tàng, sẵn sàng trừng trị kẻ xấu - dám đánh con quan là A Sử 
- Gan lì, chịu đựng: ( Bị đánh đòn, phạt vạ nhưng A Phủ không thèm kêu).
- Khi trở thành nô lệ trong nhà Pátra, quanh năm phải làm lụng cực khổ, A Phủ vẫn là chàng trai của tự do, không sợ cường quyền, kẻ ác “bôn ba rong ruổi ngoài rừng.....làm phăng phăng mọi thứ ”ù. Khi bò bị hổ ăn thịt, A Phủ đòi đi bắn con hổ để đền bò. Bị phạt trói đứng, A Phủ không sợ chết, không quan tâm tới hậu quả sẽ xảy ra với mình.
- Khi được Mị cắt day trói, A Phủ khụy xuống nhưng khát vọng sống khiến A Phủ “ quật sức vùng lên chạy”
=> A Phủ được khắc họa thành công nhờ sự quan sát nhạy bén, khả năng nắm bắt cá tính con người qua hành động bên ngoài - táo bạo, mạnh mẽ, gan góc.
3. Gía trị tác phẩm:
- Gía trị hiện thực: miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị mi

File đính kèm:

  • docgian an ngu van 12 chuan.doc
Giáo án liên quan