Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 24
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp hv:
- Cảm nhận được nỗi buồn, sự cô đơn rất Hàn Mặc Tử. Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh thiên nhiên mang nét đặc trưng Huế, là tâm trạng của thi nhân về mối tình riêng xa xăm, vô vọng, cũng là tấm lòng tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ đang quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo.
- Nhận biết được bút pháp độc đáo của nhà thơ trẻ tài hoa nhưng bất hạnh.
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ
- Yêu thích môn Ngữ văn và thích học các tác phẩm văn học, đặc biệt là thơ.
ọng, đau thương -> Dùng từ phiếm chỉ, hàng loạt câu hỏi tu từ da diết làm nổi bật khát khao giao cảm với đời, với người => Khổ thơ là thế giới mộng ảo, thi nhân chìm vào cõi mông lung ở đó có hẹn hò, có phấp phỏng niềm hi vọng chờ đợi với dự cảm chia lìa, thời gian quá ít của đời người 3. Khổ thơ thứ ba (10’) - Khách đường xa, khách đường xa: điệp ngữ, nhịp 4/3: da diết, gấp gáp, khẩn thiết - Áo trắng quá…: xa lạ đến hụt hẫng như một nỗi ám ảnh. - Sương khói: + Của không gian, thời gian xa cách + Mối tình mong manh, vô vọng + Trái tim nhạy cảm - Mờ nhân ảnh: ranh giới của hai thế giới thực và ảo -> Nỗi đau của con người giữa hai ranh giới ấy và là sự thất vọng trước cái đẹp mà mình không thể vươn tơi. - Ai biết tình ai… đậm đà - Đại từ phiếm chỉ “Ai” và câu hỏi tu từ -> hoài nghi nhưng chan chứa niềm thiết tha với đời, tâm trạng bâng khuâng, xót xa, có gì như mong cầu, tự an ủi. + Băn khoăn, trăn trở sự tồn tại của mình và mối tình của ai. + Trả lời cho câu hỏi đầu bài thơ. => Khát khao một tình yêu chân thành để hoá giải nỗi cô đơn.. III. Chủ đề (1’) - Qua bức tranh thôn Vĩ đẹp mà buồn tác giả thể hiện nỗi lòng đối với cuộc đời và tình yêu. IV. Tổng kết (1’) 1. Nội dung Khắc hoạ vẻ đẹp thuần tuý của một vùng quê. Tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp, con người, hạnh phúc và thân phận. 2. Nghệ thuật - Hài hoà bút pháp tả thực, lãng mạn, tượng trưng “Ánh sáng biết cảm xúc và có linh hồn đã trở thành một yếu tố quan trọng trong thi pháp thơ Hàn Mặc Tử” - Tính mơ hồ phiếm chỉ. - Biểu tượng thơ HMT là kết quả nỗi ám ảnh của chiêm bao, là mùa màng của cánh đồng cõi hư ảo do đau thương cùng hi vọng chất chứa với tuyệt vọng của thi sĩ gieo hạt. => Bài thơ tươi sáng mà buồn, một nỗi buồn rất trong và thấm thía. 3. Củng cố - dặn dò: (2’) - Củng cố: + Giá trị nhân văn của tác phẩm + Thái độ trân trọng và cảm thông với nỗi buồn cùng như tình yêu và khát vọng sống của thi nhân. + Khẳng định thơ Hàn Mặc Tử là một lối thơ riêng. - Dặn dò: Học bài Chuẩn bị bài: Tâm trạng của Hàn Mặc Tử qua bài Đây thôn Vĩ Dạ Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................. Ngày soạn: 27/02/2014 Ngày dạy: / /2014 Tuần 24; Tiết 101 Bám sát: Tâm trạng của Hàn Mặc Tử qua Đây thôn Vĩ Dạ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp học viên hiểu được tâm trạng buồn, lo âu, thất vọng của Hàn Mặc Tử. Từ đó, chúng ta thêm thương xót và cảm thông với số phận của tác giả, thêm cảm phục một con người đầy tài năng, nghị lực đã vượt lên hoàn cảnh. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng, giáo án. Các đồ dùng dạy học phụ trợ cần thiết. - Học viên: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo. Dụng cụ học tập cần thiết. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Kết hợp các phương pháp: nêu vấn đề, gợi mở, phân tích, diễn giảng, thảo luận, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Phần mở đầu - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ (5’): - Lời vào bài 2. Nội dung bài mới Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt * Hoạt động chung: chia nhóm để thảo luận vấn đề Tâm trạng của Hàn Mặc Tử qua bài Đây thôn Vĩ Dạ? - Những vần thơ làm xúc động lòng người bởi một con người đang tột cùng đau đớn mà lại biết yêu cuộc sống - Tâm trạng của nhân vật trữ tình được diễn tả bằng những yếu tố buồn - Sự thất vọng trước cái đẹp mà mình không thể với tới -> Cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực đã vượt lên hoàn cảnh để sáng tác một bài thơ, một bài ca về tình đời, tình người. * Tâm trạng của Hàn Mặc Tử qua bài Đây thôn Vĩ Dạ - Từ nơi xa, hồi tưởng về Huế và thôn Vĩ, về người Huế và người thôn Vĩ tươi tắn, mát mẻ, duyên dáng, ấm áp và phúc hậu: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. -> Những vần thơ làm xúc động lòng người bởi một con người đang tột cùng đau đớn mà lại biết yêu cuộc sống như vậy. - Tâm trạng của nhân vật trữ tình được diễn tả bằng những yếu tố buồn xuất hiện một cách liên tiếp: gió mây chẳng cùng một ngả, dòng nước buồn thiu, hoa bắp vật vờ, thuyền đậu bến sông trăng mà trăng có thể không về kịp. Có thể hiểu như là sự thất vọng, lo âu, đau buồn bởi dự cảm chia xa, bất thành, vô vọng. - Tâm trạng buồn và cao hơn là sự thất vọng trước cái đẹp mà mình không thể với tới: Mơ khách đường xa, khách đường xa, lại có những câu thơ đầy ảo giác: Áo em trắng quá nhìn không ra,… -> Chúng ta thêm thương xót và cảm thông với số phận của tác giả, thêm cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực đã vượt lên hoàn cảnh để sáng tác một bài thơ, một bài ca về tình đời, tình người. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Củng cố: Nhắc lại bài học - Dặn dò: Xem lại bài Chuẩn bị: Bài viết số 6: NLVH Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................. Ngày soạn: 27/02/2014 Ngày dạy: / /2014 Tuần 24; Tiết 102, 103 Làm văn: BÀI VIẾT SỐ 6: NLVH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hv: - Củng cố những hiểu biết của hv về các thao tác lập luận phân tích, so sánh và kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho một bài văn nghị luận. - Biết vận dụng các thao tác lập luận nêu trên để làm một bài văn nghị luận văn học. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng, giáo án. Các đồ dùng dạy học phụ trợ cần thiết. - Học viên: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo. Dụng cụ học tập cần thiết. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Kết hợp các phương pháp: nêu vấn đề, gợi mở, quan sát, nhận xét, đánh giá. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Phần mở đầu - Ổn định lớp - Lời vào bài Nội dung bài mới * Ma trận đề Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Làm văn: NLVH Học viên phải nhớ được đôi nét về nhà thơ Huy Cận và bài thơ Tràng Giang, nắm được nội dung chính, ý chính của bài. Hiểu được tâm sự của Huy Cận qua bài thơ Tràng giang Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm và các phương pháp phân tích để viết thành một bài văn hoàn chỉnh Số câu Số điểm 1 câu 10đ Tổng 1 câu 10đ * Đề bài: Anh/ Chị hãy phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận? * Hướng dẫn chấm a. Yêu cần kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, biết cách kết hợp các thao tác nghị luận trong bài làm. - Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, thuyết phục, không mắc lỗi (chính tả, dùng từ, viết câu) b. Yêu cầu về kiến thức: Cần đảm bảo các ý sau: - Hoàn cảnh sáng tác? Một buổi chiều mùa thu 1939, Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm, nhìn sang dòng sông Hồng mênh mang và nghĩ về những kiếp người vô định, trôi nổi -> sáng tác bài thơ. - Phân tích được ý nghĩa nhan đề và lời đề từ? Tràng giang: sông dài. Vần “ang” liền nhau: tạo dư âm vang - xa - trầm - lắng -> gợi cảm giác mênh mang bát ngát. Âm Hán việt: sắc thái cổ kính, trang trọng. Không chỉ là con sông đơn thuần mà còn là sự triền miên của dòng sông cảm xúc. Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” là nét nhạc chủ âm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ. - Phân tích được nội dung chính ở bốn khổ thơ (hình ảnh, cách sử dụng từ ngữ của tác giả, các thủ pháp được sử dụng trong bài thơ,…) và có câu thơ làm dẫn chứng. - Làm rõ được tâm sự của Huy Cận thông qua bài thơ, đặc biệt ở hai câu thơ cuối. - Nêu được chủ đề của bài thơ. c. Cách cho điểm - Điểm 9, 10: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu trên, trình bày logic, diễn đạt mạch lạc, có thể sai một vài lỗi chính tả. - Điểm 7, 8: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, trình bày logic, còn sai một vài lỗi chính tả. - Điểm 5, 6: Bài viết còn thiếu một trong các ý trên, trình bày rõ ràng, mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 3, 4: Bài viết sơ sài, ý trình bày không mạch lạc, lộn xộn, lỗi chính tả nhiều. - Điểm 1, 2: Bài viết quá sơ sài, không có bố cục rõ ràng, trình bày thiếu mạch lạc hoặc trình bày qua loa, lỗi chính tả nhiều. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. 3. Thu bài, dặn dò (2') - Thu bài: Kiểm tra số bài, số tờ; Nhận xét, đánh giá - Dặn dò: Chuẩn bị: Chiều Tối; Đọc thêm: Lai Tân 4. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................. Ngày soạn: 27/02/2014 Ngày dạy: / /2014 Tuần 24; Tiết 104 Đọc văn: CHIỀU TỐI (Mộ) Hồ Chí Minh I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hv: - Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa các chiến sĩ và thi sĩ, giữa yêu nước và nhân đạo. - T
File đính kèm:
- bai 24 Day thon vi da.doc