Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 86

A.Mục đích yêu cầu:

Giúp HS:

-Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS.

-Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 - TLTK

 -Thiết kế bài học

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

 C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ

Phân tích tâm trạng của Kiều khi sống ở lầu xanh? Qua tâm trạng đó, em có suy nghĩ gì về nhân cách của nàng?

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 86, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên phân môn 	: Làm văn
Tiết 	 	: 86 LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Ngày soạn 	: 04/04/2010
A.Mục đích yêu cầu:
Giúp HS:
-Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS.
-Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 - TLTK
 -Thiết kế bài học
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
 C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
Phân tích tâm trạng của Kiều khi sống ở lầu xanh? Qua tâm trạng đó, em có suy nghĩ gì về nhân cách của nàng?
 3.Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài giảng:
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận
TT 1: HS đọc bài tập sgk
TT 2: Trả lời các câu hỏi sgk
TT 3: Thế nào là lập luận?
HĐ 2: Tìm hiểu các bước xây dựng lập luận.
TT 1: Luận điểm là gì?
TT 2: Nội dung chính của văn bản?
TT 3: Tìm các luận điểm?
TT 4: Phân tích các luận cứ trong các bài tập phần I, II?
TT 5: PP lập luận là gì? Tại sao phải lựa chọn PP lập luận?
TT 6: HS nêu một số PP lập luận, GV hệ thống, lí giải rõ hơn.
HĐ 3: Luyện tập
TT 1: GV gợi ý HS làm bài tập 1 sgk
TT 2: HS thảo luận theo nhóm để tìm luận cứ cho bài tập 2, trình bày trước lớp.
-Câu b: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
 + Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa
 + Không khí bị ô nhiễm
 +Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây, ăn uống, tắm rửa
 +Môi sinh đang bị tàn phá, hủy diệt
-Câu c: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
 +Vhdg là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
 +Vhdg là những tác phẩm truyền miệng
I.Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận:
 1.Mục đích của lập luận: thuyết phục đối phương từ bỏ ý chí xâm lược
 2.Để đạt được mục đích đó, tác giả sử dụng:
-Lí lẽ 1: Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế
-Lí lẽ 2: Được thời, có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.
-Lí lẽ 3: Mất thời không thế…trở bàn tay mà thôi.
®Kết luận: “Nay các ông không rõ thời thế…việc dùng binh được”
 3.Lập luận: đưa lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đó mà người viết muốn đạt được.
II.Cách xây dựng lập luận:
 1.Xác định luận điểm:
Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm .
 a.Bài văn bàn về : thái độ tự trọng trong việc dùng tiếng mẹ đẻ.Quan điểm của tác giả: khi nào thật cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài.
 b.Văn bản có 2 luận điểm:
-Tiếng nước ngoài( T. Anh) đang lấn lướt t.Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.
-Một số trường hợp tiếng nước ngoài đưa vào báo chí không cần thiết.
 2.Tìm luận cứ
 a.Văn bản phần I có 3 luận cứ: là 3 lí lẽ( đã phân tích)
 b.Văn bản ở phần II có 6 luận cứ( dẫn chứng thực tế)
-Luận điểm 1: 3 luận cứ
 +Khắp nơi đều có quảng cáo…danh lam thắng cảnh.
 +Chữ nước ngoài…chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.
 +Đi đâu, nhìn đâu… chữ Triều Tiên.
-Luận điểm 2: 3 luận cứ
 +Tôi không biết chữ Triều Tiên nhưng cũng xem qua khá nhiều tờ báo.
 +Có một số tờ báo…in rất đẹp.
 +Nhưng các tờ báo phát hành trong nước…nhũng bài cần đọc.
 3. Lựa chọn phương pháp lập luận:
Phương pháp lập luận: cách thức sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
 a.Lập luận ở phần I: phương pháp: diễn dịch, quan hệ: nhân quả
 Lập luận ở phần II: phương pháp: quy nạp, so sánh, đối lập
 b.Một số phương pháp thường sử dụng trong văn bản nghị luận:
-PP loại suy: dựa vào so sánh các đối tượng, tìm ra thuộc tính giống nhau, từ đó suy ra chúng có những thuộc tính giống nhau khác.
-PP phản đề: xuất phát từ một kết luận có sẵn để suy ra một kết luận khác.
-PP ngụy biện: từ thực tế hiển nhiên suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương.
III.Luyện tập:
 1.Bài tập 1:
-Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng
-Luận cứ:
 + Luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, khẳng định…người với người.
 + Luận cứ dẫn chứng thực tế: Liệt kê các tác phẩm: Cáo bệnh…
-PP lập luận: PP quy nạp.
 2. Bài tập 2: Tìm luận cứ cho các luận điểm
-Câu a: Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích
 +Đọc sách nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên , xã hội
 +Đọc sách giúp ta khám phá chính bản thân mình
 +Đọc sách chắp cánh cho ước mơ và sáng tạo
 +Đọc sách giúp cho việc diễn đạt tốt hơn
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
-Nắm các bước xây dựng lập luận , xem lại các bài tập
-Tiết sau: Trả bài viết số 6

File đính kèm:

  • doc86 Lap luan trong van nghi luan-Dao.doc
Giáo án liên quan