Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 56
A. Mục tiêu: Giúp HS nắm được
- giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi bài thơ
- rèn luyện lí năng tự học, tự đọc tác phẩm
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
1. Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án
- HS: SGK, vở ghi, vở soạn
2. Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp quy nạp
- Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức
C.Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh
3.Dạy bài mới
Lời vào bài: Hôm nay, chúng ta sẽ đọc thêm một số tác phẩm thơ Hai-kư của Ba-sô
Tiết : 56 ĐỌC THÊM THƠ HAI-KƯ CỦA BA-SÔ Ngày soạn: 22/12 Mục tiêu: Giúp HS nắm được - giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi bài thơ - rèn luyện lí năng tự học, tự đọc tác phẩm B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án - HS: SGK, vở ghi, vở soạn Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp quy nạp - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức C.Tiến trình bài dạy Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh 3.Dạy bài mới Lời vào bài: Hôm nay, chúng ta sẽ đọc thêm một số tác phẩm thơ Hai-kư của Ba-sô HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: tìm hiểu đôi nét về thơ Hai-kư HDHS tìm hiểu những nét chính về thơ Hai-kư Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm Thao tác 1: Qua bài 1, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn Ba-sô ? Thao tác 2: Tiếng chim đỗ quyên tượng trưng cho điều gì? Thao tác 3: Tác giả đã thể hiện tình cảm như thế nào qua bài 3 Thao tác 4: Vì sao lại có 2 âm thanh tiếng vượn hú và trẻ con khóc cùng một lúc? Thao tác 5: Tác giả mượn chú khỉ để nói đến đối tượng nào? Thao tác 6: hình ảnh hoa đào rơi xuống mặt hồ mang ý nghĩa gì? Thao tác 7: nêu mối quan hệ giữa tiếng ve và đá? Thao tác 8: Em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn gì ở Ba-sô qua bài 8 Hoạt động 3: Tổng kết I. Đôi nét về thơ Hai-kư Hình thức: 17 âm tiết, ngắt nhịp thành 3 đoạn Quý ngữ: từ chỉ mùa Thủ pháp tượng trưng: lựa chọn chi tiết đặc sắc để biểu hiện cái toàn thể Tính hàm súc, tinh tế, thẩm mỹ Ngôn ngữ: gợi chứ không tả II. Hướng dẫn đọc thêm Bài 1: Quê Ba-sô ở Mi-ê, ông lên Ê-đô 10 năm mới về thăm lại Xem Ê-đô thân thiết như quê hương mình → tình cảm thân thiết gắn bó với mảnh đất nơi mình ở Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn Bài 2: - trở về Kinh đô sau 20 năm, nghe tiếng chim đỗ quyên nhớ kinh đô năm nào - tiếng chim đỗ quyên: thương tiếc thời gian, nỗi buồn và sự vô thường → hoài niệm về một quá khứ vàng son Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Bài 3: đau lòng khi mẹ mất giọt lệ nóng hổi cuộc đời ngắn ngủi Tuổi già hạt lệ như sương Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan Bài 4: tiếng vượn hú tiếng trẻ con khóc → nỗi buồn trước số phận của con người Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha Lấy ai bồng bế vào ra U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng Bài 5: chú khỉ đơn độc→ người nông dân Nhật Bản hay những em bé nghèo đang co ro trong cơn mưa lạnh → tấm lòng yêu thương đối với những người nghèo khổ Bài 6: hoa anh đào rơi xuống mặt hồ: sự tương giao giữa sự vật, hiện tượng trong vũ trụ Khách lạ đến ngàn hoa chửa rụng Câu màu ngâm dạ nguyệt càng cao Bài 7: âm thanh: tiếng ve Sự vật: đá tiếng ve như thấm vào đá → cảnh vật tĩnh tại Bài 8: đây là bài thơ từ thế của ông sắp từ giã cuộc đời vẫn còn lưu luyến, vẫn còn muốn tiếp tục những chuyến đi- đi bằng tâm hồn III. Tổng kết: 8 bài thơ mang đặc trưng thơ Hai – kư Bài Quý ngữ Chỉ mùa 1 Mùa sương Mùa thu 2 Chim đỗ quyên Mùa hè 3 Sương thu Mùa thu 4 Gió mùa thu Mùa thu 5 Mưa đông Mùa đông 6 Hoa đào Mùa xuân 7 Tiếng ve Mùa hè 8 Cánh đồng hoang vu Mùa đông - mỗi bài thơ đều mang một ý nghĩa tượng trưng riêng, độc đáo D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới: - Nắm nội dung, nghệ thuật từng bài thơ - Nắm đặc trưng thơ Ba-sô - Ôn tập kiểm tra học kì I
File đính kèm:
- 56 DOC THEM THO HAI-KU.doc