Giáo án Ngữ văn 10 - Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hoài niệm quá khứ, ngậm ngùi trước hiện tại và tình cảm thương nhớ quê hương của nhà thơ.

- Thấy được sự độc đáo của một bài thơ Đường luật (ngôn từ, hình ảnh thơ, cách bố trí thanh điệu, gieo vần.).

2. Kĩ năng

- Phân tích tác phẩm văn học, đặc biệt là phân tích cấu trúc của một bài thơ Đường luật.

3. Thái độ

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3773 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) 
– Thôi Hiệu
(SGK Ngữ văn 10, tập 1, ... tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức 
- Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hoài niệm quá khứ, ngậm ngùi trước hiện tại và tình cảm thương nhớ quê hương của nhà thơ.
- Thấy được sự độc đáo của một bài thơ Đường luật (ngôn từ, hình ảnh thơ, cách bố trí thanh điệu, gieo vần...).
2. Kĩ năng
- Phân tích tác phẩm văn học, đặc biệt là phân tích cấu trúc của một bài thơ Đường luật.
3. Thái độ
- Có thái độ trân trọng những giá trị của quá khứ, từ đó biết trân trọng những giá trị của cuộc sống hiện tại.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đọc sáng tạo
- Phương pháp phát vấn
- Phương pháp bình giảng
- Phương pháp nêu vấn đề
2. Phương tiện dạy học
- SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, bảng, phấn.
III. Yêu cầu học sinh chuẩn bị
- HS đọc kĩ bài ở nhà và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Tìm hiểu thêm tư liệu về tác giả, các bản dịch và về thể loại thất ngôn bát cú Đường luật.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới	
Giới thiệu bài mới: Người xưa khi nói tới mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng của sự vật thường nói: Quý hồ tinh bất quý hồ đa. Trong văn học, điều này càng được nhắc đến thường xuyên hơn. Sự vĩ đại của một nhà văn bao giờ cũng được làm nên bởi giá trị và vị trí của tác phẩm do ông ta sáng tác trong lịch sử văn học. Sự vĩ đại đó không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng tác phẩm nhiều hay ít, mà quan trọng là độ kết tinh tài hoa và tư tưởng của nhà văn trong mỗi tác phẩm. Có người sáng tác rất nhiều nhưng chưa hẳn đã xuất sắc. Có người sáng tác một vài tác phẩm nhưng lại được lưu danh thiên cổ. Bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là một trong những trường hợp như thế.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: GV hướng hẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
- GV: Dựa vào SGK và việc chuẩn vị ở nhà, em hãy cho biết một số nét về nhà thơ Thôi Hiệu.
HS trả lời
- GV: Em hãy cho biết những hiểu biết của mình về lầu Hoàng Hạc? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?
HS trả lời.
GV mở rộng: Theo một giai thoại, nhà thơ Lí Bạch khi đến lầu Hoàng Hạc, nhìn thấy bài thơ Hoàng Hạc lâu mà Thôi Hiệu đề trên vách đã gác bút mà đề rằng:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu thi đề tại thượng đầu
(Trước mắt bày ra cảnh đẹp khôn tả xiết
Trông lên đã thấy thơ Thôi Hiệu đề rồi)
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
- GV gọi 1-2 HS đọc bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
(GV hướng dẫn cách đọc: chậm rãi, tha thiết thể hiện sự bâng khuâng, nuối tiếc)
- GV: Bài thơ được làm theo thể gì? Có thể chia bài thơ theo bố cục như thế nào?
GV chốt: Có thể chia bố cục bài thơ theo nhiều cách (2/2/2/2, 4/4, 6/2...). Lựa chọn cách chia như thế nào tùy thuộc vào sự cảm nhận của các em.
- GV hỏi: Trước một di tích lịch sử có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, nhà thơ đã nhớ đến tích xưa, đó là huyền thoại về sự ra đời của lầu Hoàng Hạc. Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua huyền thoại này?
HS trả lời.
GV mở rộng: Nhiều ý kiến cho rằng bài thơ Hoàng Hạc lâu là luật thi đệ nhất nhưng 4 câu đầu câu nào cũng không đúng luật. Người thì cho là phá luật, người thì cho rằng tự nhiên ra ngoài luật. Thật ra, Lầu Hoàng Hạc là một bài thơ cổ luật điển hình.
“Cổ luật là thuật ngữ để chỉ những bài thơ vừa có tính chất của cổ thi. Ở loại thơ này, số chữ, số câu, cách gieo vần và đối ngẫu giống như luật thơ nhưng phối thanh lại giống như cổ phong, không hoàn toàn hợp luật”.
 - GV hỏi tiếp: Đến hai câu thực, tâm sự nuối tiếc của nhà thơ tiếp tục được nhấn mạnh như thế nào? Qua 4 câu thơ đầu, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
HS trả lời, GV chốt lại.
GV mở rộng: Để thể hiện những triết lý nhân sinh sâu sắc, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào ở 4 câu thơ đầu? 
(GV gợi ý: Em có nhận xét gì về những hình ảnh được lặp đi lặp lại? Việc sử dụng các thanh bằng/trắc có gì đặc biệt không?...)
- Trong hai câu luận, khung cảnh thiên nhiên được tác giả tiếp tục miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên đó?
HS dựa vào SGK trả lời theo ý hiểu.
GV dẫn: Tưởng cảnh đẹp khiến lòng người thanh tĩnh, sự nuối tiếc cái đã qua rồi cũng phải nhường chỗ cho niềm vui bởi có cảnh tiên trước mắt. Nhưng tâm trạng thi nhân lại chuyển đổi đột ngột. Em hãy cho biết tâm trạng của nhà thơ ở hai dòng thơ cuối? Tâm trạng này có thường thấy trong thơ ca hay không?
HS suy nghĩ trả lời.
GV mở rộng: Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ 56 chữ thì 55 chữ trước là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, kết đọng trong tâm”. Quả thật, chữ sầu ở dòng thơ cuối đã kết tinh toàn bộ tâm trạng của nhà thơ, kết tinh tất cả sự bâng khuâng, nhớ tiếc, một nỗi buồn trong trẻo mông lung và sâu không thấy đáy.
HĐ3: GV hướng dẫn HS tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
- GV tổng kết lại, HS ghi bài
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả và tác phẩm
a. Tác giả 
- 704-754
- Quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).
- Đỗ tiến sĩ năm khai nguyên thứ 11 (723), làm quan đến chức Tư Huân Viên ngoại lang.
- Thơ ông còn truyền lại hơn 40 bài, một số lượng không nhiều so với các nhà thơ đương thời. Song chỉ với Hoàng Hạc lâu, tên tuổi của ông đã lưu danh thiên cổ.
b. Tác phẩm
- Hoàng Hạc lâu: tên một di tích văn hóa nổi tiếng ở phía Tây Nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nằm trên bờ sông Trường Giang, lầu Hoàng Hạc còn là một danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình, nơi mà Lí Bạch đã có cảm hứng viết về cuộc chia tay với cố nhân. Đây cũng là nơi truyền thuyết xưa nói rằng Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng lên tiên.
- Đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc
2. Bố cục 
- Bài thơ được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
- Có thể chia bài thơ theo bố cục:
+ 4 câu thơ đầu: Đề cập trực tiếp đến nguông gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian.
+ 4 câu cuối: Định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng.
3. Tìm hiểu bài thơ
a. 4 câu thơ đầu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
- Ở cặp câu này có sự đối nhau rất chỉnh, đó là sự đối nhau rất chỉnh, đó là sự đối lập giữa quá khứ với hiện tại (tích nhân – thử địa, hoàng hạc khứ - Hoàng Hạc lâu).
 => Với sự đối ngẫu trong một “liên” này, câu thơ đã truyển tải được tâm trạng của nhân vật trữ tình, đó là sự hẫng hụt – nuối tiếc. Nuối tiếc một điều quý giá đã qua và không bao giờ trở lại nữa.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
- Vẫn nói chuyện hạc vàng bay đi không trở lại nhưng ở đây không chỉ có sự đối lập giữa cõi tiên và cõi tục. Hạc vàng đã bay về cõi tiên nên nơi đây, dưới còn trơ lại lầu Hoàng Hạc, trên trời mây trắng bay chơi vơi, dường như còn mong nhớ tiếc nuối điều gì đó. 
=> 4 câu thơ đầu tập trung tả cảnh và giải thích lầu Hoàng Hạc. Bàn chuyện xưa và nay để thể hiện tâm trạng, nghĩ suy. Đó là suy nghĩ mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc, triết lí về sự còn – mất, về sự vô hạn và hữu hạn của trời đất và nhân sinh.
- NT: 
+ Trong 3 câu thơ đầu, tác giả lặp đi lặp lại tới 3 từ hoàng hạc 
=> Hạc vàng là biểu tượng cho những điều quý giá và đẹp đẽ nhưng không trở lại nữa. Việc nhắc lại nhiều lần như vậy làm nổi bật tâm trạng của con người đối với những điều quý giá đã qua.
+ Câu thơ thứ 4 sử dụng tới 5/7 thanh bằng đã gợi tả rất thành công cảm giác hẫng hụt và tiếc nuối; thể hiện vẻ ngưng trệ như không muốn trôi đi của những đám mây. 
b. 4 câu cuối
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
- 2 câu luận nhưng lại tả thực và có sự đối ngẫu. Câu thơ mở ra một không gian rộng và sáng trong. Một cảnh cõi trần thật đẹp, có ánh nắng soi xuống dòng sông như một tấm gương khổng lồ với hàng cây tươi tốt soi bóng. Giữa mặt sông sáng trong ấy là màu xanh tươi mơn mởn của cỏ cây mùa xuân.
=> Sau những phút giây đắm chìm cùng huyền thoại, nhân vật trữ tình lại trở về với hiện thực. Một bức họa thật đẹp được dựng lên: bức họa về một lầu Hoàng Hạc soi bóng dòng Trường Giang và cùng với hình ảnh của cây cối, của cỏ xanh.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
- 2 câu kết tạo ra sự đối lập với 2 câu luận: đối lập giữa không gian thực – không gian tâm tưởng. Có sự chuyển động về thời gian, từ khi ánh nắng còn chan hòa đã chuyển sang buổi hoàng hôn mờ khói.
=> Trong thơ ca cổ, các nhà thơ Đường có thói quen sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, nhất là hay dùng thiên nhiên để gợi tả tâm trạng mà “hoàng hôn nhớ nhà” là một tứ thơ quen thuộc của Đường thi.
- Ngoài nỗi nhớ quê hương, nếu nối với mạch cảm xúc toàn bài thơ có thể hiểu thêm rằng hương quan hà xứ thị không chỉ là câu hỏi Quê hương ở nơi nào? mà còn có thể hiểu rộng là Nơi nào để dừng chân, nơi nào là nơi có thể là nơi bình yên để sống?. Đây là vấn đề có ý nghĩa triết lí.
=> 4 câu thơ cuối cùng với nội dung tả thực cảnh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật trữ tình đã làm cho câu chuyện lầu Hoàng Hạc và người xưa gần hơn với cuộc đời.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ không chỉ nhắc đến truyền thống, nguồn gốc và vị trí của lầu Hoàng Hạc trong không gian thực và không gian ảo mà còn thể hiện được những vấn đề triết lí nhân sinh có ý nghĩa: sự còn- mất, hiện tại – quá khứ…
- Thể hiện những trăn trở với cuộc đời, tấm lòng tha thiết với quê hương.
2. Nghệ thuật
- Vận dụng linh hoạt luật thơ và sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ.
- Sử dụng thanh điệu tài tình kết hợp với sử dụng hình ảnh, gieo vần tinh tế…
 V. Củng cố - luyện tập
 Câu 1: Toàn bài thơ tất cả cảnh đều đẹp, tại sao tác giả lại “khiến người buồn”?
Câu 2: Cùng thể hiện đề tài “tâm sự hoài hương” – một đề tài không xa lạ trong văn thơ cổ điển, cách thể hiện của tác giả có gì độc đáo và mới mẻ?
VI. Kiểm tra đánh giá

File đính kèm:

  • doclau hoang hac.doc
Giáo án liên quan