Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 88, 89

A.Mục đích yêu cầu:

Giúp HS:

-Nắm các tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo quan niệm ngày nay

-Nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa

-Vận dụng những hiểu biết nói trên để tìm hiêut tác phẩm văn học.

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 - TLTK

 -Thiết kế bài học

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

 C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ

-Những lời nói, hành động nào bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải? Cảm nghĩ của em về nhân vật Từ Hải?

 3.Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 88, 89, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Làm văn
Tiết : 88,89 VĂN BẢN VĂN HỌC
Ngày soạn: 08/04/2010 
 A.Mục đích yêu cầu:
Giúp HS:
-Nắm các tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo quan niệm ngày nay
-Nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa
-Vận dụng những hiểu biết nói trên để tìm hiêut tác phẩm văn học.
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 - TLTK
 -Thiết kế bài học
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
 C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
-Những lời nói, hành động nào bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải? Cảm nghĩ của em về nhân vật Từ Hải?
 3.Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài giảng:
HĐ 1: Tìm hiểu tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
-TT 1: Trong các văn bản: Chiếc lược ngà(1), Mùa xuân nho nhỏ(2), Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000(3), Báo cáo chính trị(4), văn bản nào thuộc VBVH.Vì sao?
(1), (2): VBVH (hư cấu, hình tượng)
(3), (4): không phải VBVH
-TT 2: VBVH hiểu theo nghĩa nào?
-TT 3: Nêu những tiêu chí của VBVH?
HĐ 2: Tìm hiểu cấu trúc của VBVH
-TT 1: HS đọc VD 
-TT 2: Các từ ngữ: loắt choắt, thoăn thoắt…và âm thanh của nó gợi cho người đọc cái gì?
-TT 3: Tìm hiểu ngôn từ của VBVH cần tìm hiểu vấn đề gì?
-TT 4: Tìm hình tượng trong bài ca dao: “ Trong đầm…” và câu thơ của Mãn Giác thiền sư?
-TT 5: Hình tượng trong tác phẩm văn học là gì?
 *Hết tiết 1
-TT 6: Hình tượng hoa sen, nhành mai có ý nghĩa như thế nào?
-TT 7: Việc hiểu tầng hàm nghĩa của VBVH có tác dụng như thế nào?
HĐ 3:Tìm hiểu quá trình từ VBVH đến tác phẩm VH
-TT 1:Từ VBVH đến việc hiểu cảm thụ tác phẩm VH phải trải qua quá trình như thế nào?
-TT 2:Muốn hiểu sâu sắc tác phẩm VH người đọc cần phải làm gì?
HĐ 4: Củng cố, luyện tập
TT 1: HS đọc ghi nhớ sgk/121
TT 2: GV gợi ý HS làm bài tập 1
I.Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:
 1.Văn bản văn học 
-Nghĩa rộng: văn bản sử dụng ngôn từ nghệ thuật
-Nghĩa hẹp: sáng tác nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu ,sáng tạo.®Văn bản văn học hiểu theo nghĩa hẹp.
ÞLà những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và phá thế giới tình cảm và tư tưởng , thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
 2.Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật: có tính hình tượng, tính thẩm mĩ cao ( trau chuốt, gợi cảm, hàm súc , đa nghĩa).
 3.Mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định , theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.
II.Cấu trúc của văn bản văn học:
 1.Tầng ngôn từ-từ ngữ âm đến ngữ nghĩa
Phân tích ví dụ:
Đoạn thơ gợi ra cho người đọc:
Hình ảnh chú bé giao liên: nhỏ nhưng nhanh nhẹn : dựa vào ý nghĩa từ ngữ và âm thanh của các từ: loắt choắt, thoăn thoắt…
 b.Nắm: -Ngữ nghĩa: nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn
 -Ngữ âm: âm thanh gợi ra khi đọc 
 2.Tầng hình tượng:
-Ví dụ: +Bài ca dao: “ Trong đầm gì đẹp..”: hình tượng: hoa sen
 +Câu thơ của Mãn Giác : hình tượng: cành mai(mùa xuân)
-Vậy: Tác giả dùng ngôn từ nghệ thuật để xây dựng nên hình tượng văn học.(phản ánh hiện thực khái quát bằng hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình)
 3.Tầng hàm nghĩa:
-Ví dụ:
 + Hình tượng hoa sen: ca ngợi vẻ đẹp trong sạch, cao quý của hoa sen để nói lên sự trong sạch trong tâm hồn con người.Đó là phẩm chất đang quý của con người.
 +Hình tượng nhành mai nở khi mùa xuân tàn: quy luật của thiên nhiên, có sự tuần hoàn, bất diệt.
®Ý nghĩa của hình tượng chính là tầng hàm nghĩa của VBVH
-Cần : Hiểu tầng hàm nghĩa( nghĩa ẩn kín) của văn bản.
 Hiểu được tầng hàm nghĩa: giúp tâm hồn, trí tuệ của chúng ta phong phú, sâu sắc hơn.
III.Từ văn bản đến tác phẩm văn học:
-Văn bản văn học khi được người đọc đọc, hiểu được các tầng nghĩa sâu xa thì mới trở thành tác phẩm văn học.
-Người đọc muốn hiểu sâu sắc tác phẩm văn học phải tìm hiểu, suy nghĩ, nghiên cứu.
IV.Luyện tập:
Bài tập 1/121
 a.Cấu trúc 2 đoạn tương tự như nhau:
-Câu đầu: câu hỏi về 1 hiện tượng nhìn thấy trên đường
-Ba câu tiếp: tả kĩ đặc điểm của 2 nhân vật: mắt, miệng, nét mặt, cử chỉ
-Câu cuối vừa là câu hỏi, vừa là nỗi băn khoăn về “nơi dựa”
 b.Từ những hình tượng, phát hiện ra nơi dựa trong cuộc sống: nó thuộc về tinh thần, tình cảm.Đứa con là niềm tin để người mẹ sống, bà cụ già nua là chỗ dựa , là sức mạnh để đứa cháu chiến thắng kẻ thù.
ÞSống với hi vọng vào tương lai, nhớ ơn quá khứ đó là những tình cảm làm nên phẩm giá nhân văn của con người.
D Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
-Nắm vững cấu trúc của một VBVH
-Học bài, làm bài tập 2,3 sgk/122,123
-Soạn bài: Thực hành phép điệp và phép đối
 +Xem lại lý thuyết về phép điệp & phép đối
 + Làm các bài tập sgk/124 để tiết sau thực hành.

File đính kèm:

  • doc88,89-Van ban van hoc-Dao.doc
Giáo án liên quan